Hoàn thiện việc xác định nhu cầu đào tạo nhân lực

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Hoàn thiện quản trị đào tạo tại Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng (Trang 66)

- Đào tạo lại: Khi Tổng công ty mở rộng cơ cấu ch

3.2.1. Hoàn thiện việc xác định nhu cầu đào tạo nhân lực

Xác định nhu cầu đào tạo là khâu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo, nó quyết định đến kế hoạch đào tạo và chất lượng sau đào tạo, cũng như hiệu quả của việc áp dụng kiến thức sau đào tạo. Có xác định nhu cầu đào tạo đúng thì mới có kế hoạch đào tạo tốt và kết quả đào tạo mới đạt hiệu quả cao

Tổng công ty phải thực sự chú trọng tới việc xác định nhu cầu đào tạo, coi đó là tiền đề, cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch đào tạo. Muốn vậy, các nhà quản trị của Tổng công ty cần tuân thủ đầy đủ các công đoạn, vận dụng linh hoạt các phương pháp để xác định nhu cầu đào tạo nhân sự của Tổng công ty một cách chính xác và hợp lí.

Không được ghép việc xác định nhu cầu đào tạo với việc xây dựng kế hoạch đào tạo, điều này sẽ khiến nhu cầu được xác định thường là không rõ ràng và thiếu chính xác. Do vậy, cùng với việc tách nội dung này thành một bước riêng trong nội dung công tác đào tạo nhân sự, các nhà quản trị phải có những cơ sở cụ thể để xác định nhu cầu đào tạo được chính xác hơn.

Căn cứ vào các nội dung trên, phòng Tổ chức lao động tiến hành tổng hợp, phân tích để xác định nhu cầu đào tạo nhân sự trong toàn Tổng công ty và sắp xếp thứ tự ưu tiên, trên cơ sở đó xác định mục tiêu đào tạo nhân sự làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch.

Các nhà quản trị của Tổng công ty có thể tham khảo công thức sau thường được dùng để xác định nhu cầu đào tạo nhân sự trong đơn vị mình:

Nhu cầu = Kết quả công việc mong đợi - Kết quả công việc thực tế

Tổng công ty phải thường xuyên nghiên cứu sự biến động của môi trường kinh doanh và kế hoạch kinh doanh để lập ra một kế hoạch đào tạo và phát triển một cách hợp lý tránh được tình trạng đào đạo một cách vội vàng, tốn kém mà không có hiệu quả. Để làm được điều này Tổng công ty nên tiến hành theo các bước sau:

* Thu nhập càng nhiều thông tin dữ liệu phân tích về nguồn lao động càng tốt. Mục tiêu của việc thu thập dữ liệu về cá nhân người lao động trong doanh nghiệp để kiểm tra khả năng thực hiện công việc của họ. Qua đó biết được ai là người thực sự cần được đào tạo và có nhu cầu dào tạo. Việc đánh giá nhu cầu đào

tạo có thể cung cấp những thông tin có ích giúp cho việc phân bố chi phí đào tạo có hiệu quả và đưa ra những phương pháp đào tạo có ích.

Xem xét đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, việc xem xét đó có thể đo lường thông qua chi phí lao động, doanh thu thông qua việc đánh giá những tiêu thức này, doanh nghiệp có thể hiểu được những khó khăn trên cơ sở những kết quả của quá trình khác.

* Phân tích doanh nghiệp

- Phân tích doanh nghiệp là phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình quản lý, sử dụng lao động trong Tổng công ty. Đồng thời kết hợp với một số yếu tố khác như nhu cầu của thị trường, biến động môi trường kinh doanh...

Việc phân tích doanh nghiệp có thể đưa ra tất cả các kĩ năng, và hành vi cần phải có cho công việc và tiêu chuẩn để thực hiện công việc một cách thích hợp. Giá trị của việc phân tích này sẽ giúp doanh nghiệp định hướng được mục tiêu đào tạo đồng thời cũng đưa ra tiêu chuẩn đánh giá kết quả chương trình đào tạo. Để tổng công ty đưa ra kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới.

Trên cơ sở để chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh mới này là kế hoạch về nhân sự, trong đó:

+ Nếu Tổng công ty có kế hoạch tuyển thêm lao động bên ngoài thì cần nghiên cứu kỹ thị trường lao động và các biện pháp có thể tuyển được nhân viên mới với các phẩm chất như mong muốn đồng thời đưa ra các kế hoạch đào tạo để cho những nhân viên mới theo kịp được với kế hoạch kinh doanh của Tổng công ty đã đề ra.

+ Đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty, nếu Tổng công ty có kế hoạch bổ nhiệm một số cán bộ công nhân viên vào các chức vụ mới để đáp ứng cho yêu cầu của kế hoạch kinh doanh mới thì Tổng công ty phải có các chương trình đào tạo để họ có được các kỹ năng theo yêu cầu công việc.

* Phân tích tác nghiệp

Là phân tích các hoạt động tác nghiệp của nhân viên, phân tích các công việc mà nhân viên đang làm để từ đó tìm ra các phương pháp thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất để nhân viên có thể thực hiện công việc của mình một cách tốt nhất. Góp phần vào việc nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của

toàn Tổng công ty.

* Phân tích nhân viên

Phân tích nhân viên là phân tích các đặc điểm về tính cách khả năng, trình độ của họ để thấy được điểm mạnh, điểm yếu của họ từ đó có các phương pháp đào tạo nhằm phát huy năng lực sở trường của họ, làm được điều này thì công tác đào tạo sẽ đạt được kết quả cao. Vì con người ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu, có những sở trường riêng, nếu họ phát huy được sở trường riêng của mình thì sẽ tạo ra động lực lớn giúp họ thành công cao nhất trong công việc.

Dự đoán những thay đổi trong tương lai liên quan đến sự phát triển kỹ năng và trình độ của người lao động.

Áp dụng những yếu tố cần thiết cho việc xác định nhu cầu đào tạo trên cơ sở đã phân tích.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Hoàn thiện quản trị đào tạo tại Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng (Trang 66)

w