Phân tích thực trạng tình hình tài chính của Công ty Cổ phần thương mại –

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thương mại – Khách sạn tỉnh Sơn La (Trang 51)

khách sạn tỉnh Sơn La

3.2.1. Cơ sở dữ liệu để phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty

Tài liệu được sử dụng để phân tích tình tình tài chính của công ty Cổ phần Thương mại - Khách sạn tỉnh Sơn La là các Báo cáo tài chính trong thời gian 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011 bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính của từng năm.

Ngoài ra, khi phân tích còn sử dụng các tài liệu và thông tin khác như: Những thông tin nội bộ doanh nghiệp như: sổ chi tiết các khoản phải thu, sổ chi tiết các khoản phải trả... Các báo cáo và phương hướng, kế hoạch hoạt động của công ty Cổ phần Thương mại - Khách sạn tỉnh Sơn La trong thời gian tới.

Những thông tin bên ngoài doanh nghiệp như: lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại tại các thời điểm nghiên cứu.

3.2.2. Phân tích cấu trúc tài chính

Cấu trúc tài chính phản ánh một bức tranh tổng thể về tình hình tài chính của công ty trên hai mặt là cơ cấu nguồn vốn gắn liền với quá trình huy động vốn, phản ánh chính sách tài trợ của công ty và cơ cấu tài sản gắn liền với quá trình sử dụng vốn. Khi phân tích về cấu trúc tài chính, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp so

sánh giữa số cuối năm với số đầu năm của tổng tài sản và của các khoản mục ở hai bên tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán qua các năm.

Bảng 3.1. Phân tích cơ cấu tài sản

CHỈ TIÊU Cuối năm 2011 Cuối năm 2010 Cuối năm 2009

Chênh lệch cuối năm 2010 so với cuối năm 2009 Chênh lệch cuối năm 2011 so với cuối năm 2010 Chênh lệch cuối năm 2011 so với cuối năm 2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 17.527,64 61,28 11.803,92 35,46 24.623,17 52,29 (12.819,25) (52,06) 5.723,72 48,5 (7.095,53) (28,82) I. Tiền và khoản tương đương tiền 5.252,38 17,94 4.425,78 13,3 17.148,22 36,42 (12.722,44) (74,19) 826,6 18,7 (11.895,94) (69,37)

- Tiền mặt 1.004,78 3,5 715,6 2,15 121,91 0,26

- Tiền gửi ngân hàng 4.247,6 14,8 3.710,18 11,15 17.026,31 36,16 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

III. Các khoản phải thu 6.257,02 21,8 3.496,43 10,5 4.219,6 8,96 (723,17) (17,14) 2.760,59 78,95 2.037,42 48,3 - Phải thu của khách hàng 4.373,84 2.396,92 7,2 3.476,3 7,38 (1.079,38) (31,05) 1.976,92 82,5 897,54 25,82 - Trả trước người bán 1.841,09 1.010,88 3,03 714,4 1,52 296,48 41,5 830,21 82,13 1.126,69 157,7

- Phải thu khác 42,09 88,63 0,27 28,9 0,06 59,73 206,7 (46,54) (52,5) 13,19 45,6

IV. Hàng tồn kho 6.010, 98 3.848,15 11,56 3.244 6,89 604,15 18,62 2.162,83 56,2 2.766,98 85,3

V. Tài sản ngắn hạn khác 7,26 33,56 0,1 11,26 0,02 22,3 198 (26,3) (78,4) (4) 35,52

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 11.180,15 38,95 21.479,74 64,54 22.466,67 47,71 (986,93) 4,39 (10.299,59) (48) (11.286,52) 50,24 I. Các khoản phải thu dài hạn

II. Tài sản cố định 11.050,78 38,5 21.441,01 64,42 22.028,89 46,78 (587,88) 2,67 (10.390,23) (48,5) (10.978,11) (49,8) III. Bất động sản đầu tư

IV. Đầu tư tài chính dài hạn

V. Tài sản dài hạn khác 129,37 0,45 38,73 0,12 437,78 0,93 (399,05) (91,15) 90,64 234 (308,41) (70,45) Cộng tài sản 28.707,79 100 33.283,66 100 47.089,84 100 (13.806,18) (29,32) (4.575,87) (13,7) (18.382,05) 39,04

Qua bảng 3.2 cho thấy quy mô hoạt động của công ty những năm gần đây đang theo chiều hướng thu hẹp. Để giải thích được chính xác sự biến động của tài sản qua các năm cần tìm hiểu thêm những nguyên nhân khách quan do tình hình thị trường tại thời điểm nghiên cứu mang lại. Năm 2009 là năm thị trường có nhiều biến động với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Theo đó, những đơn vị kinh doanh phải chịu ảnh hưởng và công ty cổ phần Thương mại – Khách sạn tỉnh Sơn La cũng không ngoại lệ. Tổng tài sản của công ty từ năm 2009 là 47.089,84 triệu đồng nhưng giảm xuống 33.283,66 triệu đồng vào năm 2010 với mức giảm khá lớn là 13.806,18 triệu đồng tương ứng với giảm 27,79%.

