Thể hiện thái độ giao tiếp.

Một phần của tài liệu Trợ từ tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Trang 102)

- Phải chăng đó là một công việc bạc bẽo đau đớn cho

3.3.2.2. Thể hiện thái độ giao tiếp.

Về mặt nghĩa biểu hiện, các trợ từ tình thái thể hiện thái độ của ngƣời nói trong giao tiếp từ trang trọng lịch sự đến thân mật suồng sã:

- Thể hiện sự trang trọng, lịch sự:

Thái độ trang trọng, lịch sự hay thân mật trong giao tiếp tùy thuộc rất nhiều vào địa vị, tuổi tác của các đối tƣợng tham gia giao tiếp song nó cũng phụ thuộc cả vào ngữ cảnh, và đặc biệt là thái độ ứng xử trong giao tiếp giữa các đối tƣợng tham gia.

Ví dụ: Mời ông xem thử .

101

Trợ từ tình thái đƣợc sử dụng trong mọi phong cách lời nói. Trợ từ tình thái

đƣợc coi là từ biểu thị thái độ lịch sự đối với ngƣời đối thoại, tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng cho mọi trƣờng hợp. Việc sử dụng trợ từ tình thái này đƣợc quy định bởi nghi thức lời nói, khi tuân theo quy tắc của nghi thức này, ngƣời ta không nhã nhặn hay lịch thiệp mà thể hiện sự trung hòa về thái độ. Sự có mặt của từ đƣợc quy ƣớc bởi chuẩn mực của trợ từ tình thái này làm cho ngƣời đối thoại hiểu rằng cuộc nói chuyện đang diễn ra theo nghi thức lời nói. Việc cố tình phá vỡ các nghi thức này sẽ dẫn đến sự không đúng mực. Các nghi thức đƣợc hiện thực hóa theo những cách khác nhau trong những tình huống cụ thể, từ lịch sự đến thô lỗ.

- Thể hiện sự thân mật - không trang trọng:

Để thể hiện thái độ thân mật, tiếng Việt thƣờng dùng các trợ từ tình thái nhƣ sau:

+ Các trợ từ tình thái nhỉnhé có rất nhiều nét chung. Cả hai trợ từ tình thái đều đƣợc sử dụng trong phong cách lời nói không trang trọng, khi giữa hai bên giao tiếp có quan hệ thân mật, hay nói đúng hơn là quan hệ ngang hàng, bởi khi sử dụng một trong những trợ từ tình thái này, ngƣời nói bộc lộ cho ngƣời nghe dấu hiệu “thân mật”. Giữa những trợ từ tình thái này cũng có sự tƣơng đồng về thứ tự phân bố: trong giao tiếp với ngƣời lớn tuổi hơn hoặc có địa vị cao hơn, cả hai trợ từ tình thái đều đƣợc sử dụng sau từ xƣng hô hoặc cuối câu.

Sự khác biệt giữa các trợ từ tình thái nhỉnhé chỉ là những nét nghĩa bổ sung nằm trong các ý nghĩa ngữ dụng. Trợ từ tình thái nhỉ, khi đƣợc sử dụng trong câu tƣờng thuật, sẽ làm giảm đi tính khẳng định, phán xét và tạo cho câu có sắc thái nghi vấn.

Ví dụ: Cái tên nghe lạ quá → Cái tên nghe lạ quá nhỉ? (NTTH, Tiếng Việt nâng cao, 24)

Nhà mới của chị rộng quá nhỉ?

102

Trợ từ tình thái nhé, khi xuất hiện trong các câu tƣờng thuật, sẽ mang lại sắc thái yêu cầu nhẹ nhàng.

Ví dụ: Chờ chị bó một lát → Chờ chị bó một lát nhé! (NVH2, Thực hành tiếng Việt, 143)

Tôi mở cho ông xem thử nhé!

(NVH1, Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài – 2, 6) + Trợ từ tình thái kia và từ đồng nghĩa của nó là chỉ xuất hiện trong phong cách lời nói không trang trọng. Cả hai trợ từ tình thái này đều hành chức thể hiện sự “thân mật” và biểu thị một thái độ nhẹ nhàng đối với ngƣời cùng giao tiếp. Tuy nhiên, chúng cũng có khác biệt nhất định trên bình diện “phân bố ngữ dụng”: nếu nhƣ ngƣời tiếp nhận thông báo là ngƣời ruột thịt thân thiết hoặc ngƣời yêu của ngƣời nói thì trợ từ tình thái thƣờng đƣợc sử dụng, còn khi nói chuyện với một ngƣời quen thân, hay bạn bè thì trợ từ tình thái kia đƣợc sử dụng.

Ví dụ: Con không đi ở đâu, u cho con ở nhà với u . (NKT, Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, 367) Ba muốn con nói về tính tình của cô ấy kia.

