Mô hình hồi quy cho biến tận tâm chuẩn tắc

Một phần của tài liệu Mức độ thỏa mãn và sự tận tâm của nguời lao động tại trung tâm khai thác vận chuyển Luận văn thạc sĩ (Trang 60)

Kết quả hồi quy lần 1 của biếntận tâm chuẩn tắc thể hiệnlà còn lại 2 biến đạt mức ý nghĩa 0.05 (có giá trị Sig. <0.05) đó là các biến phúc lợi và cấp trên. Riêng biến thu nhập có giá trị Sig. là 0.06 nên với mô hình này ta sẽ xét ở mức ý nghĩa 94% để chấp nhận biến độc lập thu nhập tác động đến biến phụ thuộc tận tâm chuẩn tắc.

Bốn biến độc lập còn lại là ‘điều kiện làm việc’ và ‘đào tạo-phát triển’, ‘đồng nghiệp’ và ‘đặc điểm công việc’ thì có hai biến là ‘điều kiện làm việc’ và ‘đào tạo- phát triển’ không có ảnh hưởng rõ rệt đến yếu tố tận tâm chuẩn tắc (giá trị Sig.

bằng 0.355 và 0.392), hai biến độc lập khác là ‘đồng nghiệp’ và ‘đặc điểm công việc’ không tác động đến biến tận tâm chuẩn tắc n ên đã bị loại khỏi mô hình hồi quy trong quá trình xử lý.

Kết quả hồi quy lần 2 với 5 biến độc lập còn lại thể hiện ở Bảng 4.10 sau:

Bảng 4.10: Các thông số thống kê trong mô hình hồi quytận tâm chuẩn tắc

Hệ số chưa chuẩn hóa Thống kê đa cộng tuyến Mô hình B Sai số chuẩn Hệ số chuẩn hóa Beta t Sig. Độ chấp nhận VIF Hằng số .917 .253 3.622 .000 Phúc lợi .376 .058 .329 6.443 .000 .742 1.348 Cấp trên .237 .064 .213 3.712 .000 .586 1.706 Thu nhập .097 .050 .105 1.918 .056 .652 1.534

Biến phụ thuộc: Tận tâm chuẩn tắc

(Nguồn: phân tích hồi quy bội bằng phần mềm SPSS – phụ lục10)

Thứ tự tầm quan trọng của các biến trong mô hình theo giá trị R là phúc lợi, cấp trên, thu nhập.

Mô hình tận tâm chuẩn tắc thể hiện sự gắn kết của người lao động với Trung tâm về mặt đạo đức, từ nhận thức là bản thân cần phải làm như thế. Vì thế, có thể giải thích trong mô hình tận tâm chuẩn tắc n ày, người lao động tại Trung tâm chỉ chú trọng quan tâm đến yếu tố thỏa mãn công việc về mặt vật chất là ‘thu nhập’ và về mặt tinh thần là cách cư xử của ‘cấp trên’ và các ‘phúc lợi’ động viên tinh thần phấn đấu làm việc và cống hiến; các yếu tố thỏa mãn khác không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không rõ rệt.

Giá trị R đạt 0.535 >0.5 cho thấy mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Mô hình này có hệ số phóng đại phương sai VIF cũng khá thấp và nhỏ hơn 3 nên giả thuyết mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến bị bác bỏ.

Ta có R2 hiệu chỉnh = 28.7% nghĩa là tập dữ liệu được sử dụng với mô hình hồi quy thích hợp ở mức 28.7%. Điều này có nghĩa là 28.7% sự tận tâm chuẩn tắc

của người lao động vớiTrung tâm do mô hình giải thích. Các phần còn lại là do sai số vàảnh hưởng củacác nhân tố khác.

Phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa mức độ tận tâm chuẩn tắc với các yếu tốcấp trên, phúc lợi và thu nhập được thể hiện như sau:

Tận tâm chuẩn tắc = 0.329* Phúc lợi + 0.213* Cấp trên + 0.105* Thu nhập

Như vậy, trong bảy nhân tố là cấp trên,đào tạo-phát triển, phúc lợi, thu nhập, đồng nghiệp,điều kiện làm việc vàđặc điểm công việc thì chỉ có ba nhân tố là phúc lợi, cấp trên và thu nhập là có sự ảnh hưởng rất đáng kể và tỷ lệ thuận với yếu tố tận tâm chuẩn tắc của người lao động với Trung tâm. Các nhân tố còn lại là điều kiện làm việc,đào tạo-phát triển,đồng nghiệp và đặc điểm công việc không có sự ảnh hưởng rõ rệt hoặc không ảnh hưởng lên yếu tố tận tâm chuẩn tắc. Vì vậy, các giả thuyết H15, H17, H18 đ ược chấp nhận và các giả thuyết H16, H19, H20, H21 không được chấp nhận.

