Phân tích hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thương mại – Khách sạn tỉnh Sơn La (Trang 72)

Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, do đó, khi phân tích tình hình tài chính cần phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng tài sản, vốn chủ sở hữu và hiệu quả sử dụng chi phí, tiền vay của công ty. Chi tiết được phân tích như sau:

3.2.5.1. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh

Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh sẽ giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn chung về hiệu quả kinh doanh của công ty, về xu hướng kinh doanh và những nhân tố ảnh hưởng. Thông qua việc đánh giá nhằm đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty, tăng khả năng sinh lời và đảm bảo hiệu quả kinh

tế. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh có thể tính toán được các chỉ tiêu phản ánh khái quát hiệu quả kinh doanh của công ty như sau:

Bảng 3.12. Phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009

Chênh lệch năm 2011/2010 Chênh lệch năm 2011/2009 Chênh lệch năm 2010/2009

1. Tổng tài sản bình quân (triệu

đồng) 30.995,72 40.186,75 40.992,77 (9.191,03) (9.997,05) (806,02) 2. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu

bình quân (triệu đồng) 25.261,98 25.286,89 23.524,98 (24,91) 1.737 1.761,91 3. Doanh thu 69.102,07 59.404,49 75.922,89 9.697,58 (6.820,82) (16.518,4) 4. Tổng lợi nhuận kế toán trước

thuế TNDN (triệu đồng) 2.482,18 2.955,66 416,9 (473,48) 2.065,28 2.538,76 5. Chi phí lãi vay 112,12 43,02 294,94 69,1 (182,82) (251,92) 6. Lợi nhuận sau thuế 2.482,18 2.574,67 375,21 (92,49) 2.106,97 2.199,46 7. Tỷ suất sinh lời kinh tế tài sản

(%) 8,37 7,46 1,74 0,91 6,63 5,72

8. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở

hữu(%) 9,83 10,18 1,59 (0,35) 8,24 8,59

9. Tỷ suất sinh lời của tài sản(%) 8 6,4 0,92 1,6 7,08 5,48 10. Tỷ suất sinh lời của doanh

thu(%) 3,6 4,33 0,49 (0,73) 3,11 3,84

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thương mại - Khách sạn tỉnh Sơn La năm

2009, 2010, 2011)

Tỷ suất sinh lời kinh tế tài sản và tỷ suất sinh lời của tài sản đều có xu hướng gia tăng qua các năm bắt đầu từ năm 2009 cho thấy được lợi nhuận mà công ty tạo ra hàng năm từ 100 đồng vốn đầu tư đều gia tăng với tốc độ ngày càng mạnh. Năm 2010, tỷ suất sinh lời của tài sản tăng 5,48% so với năm 2009 và tỷ suất này tiếp tục tăng thêm 1,6% trong năm 2011. Điều đó chứng tỏ công ty đang ngày càng sử dụng tài sản có hiệu quả hơn. Đồng thời đó cũng là nhân tố giúp cho các nhà quản trị đầu tư theo chiều rộng trong các kỳ kinh doanh tiếp theo. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ suất sinh lời của công ty trong thời gian 3 năm đều là khá thấp, thấp hơn lãi suất thị trường tại thời điểm hiện tại, điều này sẽ gây khó khăn cho việc công ty tiếp tục vay thêm vốn để đầu tư vào hoạt động kinh doanh trong những chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Do đó, để khắc phục, công ty cần có các biện pháp hợp lý để sử dụng tài sản có hiệu quả cao hơn.

Năm 2009, bình quân cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu công ty chỉ thu được 1,59 đồng lợi nhuận sau thuế nhưng vào năm 2010, số lợi nhuận sau thuế trên 100 đồng vốn chủ sở hữu tăng lên 8,59 đồng và tiếp tục tăng vào năm 2011 với mức tăng 8,24 đồng so với năm 2009. Điều đó cho thấy công ty sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu

quả nhưng hiệu quả không được như mong muốn của chủ sở hữu vì mức lợi nhận tạo ra trên 100 đồng vốn chủ sở hữu chỉ mang lại được lợi nhuận sau thuế từ 9 đến 10 đồng thấp hơn lãi suất thị trường khi cá tổ chức tín dụng huy động vốn tại thời điểm đó.

