- Đào tạo lại: Khi doanh nghiệp mở rộng cơ cấu
1.6.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp
- Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Mỗi một doanh nghiệp có những chiến lược kinh doanh riêng để tạo lợi thế cạnh tranh cho mình. Trọng tâm của chiến lược đó phải là nguồn nhân lực, muốn vậy hoạt động quản trị đào tạo phải bám sát vào chiến lược kinh doanh chung để đưa ra những hoạt động đào tạo phù hợp. Đào tạo nguồn lao động cho những kế hoạch kinh doanh trong tương lai là công tác đầu tư có lãi.
- Cơ cấu tổ chức và năng lực cán bộ quản lý đào tạo của bộ phận nhân lực
DK K
MK K
Quản trị đào tạo cần tính đến cơ cấu tổ chức của bộ phận nhân lực, Bộ phận nhân lực, đặc biệt là bộ phận đào tạo nhân lực càng chuyên nghiệp thì công tác đào tạo nguồn nhân lực càng hiệu quả, tránh được đào tạo lãng phí, đào tạo xong lại không sử dụng ngay sẽ dẫn đến mai một kiến thức kỹ năng làm việc.
- Năng lực đào tạo của doanh nghiệp:
Khả năng đào tạo tại chỗ của doanh nghiệp thế nào, Doanh nghiệp có khả năng tự đào tạo được hay thuê ngoài. Nếu doanh nghiệp có thể tự đào tạo sẽ tiết kiệm được chi phí cho đào tạo, và tự nắm bắt được tình hình nhân sự của công ty mình. Ngược lại, thuê ngoài tốn kém và không tự nắm bắt được nhưng nhân sự được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản hơn
- Điều kiện môi trường cho việc học:
Ở doanh nghiệp, không chỉ quan tâm đến đào tạo mà môi trường cho nhân viên tự học cũng phải đảm bảo, doanh nghiệp có thể mở các buổi ngoại khóa, thảo luận, hội thảo để nhân viên học hỏi nhau. Trong môi trường tốt, nhân viên sẽ dễ tiếp thu và tự nắm bắt được nhiều kỹ năng, kiến thức
- Môi trường cạnh tranh nhân lực và chính sách đãi ngộ sau đào tạo bên trong doanh nghiệp:
Không phải chỉ cạnh tranh với môi trường bên ngoài, việc cạnh tranh trong doanh nghiệp sẽ thúc đẩy lao động học để vươn lên, lao động này giỏi thì buộc lao động khác phải học hỏi, phấn đấu, thi đua để đạt thành tích cao trong công việc. Ngoài ra chính sách đãi ngộ sau đào tạo sẽ là động lực để nhân viên cạnh tranh thi đua đạt thành tích trong công việc.
- Trình độ năng lực, chuyên môn nghề nghiệp của người lao động
Đây là một yếu tố rất quan trọng trong công tác quản trị đào tạo của một doanh nghiệp. Bởi nếu trình độ của đội ngũ nhân viên, kể cả các nhà lãnh đạo thấp thì sẽ tốn thêm kinh phí đào tạo, đôi khi đào tạo mà không thu được kết quả gì. Vì vậy, các doanh nghiệp khi tuyển dụng đều rất quan trọng trình độ của người tuyển dụng để tránh phải mất thêm chi phí đào tạo.
- Nguồn kinh phí dành cho đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Kinh phí đào tạo là một yếu tố rất quan trọng đóng vai trò quyết định đối với hầu hết các chương trình đào tạo. Tất cả các doanh nghiệp đều dành ra một lượng
ngân sách nhất định cho đào tạo. Lượng kinh phí này càng lớn thì hoạt động quản trị càng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn hình thức đào tạo, lựa chọn người đào tạo...Ngược lại, nếu không có kinh phí hoặc kinh phí quá ít thì sẽ không thể thực hiện được công việc, cũng như nếu có thực hiện được thì kết quả sẽ không cao và không như mong muốn.