Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty cổ phần Thương

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thương mại – Khách sạn tỉnh Sơn La (Trang 61)

Khách sạn tỉnh Sơn La

3.2.4.1. Phân tích tình hình công nợ phải thu

* Phân tích tình hình các khoản phải thu

Căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán 3 năm của công ty, tác giả thống kê lại số liệu các chỉ tiêu phân tích về các khoản phải thu như sau:

Bảng 3.5. Phân tích tình hình các khoản phải thu

Đơn vị tính: triệu đồng S T T Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2011 so với 2010

Năm 2011 so với 2009

Năm 2010 so với 2009

Số tiền % Số tiền % Số tiền % ± % ± % ± %

1 Phải thu khách hàng 3.476,3 82,4 2.396,92 68,5 5 4.373,84 83,2 1.976,92 82,48 897,54 25,82 (1.079,38) (31,05) 2 Trả trước người bán 714,4 16,9 1.010,88 28,92 1.841,09 16 830,21 82,13 1.126,69 157, 7 296,48 41,5 3 Phải thu khác 28,9 0,7 88,63 2,53 42,09 0,8 (46,54) (52,51 ) 13,19 45,6 4 59,73 206,8 Tổng cộng 4.219, 6 100 3.496,43 100 6.257,02 100 2.760,59 79 2.037,42 48,3 (723,17) (17,14)

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thương mại - Khách sạn tỉnh Sơn La 2009, 2010, 2011)

Năm 2010, các khoản phải thu giảm nhẹ so với năm 2009 nhưng tăng mạnh vào năm 2011 mà nguyên nhân chủ yếu là do các khoản phải thu khách hàng thay đổi với tỷ trọng lớn trong tổng giá trị các khoản phải thu của công ty. Cụ thể, năm 2010, giá trị các khoản phải thu khách hàng giảm 1.079,38 triệu đồng so với năm 2009 là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm mạnh của giá trị các khoản phải thu vào năm 2010. Nhưng đến năm 2011, phải thu khách hàng đạt mức 4.373,84 triệu đồng, tăng 1.976,02 triệu đồng tương ứng 82,48% và cũng là nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng tổng giá trị các khoản phải thu của công ty vào năm này. Giá trị các khoản phải thu khách hàng tăng cao là do trong năm 2011 công ty bắt đầu áp dụng phương thức bán buôn với một số mặt hàng thương mại trên thị trường như mì chính Miwon, muối Iot nên chính sách tín dụng bán hàng có nhiều thay đổi để xây dựng khách hàng tiềm năng. Trong thời gian 3 năm, công ty vẫn chưa tiến hành trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Mặc dù

các bạn hàng lớn chủ yếu là trên địa bàn tỉnh nên rất đáng tin cậy và ít có khả năng không thu hồi được nợ nhưng khi tỷ trọng các khoản phải thu khách hàng tăng lên thì công ty cũng cần có các biện pháp thích hợp để quản lý các khoản nợ một cách hiệu quả, cần tìm hiểu kỹ về năng lực tài chính của các khách hàng trước khi đặt quan hệ lâu dài, nhất là trong thời kỳ thị trường với những biến động và rủi ro như hiện nay.

Bên cạnh đó, khoản trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng vẫn ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ tiêu tổng giá trị các khoản phải thu. Cụ thể, khoản trả trước cho người bán tăng từ 714,4 triệu đồng năm 2009 lên đến 1.010,88 triệu đồng vào năm 2010 tương ứng với tốc độ tăng 41,5%, các khoản trả trước cho người bán và phải thu khác tăng lên vào năm 2010 đã phần nào làm hạn chế tốc độ giảm của tổng các khoản phải thu, do đó, mặc dù các khoản phải thu khách hàng giảm nhanh nhưng tổng các khoản phải thu chỉ giảm với tốc độ nhẹ hơn 723,17 triệu đồng với 17,14% so với năm 2010. Năm 2011, công ty gia tăng các khoản phải thu khách hàng đồng thời ứng trước cho người bán với giá trị lớn hơn 830,21 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng với 82,13% cho thấy công ty đang có xu hướng gia tăng số công nợ với khách hàng. Trả trước cho người bán với giá trị lớn đã góp phần làm tăng mức tăng của tổng các khoản phải thu trong năm 2011. Cụ thể, tổng các khoản phải thu tăng lên với tốc độ nhanh chóng, tăng 2.760,59 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng với tăng 79% so với năm 2010.

