Triển khai các hoạt động marketing hỗ trợ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, CN Nghệ An (Trang 66)

- Tỷ lệ thu nhập dịch vụ/Tổng thu nhập bán lẻ

2.3.5.3Triển khai các hoạt động marketing hỗ trợ

Hoạt động marketing trong một ngân hàng để phát triển sản phẩm bao gồm các khâu công việc như sau:

- Nghiên cứu môi trường marketing gồm môi trường vi mô như nghiên cứu về thị trường, nghiên cứu về khách hàng, đối thủ cạnh tranh,… và môi trường vĩ mô: môi trường kinh tế, môi trường chính trị pháp luật, môi trường công nghệ,… Nhiệm vụ của marketing lúc này là phải thiết lập một hệ thống thông tin và nghiên cứu marketing nhằm nhận diện, xác định được mức độ, tính chất, phạm vi ảnh

hưởng của mỗi một yếu tố của môi trường tới hoạt động marketing nhằm phát hiện ra các cơ hội thị trường, phát hiện các rủi ro trong kinh doanh, phân tích khả năng của ngân hàng về cả điểm mạnh và điểm yếu nhằm giảm thiểu những điểm bất lợi, khai thác tối đa năng lực để tiếp nhận cơ hội, chống đỡ với rủi ro. Quá trình này diễn ra liên tục và thường xuyên để cung cấp những thông tin đầy đủ nhất, chính xác, kịp thời và hữu ích nhất cho các quyết định marketing. Với các hoạt động phát triển sản phẩm ngân hàng, cần nghiên cứu thị trường và nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ ngân hàng, hoạt động của đối thủ cạnh tranh, chính sách và pháp luật của nhà nước để xác định các cơ hội kinh doanh của các dịch vụ ngân hàng.

- Thiết lập các chiến lược và kế hoạch marketing nhằm định hướng hoạt động marketing cũng như hoạt động của ngân hàng nhằm đạt mục tiêu đề ra. Trong quá trình này tùy mức độ quan trọng của mỗi công việc mà người làm marketing phải vạch ra được các chính sách, thiết lập các chiến lược và cụ thể hóa bằng các kế hoạch và chương trình marketing, hoạch định và triển khai các biện pháp marketing cụ thể để thực hiện như chiến lược thị trường, chính sách khách hàng, chính sách sản phẩm, chính sách phân phối,… và sự phối hợp giữa các chính sách này, phối hợp các hoạt động của các bộ phận chức năng khác hoạt động theo tư tưởng marketing. Trong đó chính sách sản phẩm có vai trò trực tiếp trong việc phát triển sản phẩm của ngân hàng.

- Tiến hành tổ chức marketing bao gồm tổ chức bộ phận marketing trong ngân hàng cũng như cách thức phối hợp với các bộ phận khác nhau để thực hiện những hoạt động đã vạch ra. Thực hiện tốt các hoạt động marketing đã được đề ra trong kế hoạch, chiến lược đã hoạch định bằng các biện pháp cụ thể: giá cả, sản phẩm, phân phối và xúc tiến hỗn hợp.

Ngoài việc cung cấp được các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao các ngân hàng còn phải chú trọng vào công tác truyền thông để khách hàng có thể biết đến sản phẩm dịch vụ của mình. Hoặc nếu ngân hàng đưa ra rất nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ nhưng dựa trên nhu cầu của khách hàng thì những sản phẩm đó sẽ

không được ứng dụng cao. Marketing là công cụ vô cùng hữu hiệu để có thể phát triển các loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới.

2.4. Xu hướng và kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trênthế giớithế giới thế giới

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, CN Nghệ An (Trang 66)