(NVH1, Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài – 3, 7) Mặc dù kia đều có nghĩa tƣơng đồng nhƣ nhau nhƣng trong các giáo trình mà chúng tôi khảo sát, trợ từ tình thái không thấy xuất hiện mà chỉ có trợ từ tình thái kia xuất hiện một vài lần ở hai giáo trình trong tổng số 22 giáo trình ở cả ba trình độ.

+ Các trợ từ tình thái hả, hẳn, chắc cũng đƣợc sử dụng trong phong cách lời nói không trang trọng, khi giữa hai bên giao tiếp có mối quan hệ thân thiết, hay bình đẳng trong xã hội.

Ví dụ: Vậy là trƣớc lễ coi mắt, bà chƣa gặp ông lần nào hả bà?

(NVH1, Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài – 5, 17) Các trợ từ tình thái hẳnchắc là những từ đồng nghĩa. Cả hai đều biểu đạt sự tin tƣởng vào lời khẳng định đồng thời biểu đạt sự đánh giá đối với lời nhận định này

103

từ góc độ chủ quan, ngoài ra, ngƣời nói chỉ có thể sử dụng những trợ từ tình thái này khi nói chuyện với ngƣời ít tuổi hơn hoặc có địa vị xã hội thấp hơn.

Ví dụ: Con tƣởng mẹ ngồi trên đống vàng chắc?

(NVH1, Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài – 3, 48) - Thể hiện ý nhấn mạnh:

Để thể hiện ý nhấn mạnh, có các trợ từ tình thái sau: + Trợ từ tình thái đây, đấy:

Các trợ từ tình thái xác định phát ngôn dựa vào các biến thiên ngữ dụng bao gồm: đây cho ngôi thứ nhất, hiện tại; đấy cho ngôi thứ hai, hiện tại.

Ví dụ: Em đang chán đây. (Em trai nói với chị)

(NVH1, Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài – 4, 81) Ben, anh đi đâu đấy? (Ngƣời nói nói với bạn mình)

(VVT, Tiếng Việt cơ sở, 85)

Nhƣ vậy, các trợ từ tình thái đây, đấy xác định phát ngôn trong mối quan hệ của nó với các đối tƣợng tham gia giao tiếp hiện tại, tức là sự kiện đƣợc diễn đạt trong phát ngôn là hiện thực vào thời điểm của hoạt động giao tiếp.

Cả hai trợ từ tình thái này đều có nguồn gốc từ các từ chỉ định tƣơng ứng, tuy nhiên nếu từ chỉ định với tƣ cách là phƣơng tiện chỉ xuất thực hiện việc chỉ rõ vào sự vật, làm nổi bật nó so với các sự vật cùng loại và bằng cách này bảo đảm tính xác định của nó, thì trợ từ tình thái lại đóng vai trò phƣơng tiện chỉ xuất trong quan hệ với tình huống, làm nó nổi bật so với các tình huống tiềm tàng, bằng cách này bảo đảm tính thực tại của nó với thái độ thân mật hoặc suồng sã. Đây cũng chính là dấu hiệu ngữ nghĩa chung của hai trợ tình thái này.

Việc định vị sự kiện đối với hành động lời nói trở nên tự nhiên hơn đối với các câu có vị ngữ là động từ hành động. Đối với các động từ phi hành động thì việc định vị này ít gặp hơn và về ý nghĩa ngữ dụng, thể hiện sự nhấn mạnh.

Ví dụ: Tôi có cà phê ngon đây.

104

Trong các câu nghi vấn, trợ từ tình thái đây cho thấy rằng câu hỏi đặt ra hƣớng tới sự kiện bất thƣờng nhƣng thực chất lại là câu hỏi tu từ. Những câu hỏi loại này thƣờng đƣợc tìm thấy trong các lời tự bạch, bởi vậy có thể coi chúng nhƣ những câu hỏi mà ngƣời nói tự hỏi bản thân mình trong những hoàn cảnh khó khăn.

Ví dụ: Không biết có bị lần nữa không đây? (NTN, Tiếng Việt nâng cao, 238) + Trợ từ tình thái chính:

Trợ từ tình thái chính thƣờng bổ nghĩa cho các thành tố danh từ của mệnh đề với ý nhấn mạnh.

Ví dụ: Chính nó đã nói nhƣ thế.

(NVH1, Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài – 4, 114) Những trợ từ tình thái nhƣ ngay, ngay cả dùng để thuyết hóa cho từ mà nó nhấn mạnh.

Ví dụ: Ngay cả anh cũng không biết à?

(ĐNC – PH, Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành, 7)

Ngay tôi cũng có biết đâu.

