Để đánh giá hiệu quả sản phẩm thẻ thì việc cần thiết là phải xác định doanh thu mà mỗi sản phẩm thẻ mang lại và chi phí được phân bổ cho mỗi sản phẩm đó.
3.2.4.1. Doanh thu
a. Thu từ phí phát hành thẻ
Thu từ phí phát hành thẻ trong một năm được tính trên cơ sở mức thu phí phát hành thẻ và số lượng thẻ phát hành trong năm đó.
Thẻ Lập nghiệp được miễn phí phát hành, do đó, sẽ không phát sinh thu từ phí phát hành thẻ.
Thẻ Liên kết sinh viên được Agribank miễn phí phát hành từ năm 2009 đến hết năm 2010 và bắt đầu thu phí từ năm 2011, do đó, chỉ phát sinh thu từ phí phát hành thẻ kể từ năm 2011.
b. Thu từ phí thường niên
Phí thường niên là phí dịch vụ hàng năm để duy trì tài khoản thẻ và những lợi ích có được từ thẻ. Phí thường niên được tính ngay khi ngân hàng phát hành thẻ cho khách hàng và phát sinh đều đặn mỗi năm trong thời hạn hiệu lực thẻ. Hiện nay Agribank mới chỉ thu phí thường niên đối với thẻ quốc tế. Thu từ phí thường niên trong một năm được tính trên cơ sở mức thu phí thường niên và số lượng thẻ phát hành lũy kế đến năm tính toán.
c. Thu từ phí chiết khấu ĐVCNT
Là số phí Agribank thu được từ ĐVCNT, căn cứ vào doanh số chấp nhận thanh toán tại ĐVCNT hàng năm. Mức phí theo biểu phí hiện hành đối với thẻ nội địa là 0,3% doanh số sử dụng; thẻ quốc tế là 1,8% doanh số sử dụng, trong đó, Agribank phải trả Banknetvn 0,1% doanh số sử dụng và trả cho TCTQT 1,4% doanh số sử dụng. Để phân bổ khoản thu này cho từng loại sản phẩm thẻ, ta căn cứ trên tỷ lệ chiết khấu áp dụng cho từng loại sản phẩm thẻ, tỷ lệ chi trả cho các tổ chức thẻ và tỷ lệ đóng góp của từng loại sản phẩm thẻ trong tổng doanh số sử dụng thẻ.
d. Thu từ phí giao dịch thẻ Agribank, bao gồm:
- Thu phí rút/ứng tiền mặt:0,02% số tiền giao dịch, tối thiểu 10.000 VND/1 giao dịch của thẻ ghi nợ nội địa và ghi nợ quốc tế tại EDC tại quầy giao dịch của Agribank; 2% số tiền giao dịch, tối thiểu 20.000 VND/1 giao dịch của thẻ tín dụng quốc tế tại ATM và EDC/POS của Agribank;4% số tiền giao dịch, tối thiểu 50.000 VND/1 giao dịch của thẻ quốc tế tại ATM và EDC/POS của ngân hàng khác.
- Thu phí chuyển khoản: 0,05% số tiền giao dịch, tối thiểu 3.300 VND/1 giao dịch của thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế tại ATM và EDC/POS của Agribank.
- Thu phí vấn tin, in sao kê: 550 VND/1 giao dịch đối với tất cả các sản phẩm thẻ tại ATM và EDC/POS của Agribank; 11.000 VND/1 giao dịch với giao dịch của thẻ quốc tế tại ATM và EDC/POS của ngân hàng khác.
- Thu phí chuyển đổi ngoại tệ: 2% số tiền giao dịch, áp dụng đối với giao dịch tại nước ngoài của thẻ quốc tế.
