Bảng 4.6: Phân tích phương sai trích

Một phần của tài liệu Mức độ thỏa mãn và sự tận tâm của nguời lao động tại trung tâm khai thác vận chuyển Luận văn thạc sĩ (Trang 50)

Giá trị Eigenvalues Mức độ giải thích của các nhân tố

Nhân tố Tổng % Phương sai trích % Tích lũy phương sai trích Tổng % Phương sai trích % Tích lũy phương sai trích 1 14.316 39.765 39.765 6.434 17.872 17.872 2 2.712 7.532 47.298 4.425 12.292 30.164 3 2.392 6.646 53.944 3.619 10.052 40.216 4 1.810 5.027 58.970 3.326 9.240 49.456 5 1.488 4.133 63.103 2.865 7.957 57.413 6 1.319 3.665 66.768 2.734 7.593 65.007 7 1.205 3.348 70.116 1.839 5.109 70.116

(Nguồn: phân tích nhân tố EFA bằng phần mềm SPSS)

tố, ta còn lại 36 biến trong thang đo v à được chia làm bảy nhân tố. Do tám nhân tố

của sự thỏa mãn công việc đã được xây dựng ban đầu sau khi thực hiện phân tích

nhân tố gộp lại thành bảy nên phần tiếp theo sau đây sẽ là phần đặt tên và giải thích

nhân tố.

Đặt tên và giải thích nhân tố:

Việc giải thích các nhân tố đ ược thực hiện trên cơ sở nhận ra các biến quan

sát có hệ số truyền tải (factor loading) lớn nằm trong cùng một nhân tố. Như vậy

nhân tố này có thể giải thích bằng các biến có hệ số lớn nằm trong nó. Dựa trên

bảng phân tích của Ma trận xoay nhân tố (Rotated Component Matrix) cho kết quả

có 7 nhân tố được rút trích ra, gồm các thành phần và được đặt tên nhưsau:

+ Nhân tố thứ 1 tập hợp 11 biến bao gồm: cấp trên 1, cấp trên 2, cấp trên 3,

cấp trên 4, cấp trên 5, cấp trên 6, cấp trên 7, cấp trên 8, thăng tiến 2, thăng tiến 3,

thăng tiến 4; đặt tên nhân tố này là CẤP TRÊN, ký hiệu là Sup.

+ Nhân tố thứ 2 bao gồm 5 biến như: đào tạo-phát triển 1, đào tạo-phát triển

2, đào tạo-phát triển 3, đào tạo-phát triển 4, thăng tiến 1; đặt tên nhân tố này là

ĐÀO TẠO-PHÁT TRIỂN, ký hiệu là Train.

+ Nhân tố thứ 3 là tập hợp 5 biến: phúc lợi 3,phúc lợi 4, phúc lợi 5, phúc lợi

6, phúc lợi 7; đặt tên nhân tố này là PHÚC LỢI, ký hiệu là Ben.

+ Nhân tố thứ 4 gồm 4 biến: thu nhập 1, thu nhập 2, thu nhập 3, thu nhập 4;

đặt tên nhân tố này là THU NHẬP, kí hiệu là Pay.

+ Nhân tố thứ 5 tập hợp 4 biến là: đồng nghiệp 1, đồng nghiệp 2, đồng

nghiệp 3,đồng nghiệp 4; đặt tên nhân tố này là ĐỒNG NGHIỆP, ký hiệu là Cow.

+ Nhân tố thứ 6 bao gồm 5 biến: điều kiện làm việc 1, điều kiện làm việc 2,

điều kiện làm việc 3, điều kiện làm việc 4, điều kiện làm việc 5; đặt tên nhân tố này

là ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC, ký hiệu là Env.

+ Nhân tố thứ 7 gồm có 2 biến là:đặc điểm công việc 2,đặc điểm công việc 3; đặt tên nhân tố này là ĐẶC ĐIỂM CÔNG VIỆC, ký hiệu là Work.

Kết quả phân tích nhân tố đã đưa ra mô hình về mức độ thỏa mãn công việc của người lao động là tổ hợp của các thang đo cấp trên,đào tạo-phát triển, phúc lợi,

thu nhập,đồng nghiệp,điều kiện làm việc vàđặc điểm công việc.

4.4.2 Các khía cạnh của sựtận tâm với tổ chức

Thành phần tận tâm tình cảm có 6 biến quan sát ban đầu. Bảng kết quả phân tích nhân tố cho thấy 6 biến quan sát này tạo thành một nhân tố có Eigenevalues lớn hơn 1 và giải thích được 71.396% biến thiên của dữ liệu. Hệ số KMO = 0.876 (>0.5) do đó đãđạt yêu cầu và Sig. củakiểm định Bartlett nhỏ hơn 1/1000 cho thấy 6 biến này có tươngquan với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố. Tất cả các hệ số truyền tải của 6 biến quan sát n ày đều lớn hơn 0.7 nên không có bi ến nào bị loại.