Như vậy, trước tình hình chung là sự biến động mạnh của thị trường, quy mô hoạt động của công ty bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, các khoản phải thu khách hàng và trả trước cho người bán chiếm tỷ trọng ngày càng cao và tăng lên nhanh chóng cho thấy một phần lớn nguồn vốn của công ty bị chiếm dụng quá nhiều làm hạn chế khả năng sinh lợi của đồng vốn trong năm.

* Phân tích tình hình phải thu của khách hàng

Căn cứ vào số liệu đã được phản ánh về các khoản phải thu khách hàng trên Bảng cân đối kế toán, tiến hành tính toán các chỉ tiêu để phân tích và đánh giá tình hình các khoản phải thu khách hàng của công ty trong thời gian 3 năm như sau:

Bảng 3.6. Phân tích tình hình các khoản phải thu khách hàng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Chệnh lệch năm 2011 so với 2010 Chênh lệch năm 2011 so với 2009 Chênh lệch năm 2010 so với 2009

1. Phải thu khách hàng đầu năm 2.396,93 3.476,29 1.885,14 2. Phải thu khách hàng cuối năm 4.373,83 2.396,93 3.476,29

4. Doanh thu thuần (triệu đồng) 69,102,07 59,404,4 9

75,922,89 9.697,58 (6.820,82) (16.518,4)

5. Số vòng quay phải thu khách hàng (vòng)

20 20 28 0 (8) (8)

6. Thời gian bình quân 1 vòng quay phải thu khách hàng (ngày)

18 18 13 0 5 5

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thương mại - Khách sạn tỉnh Sơn La năm 2009, 2010, 2011)

Trong các hợp đồng kinh tế của công ty khi ký kết với khách hàng, hầu hết các hợp đồng đều quy định thời hạn 15 ngày kể từ ngày phát sinh nghiệp vụ. Do đó, với kết quả tính toán trên bảng số liệu ta thấy, số vòng quay phải thu của khách hàng năm 2010 giảm so với năm 2009 là 8 vòng, do vậy thời gian bình quân mỗi vòng quay năm 2010 tăng lên so với năm 2009 là 5 ngày. Điều đó cho thấy vốn của công ty trong năm 2010 bị chiếm dụng nhiều hơn so với năm 2009. Tuy nhiên, đối chiếu với hợp đồng kinh tế của khách hàng thì thời gian bình quân một vòng quay phải thu khách hàng rất dài, khách hàng thường không đảm bảo được về thời hạn hoàn trả vốn cho công ty (trung bình chậm 3 ngày so với hợp đồng), do đó công ty khó có thể đảm bảo được nguồn vốn huy động trong năm.

Đến năm 2011, do số dư bình quân các khoản phải thu khách hàng năm 2011 tăng 448,77 triệu đồng đồng thời doanh thu thuần cũng tăng lên 9.697,58 triệu đồng so với năm 2010 nên thời gian bình quân 1 vòng quay các khoản phải thu khách hàng gần như không có sự thay đổi so với năm 2010 chứng tỏ công ty chưa có biện pháp gì để cải thiện chính sách tín dụng thương mại nên vẫn chưa được chủ động khi sử dụng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhìn chung, công ty bị chiếm dụng vốn nhiều trong thời gian dài, trong khi đó các khoản phải trả tương đối nhỏ cho thấy công ty không đi chiếm dụng vốn được nhiều từ các chủ thể khác. Điều đó cho thấy khả năng huy động vốn của công ty rất thấp, chỉ sử dụng chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu hàng năm. Các khoản phải thu không thu hồi được đầy đủ và đúng lúc nên rất khó có thể đáp ứng được nhu cầu vốn cho các kỳ kinh doanh tiếp theo, do đó, dẫn đến quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp dần. Vì vậy, ở thời điểm hiện tại, công ty cần xây dựng và điều chỉnh lại chính sách tín dụng thương mại cho hợp lý.

3.2.4.2. Phân tích tình hình công nợ phải trả

* Phân tích tình hình các khoản phải trả

Các khoản phải trả của công ty bao gồm: Phải trả người bán, phải trả cán bộ công nhân viên, phải nộp ngân sách nhà nước, phải trả tiền vay, phải trả khác,... Căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán 3 năm của công ty, số liệu các chỉ tiêu phân tích về các khoản phải trả được thống kê lại như sau:

Bảng 3.7. Phân tích tình hình các khoản phải trả

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Cuối năm 2011 Cuối năm 2010 Cuối năm 2009 Cuối năm 2011 so với cuối năm 2010