Tương tự với chiều hướng phát triển của các chỉ tiêu trên, tỷ suất sinh lời của doanh thu cũng biến động qua các năm gần đây. Cụ thể, năm 2009 tỷ suất này đạt 0,49% là quá thấp nhưng ngay năm sau đó, tỷ suất sinh lời của doanh thu tăng lên 4,33% vào năm 2010 giảm xuống mức 3,6% vào năm 2011. Nhìn chung hàng năm, mức lợi nhuận công ty nhận được trên 100 đồng doanh thu chưa thực sự cao trong khi mức sinh lợi từ doanh thu và vốn chủ sở hữu đang có xu hướng giảm.

3.2.5.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Căn cứ vào số liệu thực tế trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh qua 3 năm hoạt động, các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả sử dụng tài sản chung của công ty được thống kê lại và tính toán như sau:

Bảng 3.13. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009

Chênh lệch năm 2011/2010 Chênh lệch năm 2011/2009 Chênh lệch năm 2010/2009

1. Tổng tài sản bình quân (triệu

đồng) 30.995,72 40.186,75 40.992,77 (9.191,03) (9.997,05) (806,02) 2. Doanh thu 69.102,07 59.404,49 75.922,89 9.697,58 (6.820,82) (16.518,4) 3. Lợi nhuận sau thuế 2.482,18 2.574,67 375,21 (92,49) 2.106,97 2.199,46 4. Tỷ suất sinh lời của tài sản(%) 8 6,4 0,92 1,6 7,08 5,48 5. Số vòng quay của tài sản 2,2 1,5 1,9 0,7 0,3 (0,4) 6. Suất hao phí của tài sản so với

doanh thu thuần 0,45 0,68 0,54 (0,23) (0,09) 0,14

7. Suất hao phí của tài sản so với

lợi nhuận sau thuế 12,5 15,6 109,3 (3,1) (96,8) (93,7)

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thương mại - Khách sạn tỉnh Sơn La năm

2009, 2010, 2011)

Số vòng quay của tài sản năm 2010 giảm nhẹ so với năm 2009 là 0,4 vòng chứng tỏ các tài sản của công ty vận động chậm hơn nhưng với tốc độ không cao nên không có sự thay đổi lớn. Năm 2011, số vòng quay của tài sản lại tăng lên đạt cao nhất 2,2 vòng tức là tăng gần 1 vòng so với năm 2010 cho thấy các tài sản của công ty vận động nhanh hơn những năm trước nhưng tốc độ vận động khá chậm, đó là động lực góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên, nhìn chung đối với công ty có ngành nghề kinh doanh chính là thương mại và dịch vụ thì

số vòng quay tài sản của công ty là thấp cho thấy các tài sản trong công ty vận động chưa nhanh. Do vậy, công ty cần áp dụng các biện pháp hợp lý để tăng nhanh vòng quay của tài sản, góp phần tăng doanh thu và nâng cao lợi nhuận.

Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần năm 2009 là 0,54 và tăng nhẹ 0,14 vào năm 2010 với nguyên nhân chính là do doanh thu thuần năm 2010 thấp hơn năm 2009 trong khi tổng tài sản bình quân không có sự biến động quá lớn. Nhưng ngay năm sau đó, tổng tài sản bình quân của công ty giảm mạnh đồng thời doanh thu thuần tăng nhẹ nên suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần năm 2011 giảm xuống còn 0,45. Mặc dù suất hao phí giảm cho thấy hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn nhưng nguyên nhân của sự thay đổi chính là do quy mô hoạt động giảm thấp hơn lại là điều không thực sự tốt.

Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế rất cao trong năm 2009 và giảm mạnh vào năm 2010, đến năm 2011 giảm còn 12,5 chứng tỏ mức lợi nhuận của công ty tạo ra được hàng năm càng cao cho thấy các tài sản ngày càng được sử dụng có hiệu quả hơn.