Thành phầntận tâm lâu dài ban đầu có 6 biến quan sát. Sau khi biến quan sát ‘Nếu không cống hiến, sẽ cân nhắc ra đi’ (Con5) bị loại bỏ ở phần phân tích hệ số Cronbach’s alpha thì tận tâm lâu dài còn lại5 biến quan sát. Bảng kết quả phân tích nhân tố cho thấy 5 biến quan sát này tạo thành một nhân tố có Eigenevalues lớn hơn 1 và giải thích được 55.410% biến thiên của dữ liệu. Hệ số KMO = 0.786 (>0.5) do đó đãđạt yêu cầu và Sig. củakiểm định Bartlett nhỏ hơn 1/1000 cho thấy 5 biến này có tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố. Tất cả các hệ số truyền tải của 5 biến quan sát này đều lớn hơn 0.5 nên không có bi ến nào bị loại.

Cũng giống như thành phần tận tâm tình cảm, tận tâm chuẩn tắc có 6 biến quan sát ban đầu. Bảng kết quả phân tích nhân tố cho thấy 6 biến quan sát này tạo thành một nhân tố có Eigenevalues lớn hơn 1 và giải thích được 62.338% biến thiên của dữ liệu. Hệ số KMO = 0.875 (>0.5) do đó đã đạt yêu cầu và Sig. của kiểm định Bartlett nhỏ hơn 1/1000 cho thấy 6 biến này có tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố. Tất cả các hệ số truyền tải của 6 biến quan sát này đều lớn hơn 0.7 nên không có biến nào bị loại.

Kết luận, các biến quan sát trong cả 3 thành phần tận tâm tình cảm, tận tâm lâu dài và tận tâm chuẩn tắc đều có tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố.

4.4.3.1 Nội dung điều chỉnh

Mô hình mới được đưa ra với ba biến phụ thuộc là tận tâm tình cảm, tận tâm lâu dài, tận tâm chuẩn tắc và bảy biến độc lập lần lượt là: cấp trên, đào tạo-phát triển, phúc lợi, thu nhập,đồng nghiệp,điều kiện làm việc vàđặc điểm công việc. Vì vậy, ta điều chỉnh lại mô hình nghiên cứu ban đầu như sau:

Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh4.4.3.2 Các giả thuyết cho mô hìnhđiều chỉnh 4.4.3.2 Các giả thuyết cho mô hìnhđiều chỉnh

Các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu sẽ được xây dựng dựa trên chiều hướng ảnh hưởng của các yếu tố thỏa mãn công việc tác động đến mức độ tận tâm với tổ chức của người lao động. Trong mô hình hiệu chỉnh này, có bảy yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của người lao động đó là: cấp trên,đào tạo- phát triển, phúc lợi, thu nhập, đồng nghiệp, điều kiện làm việc,đặc điểm công việc và ba yếu tố tận tâm với tổ chức là tận tâm tình cảm, tận tâm lâu dài, tận tâm chuẩn tắc.

Các giả thuyết của mô hìnhđiều chỉnh như sau:

H1: Mức độ thỏa mãn với cấp trên càng cao thì mức độtận tâm tình cảm của

Tận tâm tình cảm

Tận tâm lâu dài ảm Tận tâm chuẩn tắc Tận tâm tổ chức Cấp trên Đào tạo và phát triển Phúc lợi Thu nhập Đồng nghiệp Điều kiện làm việc Đặc điểmcông việc

người lao động đối với tổ chức c àng cao và ngược lại.

H2: Mức độ thỏa mãn với đào tạo-phát triển càng cao thì mức độ tận tâm tình cảm của người lao động đối với tổ chức c àng cao và ngược lại.

H3: Mức độ thỏa mãn với phúc lợi càng cao thì mức độ tận tâm tình cảm của người lao động đối với tổ chức c àng cao và ngược lại.

H4: Mức độ thỏa mãn với thu nhập càng cao thì mức độ tận tâm tình cảm của người lao động đối với tổ chức c àng cao và ngược lại.

H5: Mức độ thỏa mãn với đồng nghiệp càng cao thì mức độ tận tâm tình cảm của người lao động đối với tổ chức c àng cao và ngược lại.

H6: Mức độ thỏa mãn với điều kiện làm việc càng cao thì mức độtận tâm tình cảm của người lao động đối với tổ chức c àng cao và ngược lại.

H7: Mức độ thỏa mãn với đặc điểm công việc càng cao thì mức độ tận tâm tình cảm của người lao động đối với tổ chức c àng cao và ngược lại.

