Hệ thống nhận diện thương hiệu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín ( TRUSTBank ) (Trang 27)

6. Kết cấu của đề tài:

1.1 KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG HIỆU

1.1.4.3 Hệ thống nhận diện thương hiệu

Sau khi đã định vị thương hiệu, bước tiếp theo là xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu. Đây là tập hợp bao gồm nhiều thành phần như tên gọi, logo, khẩu hiệu, nhạc hiệu, hình tượng, kiểu dáng và bao bì. Hệ thống nhận diện thương hiệu được xây dựng dựa trên những yếu tố kết hợp sáng tạo của hình ảnh, đồ họa và ngôn ngữ để tạo nên ấn tượng đầu tiên sâu đậm nhất và sự khác biệt rõ ràng nhất trong tâm trí khách hàng.

Mục đích cuối cùng của hệ thống nhận diện thương hiệu là giúp khách hàng nhận biết và phân biệt được thương hiệu này với thương hiệu khác để khi tiếp xúc với một logo, một bảng hiệu hay bao bì sản phẩm, khách hàng đều nhận ra thương hiệu đó. Nó mang đến cho khách hàng những giá trị cảm nhận về lý tính lẫn cảm tính, tạo cho khách hàng tâm lý muốn được sở hữu sản phẩm, được trải nghiệm dịch vụ mang thương hiệu của doanh nghiệp đó. Bên cạnh đó, hệ thống nhận diện thương hiệu tốt góp phần tạo cảm giác về môi trường làm việc chuyên nghiệp, từ đó tạo động lực, niềm tự hào và nhiệt huyết của nhân viên trong công việc, gia tăng sự gắn bó và lòng trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp sở hữu thương hiệu.

Cốt lõi của một hệ thống nhận diện thương hiệu tốt là tính nhất quán, đồng bộ và sự sáng tạo độc đáo trong thiết kế để có thể tạo nên các yếu tố nhận dạng hữu hình của thương hiệu. Có 6 yêu cầu chung trong việc thiết kế các thành phần của hệ thống nhận dạng thương hiệu là: dễ ghi nhớ, có ý nghĩa, được ưa thích, dễ chuyển đổi, dễ thích nghi và dễ bảo hộ.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín ( TRUSTBank ) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)