(NTTH, Tiếng việt nâng cao, 17) + Trợ từ tình thái cả:

Từ cả thƣờng đƣợc sử dụng để nhấn mạnh từ cuối cùng trong một dãy liệt kê. Nó không chỉ thuyết hóa từ này mà còn đƣa từ này vào tiêu điểm giao tiếp cả trong trật tự từ khách quan lẫn chủ quan.

Ví dụ: Trƣớc mắt em có cả một tƣơng lai tƣơi sáng. (khách quan) (NTTH, Tiếng Việt nâng cao, 67)

Đang đau cả đầu đây này. (chủ quan)

(NVH1, Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài – 5, 108) - Thể hiện thái độ đánh giá:

Trong tiếng Việt có một nhóm trợ từ tình thái nhấn mạnh để biểu thị ý nghĩa đánh giá. Đó là các trợ từ thƣờng đƣợc sử dụng trƣớc một từ hay một cụm từ với tƣ

105

cách đƣợc xem nhƣ các từ phụ trợ chuyên dùng để nhấn mạnh từ hay nhóm từ đi sau chúng nhƣ: những, đến, hẳn

Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát chúng tôi không thấy có sự xuất hiện của trợ từ tình thái đếnhẳn, còn trợ từ tình thái những cũng không xuất hiện nhiều. Trong các giáo trình ở cả ba trình độ, những cũng chỉ xuất hiện ba lần trong ba giáo trình ở trình độ trung cấp.

Nói chung, biểu thị ý nghĩa đánh giá là một trong những vai trò có tính đặc trƣng của các trợ từ nhấn mạnh. Tuy nhiên, khác với các vị từ đánh giá và các phụ từ đánh giá chỉ mức độ, nội dung đánh giá của các trợ từ tình thái luôn có tính chất ngầm ẩn, mang tính chủ quan của ngƣời nói và thƣờng khó có thể dùng những “lý lẽ chung” để giải thích.

Dạng ý nghĩa đánh giá có tính khá phổ biến của các trợ từ tình thái là đánh giá về lƣợng. Lƣợng ở đây thƣờng là ở thế đối lập nhiều / ít.

Ví dụ: Những hai ngƣời ngồi trên lƣng một con lừa. (TĐH, Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, 138)

Tất nhiên, khái niệm lƣợng ở đây không chỉ thuần túy về mặt số lƣợng. Trong rất nhiều trƣờng hợp, đó là sự đánh giá chủ quan, tự cho rằng đó là nhiều, có ở một mức độ lớn.

Ngoài ra những cũng biểu hiện ý nghĩa nhiều, mức độ lớn mà không cân, đong, đo, đếm đƣợc một cách cụ thể. Tuy nhiên trong các giáo trình mà chúng tôi khảo sát thì trợ từ tình thái những chỉ biểu hiện về ý nghĩa đánh giá về lƣợng chứ không biểu hiện ý nghĩa trừu tƣợng mang tính ƣớc lƣợng.

- Thể hiện thái độ thúc giục, cầu khiến:

Thể hiện thái độ thúc giục, cầu khiến, trong tiếng Việt thƣờng dùng các trợ từ tình thái nhƣ: thôi, nào, đi, chứ

Trợ từ tình thái thôi thƣờng đứng cuối câu thể hiện ý nghĩa thúc giục hay hạn chế.

106

(NTTH, Tiếng Việt nâng cao, 350) Ăn ít thôi.

(NVH1, Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài - 3, 22) Trợ từ tình thái thôi khi đứng ở đầu câu thƣờng thể hiện thái độ không muốn tiếp tục hội thoại hoặc muốn dừng một hành động lại.

Ví dụ: Thôi, thế này là đủ rồi, nếu thiếu thì gọi thêm. (VVT, Tiếng Việt cơ sở, 170)

+ Trợ từ tình thái nào:

Trợ từ tình thái nào ở vị trí đầu hoặc cuối câu đều thể hiện ý nghĩa thúc giục ngƣời nghe tiếp tục nói hoặc tiếp tục hành động.

Ví dụ: Nào, các em, chúng ta cùng hát nào. (NVH2, Thực hành tiếng Việt, 160)

Nào còn đứng trƣớc danh từ để nhấn mạnh sự liệt kê.

Ví dụ: Nào là một bó hành, nào là mấy quả ớt đỏ, nào là những miếng thịt bò tƣơi.

(ĐTT, Thực hành tiếng Việt – C, 63)

+ Trợ từ tình thái đi biểu thị sự thúc giục hành động tiến hành ngay, có tính mệnh lệnh, không chậm trễ.

Ví dụ: Cháu ra ngoài kia chơi đi!

(NVP, Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, 176) Anh hút thuốc lá đi!

(Tr K, Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành, 161)

+ Trợ từ tình thái với thƣờng đứng cuối câu thể hiện sự nài nỉ, thỉnh cầu: Bà ơi, vào đây giúp cháu với.