Cuối năm 2011 so với cuối năm 2009

Cuối năm 2010 so với cuối năm 2009

Số tiền % Số tiền % Số tiền % ± % ± ±

I. Nợ ngắn hạn 2.506,23 61,8 3.183,25 47,37 17.435,02 75,54 (677,02) (14.928,79) (14.251,77)

1. Vay và nợ ngắn hạn 547,09 11,53 1.005 14,95 3.037,83 (457,91) (2.490,74) (2.032,83)

2. Phải trả người bán 1.799,2 37,8 995,41 14,81 918,45 803,79 880,75 76,96

3. Người mua trả tiền trước 3,52 0,07 370,12 12.477,16 (366,6) (12.473,64) (12.107,04)

4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

304,73 6,4 187,79 79,96 116,94 224,77 107,83

5. Phải trả người lao động 143,27 3 459,54 774,28 (316,27) (631,01) (314,74)

6. Chi phí phải trả 11,18 145,92 (11,18) (145,92) (134,74)

7. Các khoản phải trả khác 142,85 3 154,21 1,42 (11,36) 141,43 152,79

II. Nợ dài hạn 2.240,7 47,2 3.537,31 52,63 5.644,12 24,46 (1.296,61) (3.403,42) (2.106,81)

1. Phải trả dài hạn khác 1.915,43 40,4 3.184,76 47,39 5.335,38 23,12 (1.269,33) (3.419,95) (2.150,62)

2. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 294,74 6,2 283,68 4,22 259,69 1,13 11,06 35,05 23,99

3. Doanh thu chưa thực hiện 30,53 0,6 68,87 1,02 49,05 0,21 (38,34) (18,52) 19,82

Tổng nợ phải trả 4.746,93 100 6.720,56 100 23.079,15 100 (1.973,63) (18.332,22) (16.358,59)

Từ bảng phân tích trên cho thấy các khoản nợ của công ty đã có sự biến động mạnh. Năm 2009, nợ phải trả đạt 23.079,15 triệu đồng bắt đầu giảm với tốc độ nhanh vào năm 2010 xuống còn 6.720,56 triệu đồng tương ứng với mức giảm 16.358,59 triệu đồng mà nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ giảm mạnh của nợ ngắn hạn như vay và nợ ngắn hạn, các khoản người mua trả tiền trước. Cụ thể, vay và nợ ngắn hạn giảm 2.032,83 triệu đồng và khoản người mua trả tiền trước giảm mạnh nhất với mức giảm là 12.107,04 triệu đồng. Năm 2009, nợ ngắn hạn đạt giá trị cao nhất trong vòng 3 năm với tỷ trọng khá cao mà chủ yếu là do công ty mua hàng nhưng chưa thanh toán tiền hàng cho người bán. Tổng giá trị các khoản nợ ngắn hạn đến năm 2010 giảm 14.251,77 triệu đồng so với năm 2009 mà chủ yếu cũng là do tốc độ giảm mạnh của các khoản phải trả người bán cho thấy công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán tiền hàng trong thời gian ngắn hạn nhưng nguồn vốn chiếm dụng được từ người bán trong năm này lại rất thấp, chỉ đạt 370,12 triệu đồng đã báo hiệu khó khăn của vấn đề huy động vốn trong ngắn hạn. Năm 2010, nợ ngắn hạn chiếm 9,56% trong tổng nguồn vốn và tập trung chủ yếu vào khoản người mua trả tiền trước. Năm 2011, nợ ngắn hạn tiếp tục giảm so với năm 2010 là 677,02 triệu đồng nhưng chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng nguồn vốn: 61,8% chủ yếu là do công ty huy động vốn từ phải trả người bán, vay và nợ ngắn hạn là chủ yếu. Công ty chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp nhiều hơn và tỷ trọng các khoản phải trả người bán cũng cao hơn so với khoản vay và nợ ngắn hạn. Cụ thể, năm 2011, khoản vay và nợ ngắn hạn huy động được 547,09 triệu đồng giảm so với năm 2010 là 457,91 triệu đồng, chỉ chiếm 11,53% trong tổng nợ phải trả của công ty. Tiếp sau đó, phải trả người bán tăng mạnh vào năm 2011 với 1.799,2 triệu đồng chiếm 37,8% trong tổng nợ phải trả và là khoản phải trả ngắn hạn có tỷ trọng lớn nhất. Ngoài ra, các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, phải trả người lao động, chi phí phải trả và các khoản phải trả khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ và sự biến động qua các năm là không lớn.