3.2.5.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thông qua mô hình tài chính Dupont

Để có thể xác định được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hiệu quả sử dụng tài sản để từ đó có các biện pháp nâng cao lợi nhuận cho công ty, cần tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của công ty dựa vào mô hình tài chính Dupont. Theo mô hình này, ta triển khai phân tích như sau:

Tỷ suất sinh lời của tài sản =

Lợi nhuận sau thuế

= Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu Tài sản bình quân Doanh thu Tài sản bình quân

Với những số liệu phản ánh trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh của 3 năm, có thể hệ thống lại các chỉ tiêu để phân tích như sau:

ROA năm 2009 = 334,89 x 75.922,89 75.922,89 40.992,77 0,82% = 0,44% x 1,9 ROA năm 2010 = 59.404,492.574,67 x 59.404,4940.186,75 6,4% = 4,33% x 1,5 ROA năm 2011 = 69.102,072.482,18 x 69.102,0730.995,72 8% = 3,6% x 2,2

Theo mô hình ta nhận thấy ROA năm 2009 đạt mức thấp nhất là 0,82% và tăng mạnh lên 6,4% vào năm 2010 chứng tỏ hiệu quả sử dụng các tài sản trong năm

đã được nâng cao hơn nhiều so với năm trước, đây sẽ là nhân tố thúc đẩy nhà quản trị mở rộng quy mô sản xuất. Việc gia tăng mạnh đó là do ảnh hưởng của 2 nhân tố sau:

- Tỷ suất sinh lời của doanh thu năm 2010 tăng mạnh hơn so với năm 2009 là 3,89% chứng tỏ khả năng kiểm soát chi phí rất tốt.

- Số vòng quay của tài sản năm 2010 thấp hơn 0,4 vòng so với năm 2009 chứng tỏ sức sản xuất của các tài sản là thấp hơn, tài sản vận động chậm hơn so với năm trước nên đã làm hạn chế tốc độ gia tăng của ROA.

Năm 2011, ROA đạt mức cao hơn 1,6% so với năm 2010 cũng cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản đã tốt hơn, việc gia tăng này cũng là do 2 nguyên nhân:

- Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần năm 2011 giảm xuống 0,73% so với năm 2010 chứng tỏ khả năng kiểm soát chi phí chưa được tốt, doanh thu trong năm khá lớn nhưng chi phí lại quá cao nên mức sinh lời của doanh thu thấp hơn năm trước.

- Số vòng quay của tài sản trong năm 2011 cao hơn năm 2010 là 0,7 vòng chứng tỏ sự vận động của các tài sản nhanh hơn, sức sản xuất của tài sản đã cao hơn so với năm 2010.

Như vậy, để nâng cao được tỷ suất sinh lời của tài sản, hàng năm, công ty cần nâng cao hơn nữa tỷ suất sinh lời của doanh thu bằng cách kiểm soát chi phí tốt hơn và đẩy nhanh hơn nữa sự vận động của tài sản để gia tăng số vòng quay tài sản, đó là những nhân tố quan trọng sẽ đóng góp cho chỉ tiêu ROA gia tăng.

3.2.5.4. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Việc quản lý chặt chẽ tài sản ngắn hạn sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao lợi nhuận. Do vậy, việc thường xuyên phân tích hiệu quả kinh doanh của tài sản ngắn hạn là thực sự cần thiết. Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn như sau:

Bảng 3.14. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009

Chênh lệch năm 2011/2010 Chênh lệch năm 2011/2009 Chênh lệch năm 2010/2009 1. Tài sản ngắn hạn bình quân (triệu đồng) 14.665,78 18.213,545 18.303,42 2. Tổng số luân chuyển thuần 70.115,33 60.235,56 76.482,43

3. Doanh thu 69.102,07 59.404,49 75.922,89 9.697,58 (6.820,82) (16.518,4) 4. Lợi nhuận sau thuế 2.482,18 2.574,67 375,21 (92,49) 2.106,97 2.199,46 5. Tỷ suất sinh lời của tài sản 16,92 14,12 2,05 2,8 14,87 12,07

ngắn hạn(%)

6. Số vòng quay của tài sản ngắn

hạn (vòng) 5 3 4 2 1 (1)

7. Suất hao phí của tài sản ngắn

hạn so với doanh thu thuần 0,21 0,31 0,24 (0,1) (0,03) 0,07 8. Suất hao phí của tài sản ngắn

hạn so với lợi nhuận sau thuế 5,9 7,07 48,78 (1,17) (42,88) (41,71)

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thương mại - Khách sạn tỉnh Sơn La năm 2009, 2010, 2011)

Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn tăng lên theo từng năm cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn đang dần được cải thiện. Năm 2010, khi công ty đầu tư 100 đồng tài sản ngắn hạn thì tạo ra được 14,12 đồng lợi nhuận sau thuế, cao hơn 12,07 đồng so với năm 2009. Đến năm 2011, chỉ tiêu này tiếp tục gia tăng nhanh và đạt 16,92 đồng. Trong năm này, tổng giá trị tài sản ngắn hạn giảm so với 2 năm trước với tốc độ giảm mạnh hơn tốc độ giảm của lợi nhuận nên tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn vẫn tiếp tục gia tăng. Theo đó, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty năm 2011 là tốt hơn năm 2010.