Để đơn giản hóa việc tính toán ta giả định tất cả các giao dịch rút tiền mặt, chuyển khoản, vấn tin, in sao kê đều thu được mức phí tối thiểu trên giao dịch, theo đó, việc phân bổ khoản thu từ phí giao dịch được căn cứ trên số phí thu được trên một giao dịch và tỷ lệ đóng góp của từng sản phẩm thẻ trong tổng số món giao dịch. Riêng đối với khoản thu từ phí chuyển đổi ngoại tệ được tính trên cơ sở tỷ lệ đóng góp của từng sản phẩm thẻ trong tổng doanh số sử dụng thẻ.
Ngoài ra, Trước 1/5/2009, Agribank miễn phí hoàn toàn các giao dịch nội mạng tại ATM, EDC/POS do đó không phát sinh khoản thu từ phí giao dịch của thẻ Success trong các năm từ 2005 đến 2008.
e. Thu từ chấp nhận thanh toán thẻ thuộc các TCTQT, tổ chức chuyển mạch Banknetvn
Đây là khoản thu có được từ việc chấp nhận thẻ ngân hàng khác giao dịch tại thiết bị chấp nhận thẻ của Agribank. Khoản thu này có được nhờ đầu tư hệ thống chấp nhận thẻ ATM và EDC/POS. Do đó, thực hiện phân bổ theo cách phân bổ chi phí đầu tư ATM và EDC/POS, tức là phân bổ theo tỷ lệ đóng góp vào số món giao dịch của từng sản phẩm thẻ.
f. Thu ròng từ chênh lệch tỷ giá trong thanh quyết toán với các TCTQT
Do thời điểm giao dịch được hạch toán trên IPCAS và thời điểm thanh quyết toán với TCTQT là hai thời điểm khác nhau nên phát sinh khoản thu này. Khoản thu này được phân bổ cho thẻ quốc tế, căn cứ trên tỷ lệ đóng góp vào doanh số sử dụng của các sản phẩm thẻ.
g. Thu ròng từ chênh lệch lãi suất trên số dư tài khoản thanh toán đăng ký phát hành thẻ
Số dư tài khoản tiền gửi thanh toán đăng ký phát hành thẻ là nguồn vốn giá rẻ của các ngân hàng. Một phần nguồn vốn này được sử dụng để cho vay thấu chi, phần còn lại sử dụng vào các mục đích kinh doanh khác của ngân hàng. Hiện nay, trong khi ngân hàng phải trả lãi huy động tiết kiệm ở mức 9%/năm thì chỉ phải trả lãi 2%/năm cho số tiền trong tài khoản thanh toán phát hành thẻ của khách hàng. Do vậy, ngân hàng thu được từ chênh lệch lãi suất tối thiểu là 7% số dư tài khoản tiền gửi thanh toán đăng ký phát hành thẻ. Khoản thu này có được từ kinh doanh các sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế.
h. Thu từ lãi cho vay thẻ tín dụng: được tính toán dựa trên dư nợ cho vay thẻ tín dụng và lãi suất cho vay thẻ tín dụng trong từng thời kỳ. Khoản thu này có được từ kinh doanh sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế.
i. Thu khác
Bao gồm: thu từ phí xác nhận thông tin chủ thẻ, phí tra soát, khiếu nại, phí thay đổi mã PIN, phí trả thẻ bị thu hồi, phí thay đổi hạn mức giao dịch,…Khoản thu này được phân bổ cho các sản phẩm thẻ dựa trên số lượng thẻ lũy kế từng năm. 3.2.4.2. Chi phí
a. Chi phí phát hành thẻ
Chi phí phát hành thẻ bao gồm: Chi phí mua nguyên vật liệu dùng cho phát hành thẻ (phôi thẻ trắng, giấy in PIN, phong bì); Chi phí khấu hao, sửa chữa và bảo trì hệ thống phát hành thẻ (máy cá thể hóa thẻ, máy in PIN); Chi phí chuyển phát thẻ về các chi nhánh. Chi phí này được phân bổ cho từng sản phẩm thẻ dựa trên số lượng thẻ phát hành trong từng năm.