Sau khi phân tích hồi quy, ta có kết luận về kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu (đãđược điều chỉnh) như sau:

Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết

TT GT Nội dung Kết quả

1 H1

Mức độ thỏa mãn với cấp trên càng cao thì mức độtận tâm tình cảm của người lao động đối với tổ chức càng cao và ngược lại.

Không chấp nhận

2 H2

Mức độ thỏa mãn với đào tạo-phát triển càng cao thì mức độtận tâm tình cảm của người lao động đối với tổ chức càng cao và ngược lại.

Chấp nhận

3 H3

Mức độ thỏa mãn với phúc lợi càng cao thì mức độ tận tâm tình cảm của người lao động đối với tổ chức càng cao và ngược lại.

Chấp nhận

4 H4

Mức độ thỏa mãn với thu nhập càng cao thì mức độ tận tâm tình cảm của người lao động đối với tổ chức càng cao vàngược lại.

Chấp nhận

5 H5

Mức độ thỏa mãn với đồng nghiệp càng cao thì mức độtận tâm tình cảm của người lao động đối với tổ chức càng cao và ngược lại.

Không chấp nhận

6 H6

Mức độ thỏa mãn với điều kiện làm việc càng cao thì mức độtận tâm tình cảm của người lao động đối với tổ chức càng cao và ngược lại.

Chấp nhận

7 H7

Mức độ thỏa mãn với đặc điểm công việc càng cao thì mức độtận tâm tình cảm của người lao động đối với tổ chức càng cao và ngược lại.

Chấp nhận

8 H8

Mức độ thỏa mãn với cấp trên càng cao thì mức độtận tâm lâu dài của người lao động đối với tổ chức càng cao và ngược lại.

Chấp nhận

9 H9

Mức độ thỏa mãn với đào tạo-phát triển càng cao thì mức độtận tâm lâu dài của người lao động đối với tổ chức càng cao và ngược lại.

Không chấp nhận

10 H10

Mức độ thỏa mãn với phúc lợi càng cao thì mức độ tận tâm lâu dài của người lao động đối với tổ chức càng cao và ngược lại.

Không chấp nhận

11 H11

Mức độ thỏa mãn với thu nhập càng cao thì mức độ tận tâm lâu dài của người lao động đối với tổ chức càng cao và ngược lại.

Chấp nhận

12 H12

Mức độ thỏa mãn với đồng nghiệp càng cao thì mức độtận tâm lâu dài của người lao động đối với tổ chức càng cao và ngược lại.

Chấp nhận

13 H13

Mức độ thỏa mãn với điều kiện làm việc càng cao thì mức độtận tâmlâu dài của người lao động đối với tổ chức càng cao và ngược lại.

Chấp nhận

14 H14

Mức độ thỏa mãn với đặc điểm công việc càng cao thì mức độtận tâm lâu dài của người lao động đối với tổ chức càng cao và ngược lại.

Chấp nhận

15 H15

Mức độ thỏa mãn với cấp trên càng cao thì mức độtận tâm chuẩn tắc của người lao động đối với tổ chức càng cao và ngược lại.

Chấp nhận

16 H16

Mức độ thỏa mãn với đào tạo-phát triển càng cao thì mức độtận tâm chuẩn tắc của người lao động đối với tổ chức càng cao và ngược lại.

Không chấp nhận

17 H17

Mức độ thỏa mãn với phúc lợi càng cao thì mức độ tận tâm chuẩn tắc của người lao động đối với tổ chức càng cao và ngược lại.

Chấp nhận

18 H18

Mức độ thỏa mãn với thu nhập càng cao thì mức độ tận tâm chuẩn tắc của người lao động đối với tổ chức càng cao và ngược lại.

19 H19

Mức độ thỏa mãn với đồng nghiệp càng cao thì mức độtận tâm chuẩn tắc của người lao động đối với tổ chức càng cao và ngược lại.

Không chấp nhận

20 H20

Mức độ thỏa mãn với điều kiện làm việc càng cao thì mức độtận tâm chuẩn tắc của người lao động đối với tổ chức càng cao và ngược lại.

Không chấp nhận

21 H21

Mức độ thỏa mãn với đặc điểm công việc càng cao thì mức độtận tâm chuẩn tắc của người lao động đối với tổ chức càng cao và ngược lại.

Không chấp nhận

Một phần của tài liệu Mức độ thỏa mãn và sự tận tâm của nguời lao động tại trung tâm khai thác vận chuyển Luận văn thạc sĩ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)