Với chỉ tiêu số vòng quay của tài sản ngắn hạn cũng cho thấy năm 2011, tài sản ngắn hạn quay được nhiều nhất chứng tỏ tài sản ngắn hạn của công ty vận động nhanh hơn so với 2 năm trước. Số vòng quay của tài sản ngắn hạn năm 2010 thấp hơn năm 2009 cho thấy khả năng vận động của tài sản ngắn hạn năm 2010 chậm hơn. Tuy nhiên, nhìn chung đối với công ty hoạt động trong ngành thương mại và dịch vụ thì số vòng quay của tài sản ngắn hạn như vậy là chưa thực sự cao. Công ty cần tích cực đẩy nhanh hơn nữa tốc độ quay vòng của tài sản ngắn hạn.

Suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với doanh thu thuần năm 2009 là 0,24 và gia tăng thêm 0,07 lần vào năm 2010 càng cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty rất thấp. Năm 2011, suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với doanh thu thuần giảm mạnh xuống mức thấp nhất là 0,21 lần cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn đã được cải thiện hơn.

Tương tự như vậy, suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với lợi nhuận sau thuế năm 2009 là quá cao với mức 48,78 lần chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn quá thấp, bình quân cứ 1 đồng lợi nhuận sau thuế cần tới 48,78 đồng tài sản ngắn hạn là quá nhiều. Năm 2010, suất hao phí của tài sản ngắn hạn giảm mạnh 41,71 đồng so với năm 2009 nhưng vẫn là quá nhiều. Đến năm 2011, do công ty thu hẹp quy mô sản suất kinh doanh, tài sản ngắn hạn được đầu tư ít hơn nên suất hao phí của tài sản ngắn hạn giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm là 5,9 cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tốt hơn nhưng nhìn chung, suất hao phí của tài

sản ngắn hạn là khá cao. Công ty cần tiếp tục xây dựng dự toán về nhu cầu tài sản ngắn hạn để có mức lợi nhuận cao hơn với suất hao phí tài sản ngắn hạn thấp hơn nữa.

* Phân tích tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn

Mặt khác, tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn cũng phần nào đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty. Các chỉ tiêu phân tích tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn được tính toán như sau:

Bảng 3.15. Phân tích tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009

Chênh lệch năm 2011/2010 Chênh lệch năm 2011/2009 Chênh lệch năm 2010/2009 1. Tài sản ngắn hạn bình quân (triệu đồng) 14.665,78 18.213,545 18.303,42 2. Tổng số luân chuyển thuần 70.115,33 60.235,56 76.482,43 3. Số vòng luân chuyển của tài

sản ngắn hạn (vòng) 5 3 4 2 1 (1)

4. Thời gian 1 vòng quay của tài

sản ngắn hạn 76 110 87 (34) (11) 23

5. Hệ số đảm nhiệm của tài sản

ngắn hạn 0,21 0,3 0,24 (0,09) (0,03) 0,06

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thương mại - Khách sạn tỉnh Sơn La năm 2009, 2010, 2011)

Năm 2009, tài sản ngắn hạn luân chuyển được 4 vòng cao hơn so với năm 2010 và thấp hơn so với năm 2011 là 1 vòng cho thấy tài sản ngắn hạn trong năm 2011 được luân chuyển với tốc độ nhanh hơn. Nhưng nhìn chung, số vòng luân chuyển của tài sản ngắn hạn trong 3 năm là 4 hoặc 5 vòng như vậy là khá thấp so với quy mô và lĩnh vực hoạt động của công ty. Theo đó, thời gian quay vòng của tài sản ngắn hạn cũng khá dài. Năm 2009, tài sản ngắn hạn quay được 1 vòng phải mất thời gian là 87 ngày thì đến năm 2010 phải phải lãng phí hơn 110 ngày để tài sản ngắn hạn quay vòng. Năm 2011, số vòng luân chuyển của tài sản ngắn hạn tăng lên 5 vòng nên công ty đã tiết kiệm được 34 ngày quay vòng so với năm 2010.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thương mại – Khách sạn tỉnh Sơn La (Trang 72)