b. Chi phí cho các dịch vụ gia tăng cho sản phẩm thẻ
Hiện nay chi phí này của Agribank mới chỉ có chi phí mua bảo hiểm cho chủ thẻ quốc tế. Chi phí này được tính trên cơ sở số lượng thẻ quốc tế phát hành trong từng năm.
c. Chi phí cho cán bộ nghiệp vụ thẻ, bao gồm: Chi lương; Chi bảo hiểm xã hội; Chi ăn ca; Chi đào tạo cán bộ; Các khoản thưởng cho cán bộ nghiệp vụ thẻ tại Trung
tâm Thẻ và tại các chi nhánh trong toàn hệ thống. Chi phí cho cán bộ nghiệp vụ thẻ được phân bổ cho các sản phẩm thẻ trên cơ sở số lượng thẻ phát hành lũy kế từng năm.
d. Chi phí đầu tư hệ thống chấp nhận thẻ, bao gồm: Chi phí khấu hao, sửa chữa và bảo trì hệ thống ATM; Chi phí đầu tư EDC/POS. Chi phí này được phân bổ trên cơ sở tỷ lệ đóng góp vào số món giao dịch của các sản phẩm thẻ.
e.Chi phí trả cho các tổ chức thẻ, bao gồm:
- Đối với Banknetvn: là khoản phí thường niên mà Agribank phải trả cho Banknetvn, mức phí là 200 triệu VND/năm, được phân bổ cho thẻ nội địa trên cơ sở tỷ lệ đóng góp vào số món giao dịch thẻ.
- Đối với TCTQT: là các khoản chi bao gồm chi trả phí thường niên hàng năm, chi phí xử lý giao dịch trả cho các tổ chức thẻ và phí trả cho các tổ chức phát hành thẻ và tổ chức thanh toán thẻ thông qua tổ chức thẻ. Chi phí được phân bổ cho thẻ quốc tế.
f. Chi phí khác
Bao gồm các khoản chi marketing, chương trình khuyến mại thẻ, chi phí bất thường do rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ. Chi phí này được phân bổ theo số lượng thẻ lũy kế từng năm.
Bên cạnh đó, còn một số khoản thu và chi phí không được tính đến trong đánh giá hiệu quả sản phẩm thẻ, cụ thể:
- Thu từ phí rút tiền, chuyển khoản, vấn tin, in sao kê của thẻ ghi nợ nội địa Agribank tại thiết bị chấp nhận thẻ của Banknetvn. Phần thu phí này phải trả cho Banknetvn 100% nên đã được loại trừ khỏi những khoản thu và chi phí kể trên.
- Chi phí đầu tư, bảo dưỡng và nâng cấp hệ thống chuyển mạch và quản lý thẻ: Chi phí này được hạch toán theo chi phí của dự án IPCAS. Hệ thống này quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của Agribank ở tất cả các mảng nghiệp vụ nên rất khó có thể phân bổ chi phí này cho riêng lĩnh vực thẻ. Do vậy, khi đánh giá hiệu quả sản phẩm thẻ tôi không tính đến chi phí này.
Trên cơ sở những phân tích về thu và chi trong kinh doanh sản phẩm thẻ được trình bày ở trên và các số liệu từ báo cáo tổng kết nghiệp vụ thẻ của Agribank từ năm 2007 -2011, cụ thể:
- Số lượng thẻ phát hành lũy kế (Bảng 3.1)
- Tỷ lệ đóng góp về số món giao dịch và doanh số sử dụng của các sản phẩm thẻ (Phụ lục 02)
- Số dư tài khoản thanh toán đăng ký phát hành thẻ (Phụ lục 03) - Kết quả thu, chi nghiệp vụ thẻ (Phụ lục 04)
tôi đã xây dựng bảng đánh giá thu – chi cho 5 sản phẩm và nhóm sản phẩm thẻ: Thẻ Success, thẻ Lập nghiệp, thẻ Liên kết sinh viên, thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ tín dụng quốc tế (chi tiết tại Phụ lục 05, 06, 07, 08 và 09).
