Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Mức độ thỏa mãn và sự tận tâm của nguời lao động tại trung tâm khai thác vận chuyển Luận văn thạc sĩ (Trang 34)

Đề tàiđượcthực hiện theo quy trình nghiên cứu sau:

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Theo quy trình nghiên cứu trên, mục tiêu nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và mô

Kiểm định mô hình Kiểm định giả thuyết Thang đo hoàn chỉnh Phân tích hồi quy Thảo luận kết quả Giải pháp và kiến nghị Kiểm định độ tin cậy thang đo Loại các biến có hệ số tương

quan với nhân

tố thấp Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Mô hình nghiên cứu Phân tích nhân tố Chọn thang đo Cronbach’s alpha Điều tra chính thức

hình đã được trình bày ở phần trên. Nội dung còn lại là giới thiệu thang đo (bảng câu hỏi), sau đó tiến hành điều tra chính thức và phân tích kết quả nghiên cứu.

3.1.2Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Xây dựng Bảng câu hỏi

Bước 1: Tìm kiếm và tham khảo những tài liệu lý thuyết và những công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến sự thỏa mãn công việc và sựtận tâm đối với tổ chức của nhân viên. Sau đó tiến hành thu thập thêm thông tin về những yếu tố liên quan đến sự thỏa mãn công việc và sự tận tâm tổ chức bằng cách đặt câu hỏi mở đối với những người làm công tác nhân sự lâu năm và một số đối tượng lao động trong Trung tâm. Từ đó, xác định ban đầu những yếu tố tác động đến sự thỏa mãn công việc và mức độtận tâm đối với tổ chức.

Bước 2: Tiến hành thảo luận nhóm (n=20) nhằm khám phá những mong muốn, kỳ vọng, những yếu tố tác động đến sự thỏa mãn và sự tận tâm của công nhân viên Trung tâm để điều chỉnh các tiêu thức đánh giá cho phù hợp. Những đối tượng tham gia trả lời phỏng vấn ở giai đoạn n ày được chọn ngẫu nhiên từ các bộ phận, thuộc các vị trí công việc khác nhau. Đầu tiên sẽ đặt câu hỏi mở để các cá nhân tự đưa ra ý kiến, quan điểm của mình, sau đó sẽ đưa ra những nhân tố, thành phần được cấu thành từ lý thuyết của đề tài, các nghiên cứu trước đây và những yếu tố được xác định ở bước 1 để các thành viên trong nhóm tự sắp xếp những nhân tố nào là quan trọng và những nhân tố nào là không cần thiết, không ảnh hưởng đến sự thỏa mãn và tận tâm với tổ chức. Đồng thời cũng để kiểm tra cách thể hiện và ngôn ngữ trình bày nhằm điều chỉnh lại cho phù hợp và dễ hiểu. Từ kết quả thảo luận nhóm này sẽ hình thành bảng câu hỏi nghiên cứu.

Giai đoạn 2: Khảo sát

Nghiên cứu được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn toàn bộ người lao động (trực tiếp và gián tiếp) hiện đang làm việc cho Trung tâm thông qua bảng câu hỏi chính thức được hình thành từ bước thứ 2 của Giai đoạn 1. Tổng thể nghiên cứu định lượng này có kích thước N = 413. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm

SPSS. Sau khi mã hóa và làm sạch dữ liệu sẽ trải qua các b ước sau:

+ Đánh giá độ tin cậy và độ giá trị các thang đo. Độ tin cậy của thang đo đ ược đánh giá qua hệ số Cronbach’s Alpha, qua đó các biến không phù hợp sẽ bị loại nếu hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 và thang đo sẽ được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu từ 0.6 trở lên.

+ Tiếp theo phân tích nhân tố sẽ đ ược sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần về khái niệm. Các biến có hệ số t ương quan đơn giữa biến và các nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Phương pháp trích ‘Principal Axis Factoring’ được sử dụng kèm với phép quay ‘Varimax’. Điểm dừng trích khi các yếu tố có ‘Initial Eigenvalues’ > 1.

+ Kiểm định mô hình lý thuyết.

+ Hồi quy đa biến và kiểm định với mức ý nghĩa 5%.

Một phần của tài liệu Mức độ thỏa mãn và sự tận tâm của nguời lao động tại trung tâm khai thác vận chuyển Luận văn thạc sĩ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)