H8: Mức độ thỏa mãn với cấp trên càng cao thì mức độ tận tâm lâu dài của người lao động đối với tổ chức c àng cao và ngược lại.

H9: Mức độ thỏa mãn với đào tạo-phát triển càng cao thì mức độ tận tâm lâu dài của người lao động đối với tổ chức c àng cao và ngược lại.

H10: Mức độ thỏa mãn với phúc lợi càng cao thì mức độ tận tâm lâu dài của người lao động đối với tổ chức c àng cao và ngược lại.

H11: Mức độ thỏa mãn với thu nhập càng cao thì mức độ tận tâm lâu dài của người lao động đối với tổ chức c àng cao và ngược lại.

H12: Mức độ thỏa mãn với đồng nghiệp càng cao thì mức độ tận tâm lâu dài của người lao động đối với tổ chức c àng cao và ngược lại.

H13: Mức độ thỏa mãn với điều kiện làm việc càng cao thì mức độ tận tâm lâu dài của người lao động đối với tổ chức c àng cao và ngược lại.

H14: Mức độ thỏa mãn với đặc điểm công việc càng cao thì mức độ tận tâm lâu dài của người lao động đối với tổ chức càng cao và ngược lại.

H15: Mức độ thỏa mãn với cấp trên càng cao thì mức độ tận tâm chuẩn tắc của người lao động đối với tổ chức c àng cao và ngược lại.

H16: Mức độ thỏa mãn với đào tạo-phát triển càng cao thì mức độ tận tâm chuẩn tắc của người lao động đối với tổ chức càng cao và ngược lại.

H17: Mức độ thỏa mãn với phúc lợi càng cao thì mức độ tận tâm chuẩn tắc của người lao động đối với tổ chức c àng cao và ngược lại.

H18: Mức độ thỏa mãn với thu nhập càng cao thì mức độ tận tâm chuẩn tắc của người lao động đối với tổ chức càng cao và ngược lại.

H19: Mức độ thỏa mãn với đồng nghiệp càng cao thì mức độ tận tâm chuẩn tắc của người lao động đối với tổ chức c àng cao và ngược lại.

H20: Mức độ thỏa mãn với điều kiện làm việc càng cao thì mức độ tận tâm chuẩn tắc của người lao động đối với tổ chức càng cao và ngược lại.

H21: Mức độ thỏa mãn với đặc điểm công việc càng cao thì mức độ tận tâm chuẩn tắc của người lao động đối với tổ chức c àng cao và ngược lại.

4.5 Phân tích hồi quy đa biến

Phân tích hồi quy được thực hiện với 7 biến độc lập bao gồm: cấp trên, đào tạo-phát triển, phúc lợi, thu nhập,đồng nghiệp,điều kiện làm việc vàđặc điểm công việc với 3 biến phụ thuộc là tận tâm tình cảm, tận tâm lâu dài và tận tâm chuẩn tắc.

4.5.1 Mô hình lý thuyết

Yj =β 0 +β1*X1 +β 2*X2 +β3*X3 +β4*X4 +β5*X + β6*X6 +β7*X7 Trong đó:

Yj: biến phụ thuộc, là mức độ tận tâm tình cảm, tận tâm lâu dài, tận tâm chuẩn tắc với tổ chức của người lao động;

Xi: các khía cạnh của sự thỏa mãn trong công việc về cấp trên,đào tạo-phát triển, phúc lợi, thu nhập, đồng nghiệp, điều kiện làm việc và đặc điểm công việc của người lao động;

β 0: hằng số tự do; β i: các hệ số hồi quy (i > 0).

Phân tích tương quan (Pearson) đư ợc sử dụng để xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào mô hình hồi quy trước khi tiến hành hồi quy.

4.5.2 Kiểm định hệ số tương quan

các biến độc lập và các biến phụ thuộc. Nếu các biến có t ương quan chặt thì phải lưu ý đến vấn đề đa cộng tuyến sau khi phân tích hồi quy.

Theo ma trận tương quan thì các biến cấp trên, đào tạo-phát triển, phúc lợi, thu nhập,đồng nghiệp,điều kiện làm việc vàđặc điểm công việc đều có tương quan rất cao với ba biến tận tâm tình cảm, tận tâm lâu dài, tận tâm chuẩn tắc với mức ý nghĩa 5%.

4.5.3 Kiểm độ phù hợp của mô hình hồi quy

Tiếp theo ta tiến hành kiểm định F về tính phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Đặt giả thuyết H0 làβ 0 =β1 =β2 =β3 =β4 =β5 =β6 =β7 = 0.

Từ bảng kết quả ANOVA cho thấy cả ba giá trị Sig. của ba mô hình đều rất nhỏ (<0.05) nên cho phép bác bỏ giả thuyết H0. Điều này có nghĩa là các biến độc lập trong mô hình có tương quan tuyến tính với các biến phụ thuộc tức là sự kết hợp của các biến độc lập có thể giải thích đ ược sự thay đổi của biến phụ thuộc.