3.2.4.3. Đánh giá hiệu quả
Để đánh giá hiệu quả sản phẩm thẻ của Agribank, tôi sử dụng chỉ tiêu BCR(Benefit - Cost Ratio): tỷ số lợi ích/chi phí. BCR cho biết khả năng sinh lời của dự án trên mỗi đơn vị tiền tệ vốn đầu tư (quy về thời điểm hiện tại).
Công thức:
Trong đó: Bi: Luồng tiền năm i; Ci: Chi phí năm i; r: tỷ lệ chiết khấu BCR ≥ 1: Việc phát triển sản phẩm khả thi về mặt tài chính.
BCR < 1: Việc phát triển sản phẩm không khả thi về mặt tài chính.
Căn cứ số liệu tổng thu và tổng chi từ bảng đánh giá thu - chi của từng sản phẩm và nhóm sản phẩm thẻ, tôi xây bảng tỷ số lợi ích/chi phí của các sản phẩm thẻ Agribank kể từ thời điểm phát hành đến năm 2011với tỷ lệ chiết khấu r = 10% (Bảng 3.4).
Trong công thức tính BCR, lợi ích là tổng lợi ích quy về năm tính toán, chi phí là tổng chi phí quy về năm tính toán. Ví dụ: BCR năm 2011 = Tổng thu quy về năm 2011/Tổng chi quy về năm 2011.
Bảng 3.4: Tỷ số lợi ích/chi phí của các sản phẩm thẻ Agribank
Đơn vị: triệu VNĐ
STT Loại thẻ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Success ThuChi 25.40754.492 124.77834.077 130.590249.350 199.917285.527 463.780383.016 338.110749.400 377.350891.941
BCR 0,47 0,34 0,44 0,53 0,74 1,03 1,26
2 Lập nghiệp ThuChi -- -- -- -- 3.9114.353 17.46819.810 26.95922.949
BCR - - - - 0,90 0,89 1,02
3 Liên kết sinh viên ThuChi -- -- -- -- 106144 1.5831.535 4.1984.063
BCR - - - - 0,73 0,95 1,01
4 Ghi nợ quốc tế ThuChi -- -- -- 2.7734.430 14.17910.773 14.01324.669 35.22023.314
BCR - - - 0,63 1,10 1,40 1,44
5 Tín dụng quốc tế ThuChi -- -- -- 1.2184.324 5.3616.561 17.5648.104 34.34513.952
BCR - - - 0,28 0,59 1,21 1,69
6 Tổng hợp Tổng thuTổng chi 25.40754.492 124.77834.077 130.590249.350 203.908294.281 487.337404.846 381.620810.637 992.664441.629
BCR 0,47 0,34 0,44 0,53 0,75 1,04 1,26
Từ bảng 3.4 ta có biểu đồ 3.4 như sau:
Biểu đồ 3.4: Khả năng sinh lời của sản phẩm thẻ Agribank qua các năm (2005 - 2011)
Nguồn: Tác giả tự xây dựng
Qua biểu đồ thể hiện khả năng sinh lời của sản phẩm thẻ Agribank từ thời điểm phát hành đến năm 2011, ta có thể thấy các sản phẩm thẻ của Agribank đều đạt hiệu quả về mặt tài chính nhưng với thời gian hoàn vốn và tốc độ tăng trưởng khả năng sinh lời khác nhau.
a. Thẻ Success
Sản phẩm thẻ Success bắt đầu phát hành từ năm 2005 nhưng phải đến năm 2010 mới khả thi về mặt tài chính, thời gian thu hồi vốn lâu, nhưng mức độ tăng trưởng khả năng sinh lời khá tốt.
