Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thương mại – Khách sạn tỉnh Sơn La (Trang 104)

* Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty được diễn ra liên tục, việc dự trữ nguyên vật liệu là hết sức cần thiết. Lượng hàng tồn kho này liên quan đến các chi phí như: chi phí bốc xếp, bảo hiểm, chi phí do giảm giá trị hàng hoá trong quá trình dữ trữ, chi phí hao hụt, mất mát, chi phí bảo quản, chi phí trả lãi tiền vay, …

Hiện tại, công ty chưa áp dụng một mô hình hay phương pháp quản lý việc cung cấp hay dự trữ hàng hóa cụ thể mà chỉ quản lý theo kinh nghiệm, việc đặt hàng với khối lượng như thế nào, lượng dự trữ trong kho bao nhiêu chưa được quản lý một cách khoa học. Vì vậy, công ty cần nghiên cứu, lựa chọn phương pháp quản lý tồn kho một cách thích hợp.

Để quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu, công ty cần quản lý thông qua định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức tồn kho nguyên vật liệu và công tác mua sắm nguyên vật liệu.

- Xây dựng định mức tiêu hao

Công ty cần xây dựng định mức tiêu hao hàng hóa cho từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty, từ đó xác định định mức tiêu hao cho toàn công ty nhằm kiểm soát được định mức tiêu hao một cách toàn diện, đồng thời kiểm soát được chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Việc đưa ra định mức tiêu hao nguyên vật liệu cần đi kèm với cơ chế tiền lương phù hợp để thúc đẩy cán bộ công nhân viên trong công ty tăng cường tiết kiệm, nỗ lực tìm tòi và phát huy sáng kiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả quản lý.

Định mức tiêu hao cần được thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh cho phù hợp đảm bảo vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn cung cấp cho khách hàng sản phẩm, dịch vụ chất lượng.

- Xác định mức tồn kho hàng hóa

Đây là việc xác định mức tồn kho tối đa và tối thiểu để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục và không gây tồn đọng vốn cho công ty. Công ty cần xác định rõ danh mục các loại hàng hóa cần dự trữ, nhu cầu số lượng và thời gian cung cấp.

- Công tác mua sắm hàng hóa

Trên cơ sở kế hoạch nhu cầu hàng hóa tiêu thụ, phòng vật tư sẽ nghiên cứu, lựa chọn nhà cung cấp, đàm phán, ký kết hợp đồng, quản lý việc cung cấp và kiểm tra chất lượng. Yêu cầu trong quá trình mua sắm hàng hóa phải tăng cường quản lý nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các hiện tượng tiêu cực. Với nguồn cung ứng ngày càng đa dạng, Công ty cần luôn cập nhật thông tin về thị trường để lựa chọn được nguồn cung cấp với chi phí thấp nhất, chất lượng cao nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty.

Để nâng cao hiệu quả trong việc quản lý hàng tồn kho, hoạt động kiểm kê, phân loại hàng hóa là hết sức cần thiết. Công ty cần quan tâm hơn trong hoạt động này đồng thời theo dõi tình hình hàng tồn kho không sử dụng, hàng kém chất lượng, từ đó đưa ra quyết định xử lý một cách phù hợp nhằm thu hồi vốn và tăng hiệu quả sử dụng tài sản.

- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải căn cứ vào sự đánh giá hàngkhi kiểm kê và giá cả thực tế trên thị trường.

Để hoạt động quản lý hàng tồn kho đạt hiệu quả đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ phận trong công ty. Bộ phận lập kế hoạch sử dụng phải sát với nhu cầu thực tế, xác định lượng dự trữ an toàn, chính xác. Bộ phận cung ứng phải cung cấp, đúng, đủ và kịp thời đồng thời quản lý chặt chẽ, kiểm kê thường xuyên.

Như vậy, quản lý chặt chẽ việc mua sắm, sử dụng cũng như dự trữ hợp lý hàng hóa sẽ giúp Công ty giảm được chi phí tồn kho, tránh tình trạng ứ đọng vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.

Tại công ty, thị trường hàng hoá thường xuyên biến động, đặc biệt là đối với mặt hàng xăng dầu đòi hỏi công ty cần phải thường xuyên theo dõi, tuy nhiên, công tác dự trữ hàng hóa vẫn chưa phát huy được hiệu quả cần thiết như đúng nhu cầu thị trường và đúng thời điểm. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải có giải pháp nhằm quản lý hoạt động dự trữ sao cho hợp lý nhất. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ được nâng lên đồng nghĩa với việc gia tăng số vòng quay của vốn.

Việc giữ tiền mặt trong kinh doanh là rất cần thiết bởi nó đảm bảo giao dịch kinh doanh và khả năng thanh toán hàng ngày của công ty. Tuy nhiên, tiền mặt tồn quỹ lại không sinh lãi, do vậy trong quản lý tiền mặt thì việc tối thiểu hoá lượng tiền mặt tồn quỹ là mục tiêu quan trọng nhất. Hàng năm, các hệ số phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là khá cao cho thấy công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn, đặc biệt là lượng tiền mặt tồn quỹ khá nhiều. Do vậy, công ty cần căn cứ vào nhu cầu sử dụng tiền mặt để cần cân nhắc lượng tiền mặt dự trữ và lượng tiền đầu tư cho các loại tài sản ngắn hạn một cách hợp lý nhằm tối ưu hoá lượng tiền nắm giữ.

* Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

Trước hết, công ty cần thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ, xây dựng kế hoạch nâng cấp TSCĐ để khai thác hết công suất các phòng nghỉ, các dãy

nhà cho thuê, phương tiện vận tải, duy trì năng lực hoạt động, kéo dài tuổi thọ của TSCĐ, tránh tình trạng TSCĐ hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường, do các nguyên nhân khách quan làm tăng chi phí sử dụng TSCĐ cũng như thiệt hại do ngừng hoạt động.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thương mại – Khách sạn tỉnh Sơn La (Trang 104)