Đến năm 2011, sự giảm sút về quy mô càng cho thấy rõ hơn. Giá trị tài sản giảm xuống 28.707,79 triệu đồng tương ứng với mức giảm 18.382,05 triệu so với năm 2009 và giảm 4.575,87 triệu đồng so với năm 2010.

Tổng tài sản biến động giảm là do giá trị tài sản ngắn hạn và dài hạn giảm sút. Giá trị tài sản ngắn hạn năm 2011 là 17.527,64 triệu đồng tăng nhẹ so với năm 2010 nhưng giảm tới 7.095,53 triệu đồng tương ứng với mức giảm 28,82% so với năm 2009. Không giống như sự biến động của tài sản ngắn hạn giá trị tài sản dài hạn lại có xu hướng giảm dần theo các năm với tốc độ mạnh, năm 2011 giá trị tài sản dài hạn là 11.180,15 triệu đồng và đã giảm 10.299,59 triệu đồng tương ứng với giảm 47,95% so với năm 2010, và so với năm 2009 thì giá trị này đã giảm 11.286,52 triệu đồng tương ứng với 50,24%.

Cùng với sự biến động của quy mô tổng tài sản, cấu trúc tài sản của công ty cũng biến động mạnh. Cụ thể, năm 2009, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng 52,29% trong tổng tài sản thì năm 2010 tỷ trọng của loại tài sản này chỉ chiếm 35,46% là khá thấp bởi loại hình hoạt động và kinh doanh chính của công ty là thương mại, dịch vụ - du lịch nên giá trị tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn tài sản dài hạn là chưa thực sự phù hợp. Tuy nhiên, đến năm 2011, loại tài sản này được đầu tư nhiều hơn kết hợp với mức giảm của tài sản dài hạn đã giúp cho tài sản ngắn hạn có tỷ trọng cao hơn chiếm tới 61,06% vào năm 2011. Ngược với tốc độ tăng của tỷ trọng tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng 47,71% vào năm 2009, đã tăng mạnh tới 64,54% năm 2010 và giảm xuống chỉ còn 38,94% vào năm 2011. Nhìn chung, cấu trúc tài sản cũng có sự biến động đáng kể.

Như vậy, tổng tài sản của công ty qua từng năm thay đổi theo chiều hướng thu hẹp về quy mô sản xuất kinh doanh, đặc biệt là năm 2011 vừa qua, đó là điều mà các nhà quản lý không mong muốn và cấu trúc tài sản những năm gần đây đã thay đổi theo hướng hợp lý hơn với ngành nghề, quy mô đầu tư và kinh doanh của công ty. Để có thể đánh giá chính xác, chặt chẽ hơn và tìm hiểu nguyên nhân của sự sụt giảm về quy mô đầu tư, ta cần xem xét tính phân bố của từng khoản mục tài sản, sự biến động của

mỗi khoản mục đó và ảnh hưởng của chúng đến tính hợp lý tổng thể của cấu trúc tài sản.

Qua bảng 3.2. khi so sánh giữa năm 2009 và năm 2010 có thể nhận thấy, cả tài sản ngắn hạn và dài hạn của công ty đều có xu hướng giảm nhưng tốc độ giảm qua các năm là khác nhau. Sự biến động của giá trị tài sản ngắn hạn là do tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh với mức giảm từ 17.148,22 triệu đồng năm 2009 xuống 4.425,78 triệu đồng năm 2010 tương ứng với giảm 74,19%. Trong đó, chủ yếu là sự suy giảm của tiền gửi ngân hàng với tỷ trọng rất cao. Năm 2009, tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản là 36,16% cao hơn so với hàng tồn kho cho thấy cơ cấu đầu tư tài sản ngắn hạn của công ty trong năm là chưa hợp lý. Sở dĩ trong năm công ty đầu tư nhiều vào tiền và các khoản tương đương tiền là để đảm bảo khả năng thanh toán, năm 2009 công ty chiếm dụng vốn nhiều nhưng chỉ trong thời gian ngắn dưới 1 năm nên bước sang năm 2010, các khoản nợ đến hạn yêu cầu công ty phải thanh toán nên lượng tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh so với năm 2009. Cụ thể, khoản mục này giảm 12.722,44 triệu đồng tương ứng với 74,19% kéo theo sự thay đổi về tỷ trọng theo hướng hợp lý hơn, tiền gửi ngân hàng chỉ chiếm 11,15% tổng tài sản. Chỉ tiêu tiền mặt chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ từ 0,26% trong năm 2009 đến 2,15% tổng tài sản vào năm 2010, do đó mặc dù có sự gia tăng về chỉ tiêu tiền mặt so với năm 2009 nhưng vì mức gia tăng nhỏ nên không làm hạn chế được mức giảm quá lớn của tài sản ngắn hạn vào năm 2010. Sang năm 2011, chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng tăng dần lên 17.527,64 triệu đồng, tuy nhiên so với năm 2009 thì giá trị này vẫn thấp hơn với mức 7.095,53 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 28,82%. Trong đó, cơ cấu của tiền gửi ngân hàng và tiền mặt có sự thay đổi theo hướng cân đối giữa hai loại tài sản này nhưng nhìn chung chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng 18,3% trong tổng tài sản là tương đối hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán của công ty trong năm.