Nguyên nhân thu hồi vốn lâu là do trong khoảng thời gian từ 2005 đến 2008, Agribank chỉ có duy nhất một sản phẩm thẻ này, toàn bộ chi phí đầu tư vào ATM, EDC/POS trong thời điểm đó đều phân bổ cho sản phẩm thẻ Success, trong khi số lượng thẻ phát hành và số dư tài khoản thanh toán đăng ký phát hành thẻ còn thấp, đồng thời không có nguồn thu từ phí giao dịch thẻ.
Nhưng bắt đầu từ năm 2009, sự kết nối với các tổ chức thẻ quốc tế, tổ chức chuyển mạch thẻ Banknetvn làm gia tăng số lượng thẻ, theo đó, gia tăng số dư tài
khoản thanh toán đăng ký phát hành thẻ. Việc ra đời thêm các sản phẩm khác làm giảm chi phí phân bổ cho thẻ Success. Đồng thời, việc bắt đầu thu phí giao dịch thẻ đã mang lại nguồn thu đáng kể cho Agribank. Kết quả là đến năm 2010, sản phẩm thẻ Success đã có mức sinh lời >1 trên mỗi đồng vốn bỏ ra, mang lại lợi nhuận cho Agribank sau thời gian dài chịu lỗ.
b. Thẻ Lập nghiệp và thẻ Liên kết sinh viên
Sản phẩm thẻ Lập nghiệp và Liên kết sinh viên tuy mới chỉ phát hành từ cuối năm 2009 nhưng đã nhanh chóng đạt hiệu quả về mặt tài chính (năm 2011), tuy nhiên sự tăng trưởng khả năng sinh lời có tính ổn định khá cao, không có sự bứt phá. Khả năng sinh lời của cả hai sản phẩm này cũng rất thấp (≈ 1). Nguyên nhân là do đối tượng sử dụng hai sản phẩm thẻ này là học sinh, sinh viên: chưa có thu nhập hoặc thu nhập rất thấp, chi tiêu rất ít và số dư trong tài khoản thanh toán đăng ký phát hành thẻ duy trì ở mức tối thiểu.
Tuy đạt hiệu quả rất thấp về mặt kinh tế, nhưng hai sản phẩm trên góp phần định hướng và tạo thói quen cho khách hàng là thế hệ trẻ trong việc sử dụng sản phẩm thẻ của Agribank. Những khách hàng này khi kết thúc khóa học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp sẽ trở thành cán bộ, nhân viên của các doanh nghiệp, công ty, cơ quan Nhà nước và có thể lựa chọn các sản phẩm thẻ khác của Agribank trong thanh toán và chi tiêu. Bởi vậy, Agribank cũng cần có sự đầu tư cần thiết và phù hợp cho dòng sản phẩm này để nâng cao thương hiệu và uy tín đối với khách hàng sử dụng sản phẩm.
c. Thẻ ghi nợ quốc tế
Sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế với ưu điểm điều kiện phát hành thẻ đơn giản, tính năng, tiện ích tương tự thẻ ghi nợ nội địa nhưng không bó hẹp trong phạm vi nội địa đã giúp cho số lượng thẻ ghi nợ quốc tế gia tăng nhanh chóng, mang lại nguồn thu không nhỏ cho Agribank.
Sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế thể hiện hiệu quả cao trong thời gian đầu phát hành và nhanh chóng đạt hiệu quả về mặt tài chính (năm 2009). Từ 2010, khả năng
sinh lời của sản phẩm trở nên ổn định và duy trì ở mức 1,4/1, tức là mỗi mỗi đồng vốn đầu tư cho sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế thì Agribank thu lại được 1,4 đồng.
e. Thẻ tín dụng quốc tế
Thẻ tín dụng quốc tế mang lại nguồn thu rất lớn cho các ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng. Tất cả các loại phí: phí phát hành, phí thường niên, phí giao dịch đều cao hơn các sản phẩm thẻ khác. Bên cạnh đó, ngân hàng còn có