Các phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thương mại – Khách sạn tỉnh Sơn La (Trang 41)

2.4.1. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh, phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và mục tiêu so sánh.

Xác định số gốc để so sánh phụ thuộc vào mục đích cụ thể của chỉ tiêu phân tích:

- Khi nghiên cứu nhịp độ biến động của các chỉ tiêu, số gốc để so sánh là trị số của chỉ tiêu kỳ trước.

- Khi nghiên cứu nhịp điệu thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong từng khoảng thời gian trong một năm thường so sánh với cùng kỳ năm trước.

- Khi đánh giá mức độ biến động so với các mục tiêu đã dự kiến, trị số thực tế sẽ được so sánh với mục tiêu nêu ra (kế hoạch, dự toán…)

- Khi nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường có thể so sánh số thực tế với mức hợp đồng hoặc tổng nhu cầu.

- Các trị số kỳ trước, kế hoạch hoặc cùng kỳ năm trước gọi chung là kỳ gốc, thời kỳ chọn để phân tích gọi tắt là kỳ phân tích.

Để đảm bảo tính chất so sánh được của chỉ tiêu qua thời gian, cần đảm bảo thỏa mãn các điều kiện so sánh như sau:

- Bảo đảm tính thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu. Chẳng hạn, nội dung kinh tế có thể thu hẹp hay mở rộng phân ngành sản xuất kinh doanh do phân chia đơn vị thì các chỉ tiêu cần được tính toán lại cho phù hợp.

- Bảo đảm tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu.

- Bảo đảm tính thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu cả về số lượng, thời gian và giá trị.

Khi so sánh mức đạt được trên các chỉ tiêu ở các đơn vị khác hau, ngoài các điều kiện đã nêu, cần đảm bảo điều kiện khác như: cùng phương hướng kinh doanh, điều kiện kinh doanh tương tự như nhau.

Ngoài ra, cần xác định mục tiêu so sánh trong phân tích tài chính. Mục tiêu so sánh trong phân tích là xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối cùng xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Mức biến động tuyệt đối được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc. Mức biến động tương đối là kết quả so sánh giữa thực tế với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định qui mô của chỉ tiêu phân tích.

2.4.2. Phương pháp liên hệ

Các chỉ tiêu có mối liên hệ mật thiết với nhau, để lượng hoá các mối liên hệ đó, ta thường nghiên cứu trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp liên hệ gồm:

Phương pháp liên hệ cân đối: Thường được thể hiện bằng phương trình kinh tế hoặc quan hệ tương xứng giữa các chỉ tiêu kinh tế với nhau. Phương pháp này sử dụng trong phân tích sau nhằm kiểm tra kết quả thu được. Từ mối liên hệ đó ta xác định ảnh hưởng của các nhân tố, biết được quy luật liên hệ giữa các nhân tố. Trong phân tích trước và phân tích tác nghiệp, người ta sử dụng phương pháp này để lập kế hoạch tài chính, làm luận cứ cho việc ra quyết định.

Phương pháp liên hệ thuận chiều và ngược chiều: Phương pháp này phản ánh mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả, nó được sử dụng khi mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nguyên nhân ở dạng thương số đối với chỉ tiêu kết quả. Từ đó ta xác định được ảnh hưởng của các nhân tố thể hiện bằng số tương đối.

Phương pháp liên hệ tương quan: Trong phân tích tài chính phần lớn các chỉ tiêu kinh tế thể hiện mối tương quan hàm số. Phân tích tương quan trong kinh tế nhằm xác định mối liên hệ của các đại lượng ngẫu nhiên, qua đó đánh giá mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ đó đồng thời xác định nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu nghiên cứu.

2.4.3. Phương pháp loại trừ

Phương pháp loại trừ được dùng để xác định mức đô ảnh hưởng của từng nhân tố độc lập tới hỉ tiêu nghiên cứu. Khi thực hiện phương pháp loại trừ ta chỉ nghiên cứu mức độ biến động của nhân tố đang xem xét, còn các nhân tố khác ta không tính đến ảnh hưởng của nó. Phương pháp loại trừ thường bao gồm hai dạng: phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch.

Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng chủ yếu trong trường hợp các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu diễn dưới dạng biểu thức đại số, do vậy khi xét ảnh hưởng của nhân tố này cần phải lần lượt thay thế các chỉ tiêu ở kì gốc bằng các chỉ tiêu ở kỳ phân tích theo một trình tự nhất định sắp xếp nhân tố, khi nhân tố chưa thay đổi thì trị số vẫn giữ nguyên ở kỳ gốc, khi nhân tố đã thay đổi thì trị số chuyển sanh kỳ phân tích.

Phương pháp số chênh lệch là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn. Phương pháp này được sử dụng khi các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu diễn dưới dạng tích, các nhân tố được sắp xếp theo thứ tự nhân tố số lượng rồi đến nhân tố chất lượng. Khi thực hiện phương pháp này, muốn phân tích sự ảnh hưởng của một nhân tố ta lấy phần chênh lệch của nhân tố đó nhân với trị số các nhân tố khác, nhân tố chưa thay đổi trị số giữ nguyên ở kỳ gốc, nhân tố đã thay đổi trị số chuyển sang kỳ phân tích, như vậy cho đến khi hết.

