Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, CN Nghệ An (Trang 102)

- Tỷ lệ thu nhập dịch vụ/Tổng thu nhập bán lẻ

3.4.3.1Những hạn chế còn tồn tại

∗ Tỷ trọng doanh thu bán lẻ phi tín dụng chưa xứng đáng với tiềm năng

Với nền tảng công nghệ hiện đại, nhân lực trình độ cao, số lượng khách hàng tương đối lớn thì doanh thu từ dịch vụ bán lẻ chưa đạt mục tiêu đề ra của chi nhánh. Nhất là đối với tỷ trọng thu từ dịch vụ ngân hàng hiện đại. Tất nhiên, trong giai đoạn đầu triển khai ngân hàng sẽ chấp nhận không thu phí đối với các dịch vụ này hoặc thu rất thấp nhằm mục tiêu gia tăng quy mô khách hàng và hình ảnh của ngân hàng.

∗ Trình độ quản trị tài sản còn thấp

Trình độ quản trị tài sản thấp, khả năng quản trị rủi ro (rủi ro an toàn hoạt động, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng...) còn non kém và chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Do hoạt động bảo lãnh hiện tại được xếp vào nhóm dịch vụ nên một số chi nhánh chưa thực sự quan tâm đến nội dung tín dụng của dịch vụ. Việc trả tiền thay cho doanh nghiệp đã xuất hiện, còn phổ biến tình trạng phát hành bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho các doanh nghiệp năng lực tài chính yếu, đấu thầu cạnh tranh không lành mạnh, không có năng lực để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh dẫn đến tiềm ẩn rủi ro hoặc phát sinh khiếu kiện gây mất uy tiến cho NH. Tuy nhiên, do chi nhánh mới thành lập, dư nợ tăng trưởng mạnh nên tỷ lệ nợ quá hạn vẫn đang ở mức độ chấp nhận được.

∗ Chất lượng một số sản phẩm dịch vụ còn thấp, chưa tạo ra ưu thế cạnh tranh

trên thị trường (ví dụ như: dịch vụ thẻ, chuyển tiền quốc tế...). Dịch vụ thẻ là dịch vụ mũi nhọn đối với một số NHTM trên địa bàn. Tuy nhiên, do chi nhánh đi vào hoạt động chưa lâu nên số lượng thẻ phát hành rất hạn chế. Mặt khác, một số dịch vụ hiện đại mới triển khai chưa đạt hiệu quả. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ cung cấp chưa mang nhiều tính năng trong một sản phẩm. Các loại hình sản phẩm dịch vụ còn chưa đa dạng, nhiều thị trường dịch vụ tiềm năng chưa khai thác hết. Hệ thống dịch vụ ngân hàng đơn điệu, chủng loại nghèo nàn, chất lượng chưa cao. Hệ thống dịch vụ còn chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng nền về các dịch vụ truyền thống.

∗ Mạng lưới hoạt động được chú trọng nhưng chưa khai thác triệt tiềm năng

của thị trường. Chi nhánh Nghệ An chỉ nắm thị phần nhỏ trên địa bàn. So với ngân hàng bạn khai trương cùng một thời điểm thì chi nhánh có sự phát triển hơn. Song nếu so sánh với toàn thị trường chỉ thị phần của chi nhánh rất hạn chế. Có sự hạn chế này là vì chi nhánh mới khai trương và đi vào hoạt động vào cuối năm 2008. Mặt khác, do tiềm lực tài chính (toàn hệ thống SHB) chưa cao nên chi nhánh chưa chú trọng vào phát triển ngân hàng tự động thực hiện đa dịch vụ. Hiện nay, Chi nhánh mới chỉ lắp đặt được 01 máy ATM chỉ thực hiện được chức năng rút tiền và chuyển khoản.

phẩm dịch vụ tiện ích, chưa chịu đựng với áp lực cạnh tranh thị trường nhiều, ứng phó với thị trường còn kém. Chính sách marketing chưa tạo động lực phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Marketing ngân hàng còn yếu, chưa thực sự được quan tâm và chú trọng. Ngân hàng chưa xây dựng và phát triển chiến lược khách hàng, hệ thống thông tin quản lý khách hàng đã có nhưng chưa hiệu quả. Khả năng tiếp thị và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn nhiều hạn chế và chưa phát triển.