Bảng 4.7: Kiểm định tính phù hợp của mô hình ANOVA Biến phụ thuộc Mô hình Tổng bình phương Độ lệch chuẩn Trung bình bình phương F Sig. Hồi quy 246.39 7 35.198 47.035 .000g Phần dư 272.4 364 0.748 Tổng 518.78 371 Tận tâm tình cảm

Biến độc lập: Thu nhập, đào tạo-phát triển, Cấp trên, Đồng nghiệp, Đặc điểm công việc, Điều kiện làm việc, Phúc lợi

Hồi quy 74.583 6 12.430 14.234 .000f

Phần dư 318.758 365 .873

Tổng 393.341 371

Tận tâm lâu dài

Biến độc lập: Thu nhập, đào tạo-phát triển, Cấp trên, Đồng nghiệp, Đặc điểm công việc, Điều kiện làm việc, Phúc lợi

Hồi quy 174.022 5 34.804 29.840 .000e

Phần dư 426.889 366 1.166

Tổng 600.911 371

Tận tâm chuẩn

tắc Biến độc lập: Thu nhập, đào tạo-phát triển, Cấp trên, Đồng nghiệp, Đặc điểm công việc, Điều kiện làm việc, Phúc lợi

4.5.4 Xây dựng mô hình hồi quy và đánh giá mức độ phù hợp của mô hình

Phân tích được thực hiện bằng ph ương pháp Stepwise l ần lượt cho ba mô hình cho kết quả phân tích hồi quy nh ư sau:

4.5.4.1 Mô hình hồi quy cho biếntận tâm tình cảm

Kết quả hồi quy lần 1 của biến Tận tận tâm tình cảm cho kết quảlà chỉ còn lại 5 biến đạt mức ý nghĩa 0.05 (có giá trị Sig. <0.05) Hai biến độc lập ‘cấp trên’ và ‘đồng nghiệp’ không có ảnh hưởng rõ rệt đến yếu tố tận tâm tình cảm (giá trị Sig. lần lượt là 0.297 và 0.172 > 0.05).

Kết quả hồi quy lần 2 với 5 biến độc lập còn lại cho kết quả như bảng sau:

Bảng 4.8: Các thông số thống kê trong mô hình hồi quytận tâm tình cảm

Hệ số chưa chuẩn hóa Thống kê đa cộng tuyến Mô hình B Sai số chuẩn Hệ số chuẩn hóa Beta t Sig. Độ chấp nhận VIF Hằng số -.389 .361 -1.075 .283 Phúc lợi .385 .049 .362 7.832 .000 .676 1.478

Đào tạo-phát triển .143 .045 .146 3.207 .001 .702 1.424 Đặc điểm công việc .318 .071 .180 4.475 .000 .894 1.118

Thu nhập .124 .039 .144 3.182 .002 .703 1.423

Điều kiện làm việc .142 .045 .144 3.157 .002 .696 1.436 Biến phụ thuộc: Tận tâm tình cảm

(Nguồn: phân tích hồi quy bội bằng phần mềm SPSS – phụ lục10)

Thứ tự tầm quan trọng của các biến trong mô hình theo giá trị R đó là phúc lợi, đặc điểm công việc, đào tạo-phát triển, thu nhập vàđiều kiện làm việc.

Mô hình tận tâm tình cảm thể hiện sự gắn kết của ng ười lao động với Trung tâm về mặt cảm xúc, tuy nhiên hai biến thỏa mãn liên quan nhiều đến thái độ, cách cư xử của con người là ‘đồng nghiệp’ và ‘cấp trên’ lại bị loại khỏi mô hình này cho thấy trong mối quan hệ giao tiếp, c ư xử giữa nhân viên với cấp trên và giữa mọi người với nhau chưa thật sự gắn kết, chưa thật thoải mái và có sự sẻ chia,… nên không tạo thành yếu tố động viên người lao động trong công việc.

Giá trị R đạt 0.686 >0.5 cho thấy mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Các hệ số phóng đại phương sai VIF đều khá thấp và nhỏ hơn 3 (<3) nên ta có thể bác bỏ giả thuyết mô hình bị đa cộng tuyến.

Ta có R2 = 47.0% nghĩa là tập dữ liệu được sử dụng với mô hình hồi quy thích hợp ở mức 47.0%. Điều này có nghĩa là 47.0% sựtận tâm tình cảm của người lao động với tổ chức do mô hình giải thích. Các phần còn lại là do sai số và các nhân tố khác.

Một phần của tài liệu Mức độ thỏa mãn và sự tận tâm của nguời lao động tại trung tâm khai thác vận chuyển Luận văn thạc sĩ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)