Phương pháp loại trừ được sử dụng trong cả ba loại hình phân tích, phân tích trước, phân tích tác nghiệp và phân tích sau.

2.4.4. Phương pháp đồ thị

Phương pháp này dùng để minh họa, phản ánh trực quan các số liệu phân tích, các kết quả tài chính thu được bằng các biểu đồ, sơ đồ… Phương pháp đồ thị giúp người phân tích thể hiện được rõ ràng xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu và số liệu nghiên cứu hoặc thể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể. Qua đó đưa ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.4.5. Phương pháp Dupont

Trong phân tích tài chính, người ta thường vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu mà người ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ.

Ví dụ, khi xem xét chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, có thể phân tích chỉ tiêu này thành tích số của các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và hệ số vòng quay tài sản, từ đó xác định ảnh hưởng của từng yếu tố tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và hệ số vòng quay tài sản đối với tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Có thể diễn giải công thức như sau:

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản =

Tỷ suất lợi nhuận

trên doanh thu x

Hệ số vòng quay

của tài sản (2.1)

Hay:

Lợi nhuận = Lợi nhuận x Doanh thu thuần (2.2)

Tài sản bình quân Doanh thu thuần Tài sản bình quân

Phương pháp phân tích tài chính Dupont cho ta thấy mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ số tài chính doanh nghiệp chủ yếu. Nó xem xét mối quan hệ tương tác giữa hệ số sinh lời, doanh thu với hiệu suất sử dụng tài chính, tỷ lệ sinh lãi từ tài sản của doanh nghiệp. Phương pháp này thiết lập ra các hàm số giữa các tỷ lệ tài chính để xem xét ảnh hưởng của các yếu tố khác đến một chỉ tiêu tổng hợp. Đó là mối quan hệ hàm số giữa doanh lợi tài sản, vòng quay toàn bộ tài sản và doanh lợi tiêu thụ. Phân tích các hàm số này sẽ thấy được sự tác động giữa các chỉ tiêu tài chính để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí hay xác định tỷ lệ nợ hợp lý. Phương pháp này được sử dụng như việc tổng hợp ảnh hưởng các nhân tố nhằm rút ra nhận xét và kiến nghị.

2.5. Tổ chức phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp2.5.1 Công tác chuẩn bị 2.5.1 Công tác chuẩn bị

Trước khi thực hiện phân tích cần xây dựng kế hoạch phân tích chi tiết, sau đó thu thập số liệu và các thông tin cần thiết cho việc phân tích.

Lập kế hoạch phân tích là giai đoạn đầu tiên đồng thời cũng là khâu quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng, thời gian và nội dung của công việc phân tích. Giai đoạn lập kế hoạch được tiến hành chu đáo, chuẩn xác sẽ giúp cho các giai đoạn sau tiến hành có kết quả tốt. Kế hoạch phân tích phải được xác định về nội dung, phạm vi, thời gian và cách tổ chức phân tích.

Tiếp theo, xác định nội dung phân tích dựa vào mục tiêu phân tích, cần xác định rõ các vấn đề được phân tích là toàn bộ hoạt động tài chính hoặc chỉ một số vấn đề cụ thể.

Cần xác định phạm vi phân tích có thể là toàn đơn vị hoặc vài đơn vị được chọn làm điểm. Tuỳ theo yêu cầu quản lý mà xác định nội dung và phạm vi thích hợp.

Xác định thời gian phân tích bao gồm cả thời gian chuẩn bị và thời gian tiến hành công tác phân tích.

Phân công trách nhiệm các bộ phận trực tiếp và phục vụ cùng các hình thức hội nghị khi cần thiết nhằm thu thập nhiều ý kiến, đánh giá đúng thực trạng và phát hiện đầy đủ tiềm năng, phấn đấu đạt kết quả cao trong kinh doanh.

Sưu tầm kiểm tra tài liệu: Tài liệu được sử dụng trong phân tích tài chính rất phong phú gồm báo cáo tài chính, các tài liệu hạch toán và tình hình cụ thể của doanh nghiệp, trong đó, quan trọng nhất là các báo cáo tài chính. Ngoài ra, phạm vi kiểm tra không chỉ giới hạn ở các tài liệu trực tiếp làm căn cứ phân tích mà cả ở những tài liệu khác có liên quan, đặc biệt là các tài liệu gốc.

2.5.2. Tổ chức phân tích

Sau khi có kế hoạch phân tích tài chính cụ thể, kết hợp với các số liệu đã thu thập được, tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp qua các bước sau:

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích: Tuỳ theo mục đích và nội dung phân tích, theo nguồn tài liệu sưu tầm được và các loại hình phân tích, cần xác định hệ thống chỉ tiêu và phương pháp cho phù hợp.

Xác định nguyên nhân và tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích bằng các phương pháp định lượng, định tính.