Tương tự với xu hướng biến động trên, các khoản phải thu của công ty cũng có sự biến động qua từng năm. Năm 2010, các khoản phải thu ngắn hạn giảm xuống 723,17 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 17,14% so với năm 2009, trong đó tập trung chủ yếu vào các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các khoản phải thu ngắn hạn. Nhưng đến năm 2011, xu hướng tăng mạnh lại bắt đầu với mức tăng 2.037,42 triệu đồng so với năm 2009 nên các khoản phải thu ngắn hạn đạt mức 6.257,02 triệu đồng đồng thời nâng tỷ trọng lên mức cao nhất trong vòng 3 năm là 21,8% trong tổng tài sản năm 2011. Công ty đang ngày càng thu hẹp quy mô hoạt động mà bị chiếm dụng vốn ngày càng nhiều sẽ rơi vào tình trạng khó khăn để huy động vốn đáp ứng nhu cầu về cho hoạt động đầu tư. Do đó, các khoản phải thu

ngày càng nhiều và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng tài sản là điều không hợp lý với công ty vào thời điểm này.

Bên cạnh đó, nếu như tổng tài sản của công ty giảm dần thì mức dự trữ hàng tồn kho lại có xu hướng tăng dần qua các năm cả về giá trị và tỷ trọng đã phần nào làm hạn chế bớt mức giảm của tổng tài sản. Cụ thể, năm 2011, giá trị hàng tồn kho tăng lên 2.162,83 triệu đồng tương ứng 56,2% so với năm 2010 và tăng 2.766,98 triệu đồng tương ứng 85,3% so với năm 2009 cho thấy xu hướng gia tăng với tốc độ cao dần qua từng năm. Trong đó, chủ yếu là hàng hóa phục vụ cho hoạt động thương mại như: muối I ốt, rượu Hà Nội, Dầu Caltex, Mì chính Miwoon và Bóng đèn Rạng Đông. Hàng tồn kho là công cụ dụng cụ chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ 0,18% trong tổng tài sản của năm 2009 và gần như không dự trữ vào 2 năm sau. Sự gia tăng này có thể là do công ty đang có kế hoạch tập trung vào phương thức bán buôn một số các mặt hàng nên dự trữ hàng tồn kho nhiều hơn để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu kinh doanh liên tục. Tuy nhiên, với sự biến động của thị trường vào thời điểm này thì việc dự trữ hàng tồn kho có thể sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng công ty vẫn chưa trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Trước đây, công ty hoạt động đa ngành nghề kinh doanh nhưng tập trung trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn và du lịch và cho thuê tài sản là chủ yếu. Nhưng sự thay đổi của cơ cấu tài sản trong năm 2010 và 2011 với tỷ trọng hàng tồn kho ngày càng cao cho thấy công ty đang có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào hoạt động thương mại.

Cùng với xu hướng biến động của hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác trong năm 2010 cũng tăng với mức thấp hơn năm 2009 là 22,3 triệu đồng cùng với biến động tăng của tiền và các khoản tương đương tiền đã giúp cho mức giảm về tổng giá trị tài sản ngắn hạn của công ty ít hơn. Sang năm 2011, tài sản ngắn hạn khác giảm xuống tới mức 7,26 triệu đồng bởi một phần số tiền tạm ứng cho người lao động đã được thanh toán, mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ 0,07% nên mức độ ảnh hưởng không nhiều nhưng điều đó cũng phần nào bổ sung thêm cho mức giảm của tổng tài sản ngắn hạn trong năm.