(ĐTT, Thực hành tiếng Việt - C, 56) - Thể hiện thái độ phân trần, giải thích:

Để thể hiện thái độ phân trần, giải thích tiếng Việt thƣờng dùng các trợ từ tình thái nhƣ: mà (mà lại, mà lị, cơ mà)

107

Khi sử dụng trợ từ tình thái hay một trong những biến thể thông tục của nó là mà lị, mà lại, cơ mà, ngƣời nói muốn làm cho ngƣời nghe hiểu rằng điều đƣợc thông báo cần phải đƣợc tiếp nhận nhƣ một sự giải thích cho một sự việc mà ngƣời nghe đã biết. Đồng thời ngƣời nói cũng ngụ ý rằng đáng lẽ chính ngƣời nghe cần phải đoán trƣớc đƣợc lời giải thích đó.

Ví dụ: Con rắn này dài thật mà lại.

(ĐNC – PH, Tiếng VIệt thực hành, 24)

Trợ từ tình thái ít khi đƣợc sử dụng trong các câu nghi vấn. Nó thƣờng xuất hiện thƣờng xuyên hơn trong các câu thúc giục.

Ví dụ: Khổ quá, con lạy me, me cho con nằm yên . (V.S. Panfilov, Cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt, 339) - Thể hiện thái độ thuyết phục, khẳng định:

Trợ từ tình thái chứ (chớ) có các biến thể thông tục chứ lị, chứ lại biểu thị ý nghĩa: ngƣời nói thuyết phục để ngƣời nghe chấp nhận quan điểm chứa đựng trong phát ngôn, bởi ngƣời nói có xu hƣớng cho rằng ngƣời nghe trên thực tế cũng tán đồng với quan điểm đó.

Ví dụ: Làm sao mà có chim tự nhiên đƣợc chứ? (NTTH, Tiếng Việt nâng cao, 48)

Đƣợc chứ.

(PVG – NAQ, Tiếng Việt – upper intermediate, 59)

Trong các câu tƣờng thuật, trợ từ tình thái chứ thƣờng đƣợc thay thế bằng các từ

chứ lị, chứ lại, và trong các câu thúc giục thì khả năng thay thế này đƣợc sự quy định bởi sự có mặt của động từ tình thái mang nghĩa “cần phải” trong câu.

Ví dụ: Cháu phải nƣớng hành đã chứ. (ĐTT, Thực hành tiếng Việt – C, 57)

Trợ từ tình thái chứ thƣờng không đƣợc sử dụng trong các câu nghi vấn thật sự, nghĩa là những câu có chứa các chỉ tố nghi vấn. Tuy nhiên, nó lại thƣờng xuyên hành chức trong các câu có mang ngữ điệu nghi vấn, nhằm thể hiện câu hỏi tu từ mà ở đó

108

ngƣời nói đoán trƣớc đƣợc sự đồng ý của ngƣời nghe về nội dung phát ngôn hoặc muốn khẳng định lại một thông tin đã biết.

Ví dụ: Cháu nghĩ nên chặt thịt thành miếng chứ? (ĐTT, Thực hành tiếng Việt - C, 56) - Trợ từ tình thái thể hiện sự ngạc nhiên, băn khoăn, nghi ngờ:

Để thể hiện ý ngạc nhiên, băn khoăn, nghi ngờ trong tiếng Việt thƣờng dùng các trợ từ tình thái: à, ư, chăng.

Trợ từ tình thái à, ư biểu thị câu hỏi tu từ , đồng thời thể hiện sự ngạc nhiên hay nghi ngờ:

Ví dụ: Chị làm đấy à?

(VVT, Tiếng Việt cơ sở, 178) Cô không tin ư?

(NVH1, giáo trình tiếng Việt – 5, 41)

Trợ từ tình thái chăng biểu thị câu hỏi tu từ với ý nghĩa băn khoăn về một vấn đề nào đó.

Ví dụ: Mình thật là đứa ngu, đứa vô ơn chăng?

(V.S. Panfilov, Cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt, 340) - Thể hiện thái độ phủ định:

Trợ từ tình thái đâu có thể đứng trƣớc động từ hoặc cuối câu thể hiện ý phủ định bác bỏ.

Ví dụ: Nó đâu thích nhạc cổ điển lắm.

→ Nó không thích nhạc cổ điển lắm đâu. (NVH2, Thực hành tiếng Việt, 124)

Trợ từ tình thái đâu còn có thể kết hợp với từ “có” tạo thành một kết cấu phủ định bác bỏ.

Ví dụ: Nó có dịp làm quen với thuốc đâu. (PVG, Tiếng Việt – 3, 83)

109

(NVH1, Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài – 5, 17)

Một phần của tài liệu Trợ từ tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Trang 102)