Xác định và dự đoán các nhân tố xã hội tác động đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Sau quá trình phân tích phải tiến hành viết báo cáo và có thể tổ chức hội nghị phân tích.

Báo cáo phân tích là bảng tổng hợp những đánh giá cơ bản cùng những tài liệu chọn lọc để minh họa rút ra từ quá trình phân tích. Đánh giá cùng minh họa cần nêu rõ cả thực trạng lẫn tiềm năng cần khai thác. Từ đó nêu rõ được phương hướng và biện pháp phấn đấu trong thời gian tới.

Nếu thấy cần thiết có thể trình bày báo cáo phân tích trong hội nghị phân tích để thu thập ý kiến đóng góp và thảo luận cách thực hiện các phương hướng, biện pháp đã nêu trong báo cáo phân tích.

Tại một số doanh nghiệp nhỏ và vừa có bộ phận thực hiện phân tích tài chính nhưng thường do các phòng kế toán, kinh doanh,... kiêm nhiệm. Tại một số doanh nghiệp lớn, có một bộ phận chuyên trách hoặc có một ủy ban tài chính riêng làm nhiệm vụ phân tích, tư vấn các thông tin về tình hình tài chính cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc. Xuất phát từ thực tế, muốn tổ chức công tác phân tích có hiệu quả, cần phải có các chuyên gia với chức năng phân tích tài chính ở các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, cần có một chuyên gia phân tích. Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, cần có ban phân tích trực thuộc giám đốc. Nhiệm vụ của ban phân tích và các chuyên gia là tư vấn, xem xét các kế hoạch tài chính… là cơ sở đưa ra các quyết định kinh doanh.

Nếu công tác tổ chức phân tích tài chính được thực hiện tốt thì việc phân tích tài chính sẽ được thực hiện thuận lợi và thông tin thu được sẽ càng có giá trị hữu ích cho các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ quản trị tài chính, đặc biệt là quản trị vốn trong doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI – KHÁCH SẠN TỈNH SƠN LA

3.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Thương mại – Khách sạn tỉnh Sơn La La

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần thương mại – khách sạn tỉnh Sơn La sạn tỉnh Sơn La

Công ty Cổ phần thương mại – Khách sạn tỉnh Sơn La được thành lập ngày 01/08/2005 (trước đây là Công ty Thương nghiệp Tỉnh Sơn La). Là công ty hạch toán độc lập đồng thời là tổ chức kinh tế được đầu tư thành lập và hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện các mục đích kinh tế xã hội của tỉnh. Công ty có tư cách pháp nhân, có quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ với nhà nước. Công ty có con dấu riêng theo quy định của nhà nước, có tài khoản riêng mở tại ngân hàng. Điều lệ tổ chức hoạt động do Ban Giám đốc của công ty xây dựng và được phê duyệt dưới sự quản lý của UBND Tỉnh Sơn La.

Trụ sở chính của công ty đặt tại số nhà 228 - Đường Trường Chinh – Thành phố Sơn La.

- Số điện thoại : 0223.852.151 Fax: 0223.852.163 - Mã số thuế: 7900211000001

Với Quyết định số 71/QĐ - BTC ngày 27/03/1989, hai Công ty lớn nhất trong ngành được sáp nhập lại với gần 500 cán bộ công nhân viên bao gồm: Công ty Trạm vận tải Thương nghiệp và Trạm chăn nuôi Bản Sẳng. Từ đây Công ty Thương Nghiệp Tỉnh Sơn La được hình thành. Sau khi sáp nhập từ năm 1989 đến năm 2004 công ty do nhà nước quản lý. Trong thời kỳ này công việc chủ yếu của công ty là sản xuất, chế biến, kinh doanh và xuất khẩu hàng nông sản, lúc này số lượng lao động của công ty trở nên dôi dư, thiếu việc làm, cán bộ lãnh đạo chưa nắm hết được năng lực chuyên môn của từng người, phân công việc làm chưa phù hợp với năng lực của nhân viên.

Mặt khác, công ty ra đời và hoạt động trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt, là công ty còn non trẻ, chưa thực sự nhanh nhạy trong lĩnh vực kinh doanh, thị

trường chưa ổn định, cán bộ công nhân viên chưa có kinh nghiệm trên thương trường, mặt hàng kinh doanh chưa phong phú đa dạng nên chưa đáp ứng được nhu cầu thiết thực của người tiêu dùng. Vì vậy hoạt động kinh doanh của công ty thường bị thua lỗ, nhiều cơ sở không được cấp vốn, công nợ dây dưa kéo dài cản trở việc phát triển của công ty. Trong hoàn cảnh đó công ty đã có hướng giải quyết mới, đó là chính sách luân chuyển cán bộ trong công ty phù hợp với năng lực của từng người. Mặt khác tăng cường cho cán bộ công nhân viên đi học hỏi kinh nghiệm, thăm dò thị trường trong và ngoài nước, tích cực nâng cao chuyên môn cho cán bộ, từng bước khắc phục những hạn chế. Đồng thời từng bước tinh giảm bộ máy hành

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thương mại – Khách sạn tỉnh Sơn La (Trang 41)