Tương tự như xu hướng biến động của tài sản ngắn hạn, giá trị tài sản dài hạn của công ty cũng thay đổi theo xu hướng giảm dần về quy mô và tập trung chủ yếu vào loại tài sản cố định (chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản). Cụ thể, năm 2011, tài sản cố định chiếm 38,5% trong cơ cấu tổng tài sản tại mức 11.050,78 triệu đồng đã giảm mạnh 10.390,23 triệu đồng tương ứng với giảm 48,5% so với năm 2010 và giảm 10.978,11 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 49,8% so với năm 2009. Đặc biệt, cuối năm 2011, công ty tiến hành thanh lý, nhượng bán một số tài sản cố định đã bị hư hỏng do các trận bão lũ của những năm trước làm ảnh hưởng.

Như vậy, qua quá trình phân tích có thể nhận thấy quy mô hoạt động của công ty đang bị thu hẹp. Tuy nhiên, đó là do công ty đang gặp phải những khó khăn chung trước tình trạng thay đổi nhiều biến động của nền kinh tế.

3.2.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Bước sang năm 2010 và 2011, do chịu ảnh hưởng bởi tác động của sự biến động thị trường trong nước nên các doanh nghiệp Việt Nam đã gặp rất nhiều trở ngại trong việc huy động vốn. Công ty cổ phần Thương mại - Khách sạn tỉnh Sơn La cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Trước những khó khăn về vốn, công ty đã phải thu hẹp về quy mô hoạt động. Cụ thể, tình hình biến động của cơ cấu nguồn vốn trong công ty được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Cuối năm 2011 Cuối năm 2010 Cuối năm 2009 Cuối năm 2011 so với cuối năm 2010 Cuối năm 2011 so với cuối năm 2009 Cuối năm 2010 so với cuối năm 2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

I. Nợ phải trả 4.746,94 16,5 6.720,56 20,19 23.079,15 49 (1.973,62) (18.332,21) (16.358,59) 1. Nợ ngắn hạn 2.506,23 8,73 3.183,25 9,56 17.435,02 37,01 (677,02) (14.928,79) (14.251,77) 2. Nợ dài hạn 2.240,7 7,8 3.537,31 10,63 5.644,12 11,99 (1.296,61) (3.403,42) (2.106,81) II. Vốn chủ sở hữu 23.960,86 83,5 26.563,1 79,81 24.010,7 51 (2.602,24) (49,84) 2.552,4 1. Vốn chủ sở hữu 23.960,86 83,5 26.563,1 79,81 23.941,88 50,85 (2.602,24) 18,98 2.621,22 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 0 0 68,81 0,15 0 (68,81) (68,81) Tổng nguồn vốn 28.707,79 100 33.283,66 100 47.089,84 100 (4.575,87) (18.382,05) (13.806,18)

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thương mại - Khách sạn tỉnh Sơn La năm 2009, 2010, 2011)

Qua các năm, tổng nguồn vốn của công ty biến động khá lớn và đều có xu hướng giảm mạnh. Năm 2010, tổng nguồn vốn đạt 33.283,66 triệu đồng giảm 13.806,18 triệu đồng tương ứng với giảm 29,32% so với năm 2009 và tiếp tục giảm thêm 4.575,87 triệu đồng xuống mức 28.707,79 triệu đồng vào năm 2011. Năm 2010, tổng nguồn vốn giảm chủ yếu là do biến động của nợ phải trả. Cụ thể, nợ ngắn hạn từ

mức 17.435,02 triệu đồng năm 2009 đã giảm 14.251,77 triệu đồng tương ứng với 81,74% trong năm 2010 làm cho tỷ trọng của các khoản nợ ngắn hạn giảm từ 37,01% xuống 9,56%. Điều đó chứng tỏ trong năm 2009, công ty vay và chiếm dụng vốn nhiều nhưng chỉ trong thời gian ngắn, bước sang năm 2010 khi các khoản nợ đến hạn đã được thanh toán thì công ty rơi vào tình trạng khó khăn do không huy động được vốn như đa số các doanh nghiệp khác trên thị trường. Các khoản nợ dài hạn cũng tương tự, so với năm 2009, nợ dài hạn giảm xuống 2.106,81 triệu đồng vào năm 2010 chủ yếu là phải trả dài hạn khác càng cho thấy những trở ngại của công ty trong thời gian này. Đến năm 2011, nợ ngắn hạn tiếp tục giảm nhưng với tốc độ chậm hơn, giảm 677,02 triệu đồng so với năm 2010, nợ dài hạn cũng tiếp tục giảm với tốc độ tương tự kết hợp với biến động giảm mạnh của nguồn vốn chủ sở hữu trong năm nên năm 2011

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thương mại – Khách sạn tỉnh Sơn La (Trang 51)