Bên cạnh đó, các khoản nợ dài hạn cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng nợ phải trả của công ty. Năm 2009, nợ dài hạn chiếm tỷ trọng 24,46% thấp nhất trong cả 3 năm, trong đó tập trung chủ yếu vào các khoản phải trả dài hạn khác chiếm tới 23,12% tổng nợ. Năm 2010, nợ dài hạn giảm 2.150,62 triệu đồng so với năm 2009, do tổng nợ phải trả trong năm cũng giảm mạnh nên khoản phải trả dài hạn khác của công ty gia tăng mạnh về tỷ trọng 47,37% trong tổng nợ phải trả. Năm 2011, tổng nợ phải trả tiếp tục giảm nhưng với tốc độ giảm chậm hơn. Các khoản

phải trả dài hạn khác chiếm tỷ trọng cao nhất 40,4% nhưng vẫn theo đà giảm ở mức 1.915,43 triệu đồng. Tại công ty, các khoản phải trả dài hạn khác tập trung chủ yếu phản ánh giá trị trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Ngoài ra, số tiền thu trước của khách hàng trong nhiều kỳ về cho thuê tài sản, cơ sở hạ tầng được phản ánh vào doanh thu chưa thực hiện nhưng những chỉ tiêu này qua các năm biến động không nhiều và chiếm tỷ trọng rất thấp.

* Phân tích tình hình phải trả người bán

Trong tổng số nợ phải trả, phải trả nhà cung cấp thường có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng thanh toán và uy tín của doanh nghiệp. Căn cứ vào số liệu đã được phản ánh về các khoản phải trả người bán trên Bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu để phân tích và đánh giá tình hình các khoản phải thu khách hàng của công ty trong thời gian 3 năm được thực hiện như sau:

Bảng 3.8. Phân tích tình hình phải trả người bán

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Chệnh lệch năm 2011 so với 2010 Chênh lệch năm 2011 so với 2009 Chênh lệch năm 2010 so với 2009

1. Phải trả người bán đầu năm 995,41 918,45 1.160,83 2. Phải trả người bán cuối

năm 1.799,2 995,41 918,45 3. Phải trả người bán bình quân 1.397,30 5 956,93 1.039,64 440,375 357,665 (82,71) 4. Giá vốn hàng bán (triệu đồng) 58.330,6 8 49.719,6 9 63.580,1 8 8.610,99 (5.249,5) (13.860,49) 5. Số vòng quay phải trả người bán (vòng) 42 52 61 (10) (19) (9)

6. Thời gian bình quân 1 vòng quay phải trả người bán(ngày)

9 7 6 2 3 1

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thương mại - Khách sạn tỉnh Sơn La năm 2009, 2010, 2011)

Qua số liệu trên cho thấy số vòng quay phải trả người bán năm 2010 giảm so với năm 2009 là 9 vòng nhưng giá vốn hàng bán trong năm cũng giảm mạnh nên thời gian bình quân mỗi vòng quay năm 2010 chỉ tăng so với năm 2009 là 1 ngày. Chứng tỏ trong năm 2010 công ty chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp ít hơn so với năm 2009. Với những hợp đồng kinh tế của người bán có giá trị lớn thì thời hạn thanh toán của công ty thường là 1 tuần (7 ngày), đối với những hợp đồng có giá trị nhỏ thường không quy định thời hạn chiếm dụng vốn. Theo đó, thời gian bình quân

1 vòng quay phải trả người bán đúng với thời hạn được quy định đã tạo nên uy tín lớn của công ty đối với người bán.

Giá vốn hàng bán biến động và gia tăng mạnh vào năm 2011 với mức 8.610,99 triệu đồng so với năm 2010 nhưng số dư bình quân các khoản phải trả người bán tăng 440,375 triệu đồng nên số vòng quay các khoản phải trả người bán tiếp tục giảm vào năm này. Số vòng quay các khoản phải trả người bán năm 2011 giảm mạnh 19 vòng so với năm 2009 tương ứng với giảm 10 vòng so với năm 2010, theo đó thời gian bình quân 1 vòng quay phải trả người bán trong năm 2011 tăng so với năm 2010 là 2 ngày. Đối chiếu với hợp đồng kinh tế của người bán mà công ty đã ký kết thì số phải trả của người bán năm 2011 chậm hơn so với hợp đồng là 2 ngày cho thấy công ty đã chiếm dụng vốn của nhà cung cấp quá thời hạn 2 ngày so với hợp đồng kinh tế đã được ghi nhận. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty đối với người bán, sự tin tưởng của bạn hàng đã được công ty xây dựng từ trước.

* Phân tích mối quan hệ công nợ phải thu và công nợ phải trả

Trong thực tế hoạt động kinh doanh của công ty, mối quan hệ phải thu và phải trả tồn tại là một tất yếu khách quan. Để phân tích rõ bản chất của công nợ phải

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thương mại – Khách sạn tỉnh Sơn La (Trang 61)