- Đào tạo lại: Khi doanh nghiệp mở rộng cơ cấu
1.6.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
- Chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong nền kinh tế.
Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội bao gồm xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Chiến lược được đề ra có cả ngắn hạn và dài hạn: Từ thủ tướng chính phủ đến bộ ngành, tỉnh, quận huyện, đơn vị cơ sở đều phải có phương hướng chiến lược để đào tạo nhân lực. Chủ trương đường lối của nhà nước bao gồm đầu tư cho các ngành nghề, để các bộ ngành xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo, vì vậy hầu hết các ngành đều có trường đào tạo chuyên môn cho cán bộ ngành. Ngoài ra nhà nước cấp phép cho các cơ sở giáo dục nước ngoài, hay tư nhân đầu tư mở các trường lớp đào tạo nếu đạt yêu cầu. Hơn nữa, nhà nước còn cấp kinh phí cho lao động đi học. Ví dụ, trên thực tế, các cấp trung ương hàng năm thường cấp học bổng du học nước ngoài cho những lao động hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc… Các sở hay ủy ban nhân dân tỉnh thường cấp học phí cho lao động học thạc sĩ, văn bằng 2, tiếng anh…, các đơn vị tổ chức cho lao động của mình đi học các khóa học ngắn hạn để nâng cao nghiệp vụ…
- Hệ thống cơ sở đào tạo trong xã hội và sự đầu tư cho đào tạo.
Hệ thống cơ sở đào tạo gồm trường lớp, chương trình, học liệu, thầy cô giáo, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo. Việc xây dựng được hệ thống này phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, đã có vốn thì việc đầu tư phải tốt mới có hiệu quả cao. Năng lực của hệ thống cơ sở đào tạo trong xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến việc đào tạo nhân lực về số lượng, chất lượng, cơ cấu nhân lực cho các doanh nghiệp, vì ngoài đào tạo tại nơi làm việc, thì doanh nghiệp còn đưa lao động đi đào tạo ở ngoài, nếu các hệ thống cơ sở ngoài doanh nghiệp không tốt sẽ dẫn đến đào tạo kém, không có hiệu quả, lao động được đào tạo mà không có tiến bộ.
Môi trường nhân lực bên ngoài có tính cạnh tranh rất cao. Hàng năm, lượng sinh viên mới tốt nghiệp có kiến thức, lượng lao động dày dặn kinh nghiệm và kỹ năng làm việc luôn sẵn sàng ứng tuyển vào các vị trí trong các doanh nghiệp. Nếu nhân lực bên ngoài tốt, doanh nghiệp sẽ hút nhân lực từ ngoài vào, nhân lực bên trong nếu không tốt sẽ bị đào thải. Điều này sẽ thúc đẩy lao động học hỏi để vươn lên nếu không muốn mất đi vị trí đang có.