3.4.3.2.Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

a- Về Luật pháp

Hệ thống pháp luật liên quan đến phát triển dịch vụ ngân hàng còn bất cập, chưa hoàn chỉnh và đồng bộ:

- Hệ thống pháp luật ngân hàng chưa hoàn chỉnh, đồng bộ và phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời chậm đổi mới, hoàn thiện so với yêu cầu phát triển kỹ thuật công nghệ hiện đại và triển khai rộng rãi các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Luật Ngân hàng Nhà nước, luật các TCTD, Luật Lao động, Luật Doanh nghiệp, Luật Phá sản... còn nhiều điểm chưa thuận lợi cho hoạt động của NHNN và các TCTD trong cơ chế thị trường. Luật Giao dịch điện tử chậm được ban hành đã hạn chế sự phát triển của thương mại điện tử, dịch vụ ngân hàng điện tử. Cơ chế quản lý, đặc biệt cơ chế tài chính, lao động của tổ chức tín dụng còn mang tính phân biệt, đối xử giữa các loại hình của TCTD thuộc thành phần kinh tế.

- Năng lực điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) va lãi suất của NHNN còn hạn chế: Quy mô và hiệu quả các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ còn nhỏ. Cơ chế điều hành lãi suất chưa được vận hành hữu hiệu, thiếu hệ thống lãi suất chủ động để định hướng lãi suất thị trường.

- Chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá còn bất cập, chưa khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch trên thị trường ngoại hối. Chính sách quản lý ngoại hối chậm được đổi mới theo hướng tự do hoá giao dịch vãng lai và nới lỏng kiểm soát các giao dịch vốn một cách thận trọng tạo ra hạn chế nhất định đối với việc cung ứng vốn của các TCTD và các nhu cầu của tổ chức, cá nhân

về dịch vụ ngân hàng. Hiệu lực chính sách quản lý ngoại hối còn thấp, chưa thu hút được một khối lượng đáng kể ngoại tệ đang trôi nổi trên thị trường, ngoài tầm quản lý, kiểm soát của ngân hàng.

b. Về quản lý nhà nước, cải cách hành chính

Các cơ quan quản lý nhà nước chưa đánh giá đúng và đầy đủ về những yêu cầu đối với môi trường pháp lý, điều kiện hoạt động.... để khuyến khích và đảm bảo sự phát triển an toàn, hiệu quả của hệ thống ngân hàng, do đó chưa có chiến lược và giải pháp hỗ trợ phát triển dịch vụ ngân hàng một cách có hệ thống. Việc quản lý hành chính đối với các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn nặng nề, cải cách hành chính còn chậm và còn nhiều bất cập. Đây là nguyên nhân quan trọng và cùng với những hạn chế về môi trường kinh tế - xã hội - pháp luật - công nghệ chưa thực sự tạo nên môi trường thuận lợi cho dịch vụ ngân hàng phát triển.

c- Về môi trường kinh tế - xã hội - văn hoá

Trình độ phát triển nền kinh tế nước ta thấp và môi trường kinh tế vĩ mô còn khó khăn, yếu kém làm hạn chế khả năng cung ứng và nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng: Quy mô nền kinh tế còn nhỏ. Năm 2009, GDP ước đạt trên 50 tỷ USD và bình quân đầu người đạt trên 600 USD, còn rất thấp so với nhập thấp. Năng lực tài chính và hoạt động của các tổ chức, cá nhân còn nhiều yếu kém. Sử dụng các dịch vụ ngân hàng chưa trở thành thói quen và văn hoá tiêu dùng của công chúng. Điều này dẫn đến nhu cầu của nền kinh tế về dịch vụ ngân hàng còn hạn chế và môi trường ngân hàng rủi ro.

Khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu đã có tác động lan toả rất lớn đến nền kinh tế các quốc gia, tuỳ theo mức độ hội nhập của mỗi quốc gia đối với nền kinh tế toàn cầu, mà mức độ ảnh hưởng là khác nhau. Đối với nền kinh tế nước ta nói chung và hệ thống tài chính nói riêng cũng như với Sài Gòn - Hà Nội, CN Nghệ An chịu tác động ảnh hưởng không nhỏ. Đầu năm 2008 tăng trưởng trong nước suy giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân công, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán tụt dốc, …nhiều doanh nghiệp và cá nhân rơi vào tình trạng phá sản, không

có khả năng trả nợ ngân hàng, khiến cho hoạt động tín dụng của các NHTM cũng như của Sài Gòn - Hà Nội, CN Nghệ An gặp nhiều khó khăn, nợ xấu và nợ quá hạn của ngân hàng tăng cao. Kéo theo các DVNH khác của ngân hàng bị ảnh hưởng như dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, …

Những tháng cuối năm 2008, tình hình lạm phát đột ngột đảo chiều, nền kinh tế trong nước có nhiều khởi sắc. Trước những diễn biến mới của tình hình kinh tế, NHNN đã từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ bằng các giải pháp linh hoạt để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động ngăn ngừa suy giảm kinh tế. Điều này khiến cho nhiều hoạt động dịch vụ của Sài Gòn - Hà Nội, CN Nghệ An có nhiều cơ hội phát triển.

Như vậy, trong bối cảnh môi trường kinh doanh nhiều biến động, cơ chế chính sách thay đổi, kinh tế khó khăn đã làm phát sinh nhiều loại rủi ro như: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng với nguy cơ nợ xấu và nợ quá hạn tăng cao... đã tác động rất lớn đến hoạt động của các NHTM nói chung và Sài Gòn - Hà Nội, CN Nghệ An nói riêng.

d- Về khoa học công nghệ

Hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông quốc gia còn thiếu bất cập, phân tán, nhỏ là thiếu đồng bộ. Hạ tầng công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán chưa đạt đến trình độ tiên tiến để hỗ trợ cho quá trình phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, còn khoảng cách xa và có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Hệ thống tính toán, xử lý và truyền thông chưa được phát triển đủ mạnh, còn lạc hậu về thiết bị và công nghệ. Mạng truyền số liệu quốc gia chất lượng chưa ổn định, tốc độ chậm, chi phí cao đã làm ảnh hưởng đến mạng công nghệ thông tin ngành ngân hàng. Các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông trong nước chưa đủ khả năng cung cấp các dịch vụ, giải pháp công nghệ tiên tiến để hỗ trợ cho ngành ngân hàng triển khai các dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống công nghệ thông tin chưa được triển khai đồng bộ dẫn đế trình độ phát triển không đồng

đều, không tương thích về giải pháp công nghệ giữa các TCTD. Mức độ tự động hoá các giao dịch ngân hàng còn thấp, nhiều quy trình, nghiệp vụ ngân hàng còn xây dựng trên nền tảng xử lý thủ công hoặc cơ giới hoá chưa tự động hoá. Hệ thống thanh toán quốc gia và hệ thống thanh toán trong nội bộ các NHTM còn chưa được hiện đại hoá đồng bộ và còn nhiều bất cập. Khả năng kết nối mạng cục bộ của ngân hàng với mạng thanh toán quốc gia và của các ngân hàng với nhau còn nhiều khó khăn do trình độ công nghệ thông tin của các ngân hàng không đồng đều, mật độ cơ sở cung cấp dịch vụ ngân hàng còn mỏng và hạ tầng viễn thông quốc gia còn yếu kém.

e -Về thị trường tài chính, tiền tệ trong nước

Thị trường vốn và thị trường tiền tệ phát triển chậm, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của các TCTD về huy động vốn và đầu tư làm hạn chế khả năng đa dạng hoá kinh doanh và phòng ngừa rủi ro: Thị trường tài chính hoạt động thiêu cân bằng, nhất là thị trường vốn dài hạn đáp ứng nhu cầu rất lớn của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo ra áp lực cho ngân hàng phát triển kém bền vững do tập trung tín dụng và tăng trưởng tín dụng quá nóng. Rủi ro sai lệch kỳ hạn và rủi ro thanh khoản ngày càng lớn khi các TCTD mở rộng cho vay trung, dài hạn không tương xứng với cơ cấu nguồn vốn.

Trước tình hình đó, NHNN đã sử dụng đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô gây ra tình trạng thiếu hụt thanh khoản cho các ngân hàng, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng cũng bị đẩy lên cùng lạm phát, xảy ra hiện tượng sốt lúa gạo do tin đồn và đầu cơ...điều này ảnh hưởng mạnh đến tình hình huy động vốn của Sài Gòn - Hà Nội, CN Nghệ An. Trong năm Sài Gòn - Hà Nội, CN Nghệ An đã liên tục điều chỉnh tăng lãi suất huy động vốn từ dân cư lên mức kỷ lục khiến cho lượng vốn huy động tăng mạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

f- Thói quen sử dụng tiền mặt trong chi tiêu của người dân ảnh hưởng tới

Với một thị trường rộng lớn với hơn 86 triệu dân, đây là một tiềm năng to lớn để phát triển các DVNH bán lẻ nói chung và DVNH hiện đại nói riêng. Dù ngành ngân hàng đã sẵn sàng từ lâu, nhưng thói quen tiêu tiền mặt khó bỏ của người tiêu dùng là rào cản lớn nhất cho quá trình thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Sở dĩ như vậy một mặt là do các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt nam chưa thực sự tiện ích và chưa tiếp cận được mọi người dân. Đại đa số công chúng Việt Nam chưa sử dụng nên chưa biết được các tiện ích của DVNH, các DVNH nhất là dịch vụ thẻ thanh toán chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn với các loại hình kinh doanh chủ yếu là nhà hàng, khách sạn, các hãng sản xuất lớn…nên còn xa lạ với số đông người Việt nam. Bên cạnh đó, lỗi của hệ thống, phí cao, dịch vụ nghèo nàn…cũng là những lý do khiến người tiêu dùng không mặn mà với quẹt thẻ và chuyển khoản.

Một hạn chế nữa là do tâm lý người Việt rất ngại để người khác biết thu nhập của mình, kể cả trong trường hợp các nguồn thu nhập là hoàn toàn hợp pháp chứ chưa nói tới những nguồn thu nhập “không tên”. Họ sợ bị lộ bí mật đời tư… nên nhiều người không mặn mà trong mở tài khoản ở ngân hàng nếu mục tiêu chỉ phục vụ cho nhu cầu chi tiêu cá nhân.

g - Hạ tầng công nghệ nói chung, CNTT nói riêng và viễn thông quốc gia

cũng nhiều bất cập, phân tán, nhỏ lẻ và thiếu đồng bộ

Hệ thống CNTT, hệ thống viễn thông quốc gia không thể hỗ trợ cho quá trình phát triển, nâng cao chất lượng DVNH. Mặc dù đã có những cải tiến đáng kể song tốc độ phát triển và ứng dụng CNTT trong ngân hàng cũng chậm, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin truyền thông cũng yếu, dung lượng đường truyền thấp, giá thành đắt, CLDV không ổn định chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện hoạt động ngân hàng cũng như yêu cầu về hội nhập với khu vực và quốc tế. Mức độ tự động hoá các giao dịch ngân hàng cũng thấp, nhiều qui trình nghiệp vụ ngân hàng được xây dựng trên nền tảng xử lý thủ công hoặc cơ giới hoá chưa phù hợp với phương thức tự động hoá. Hiện tại, hệ thống thanh toán quốc gia và hệ thống thanh toán trong nội bộ các NHTM cũng nhiều bất cập và chưa được hiện đại hoá

đồng bộ, hệ thống chuyển mạch của các ngân hàng cũng không đồng bộ nên không kết nối được theo mô hình nhất thể hoá mạng thanh toán quốc gia. Hệ thống thông tin quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh doanh và hoạch định chiến lược.

Nguyên nhân chủ quan

a -Danh mục dịch vụ ngân hàng hiện đại

Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, CN Nghệ An mặc dù đã hoàn thiện dần theo nhu cầu của khách hàng song chưa thực sự phát triển theo hướng dịch vụ ngân hàng hiện đại. Danh mục những sản phẩm truyền thống như tiền gửi tiết kiệm, sản phẩm cho vay đã gần hoàn thiện và được chú trọng hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, CN Nghệ An (Trang 102)