Vị trí của trợ từ tình thái trong cấu trúc câu.

Một phần của tài liệu Trợ từ tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Trang 27 - 29)

- Trợ từ tình thái cấu tạo câu mệnh lệnh:

2.1.1. Vị trí của trợ từ tình thái trong cấu trúc câu.

Cấu trúc câu tiếng Việt là một cấu trúc phức tạp, bao gồm trong nó nhiều yếu tố. Mỗi yếu tố tham gia vào cấu trúc cú pháp của câu mang một chức năng xác định do mối quan hệ của nó với các yếu tố xung quanh (trong chu cảnh). Theo đó, quan hệ của các yếu tố có quan hệ chặt chẽ về nghĩa và cú pháp hợp lại thành câu. Cấu trúc cơ sở của câu, nói cách khác là nòng cốt câu bao gồm ba thành phần chủ yếu là: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ.

Xuất phát từ góc độ cấu trúc hình thức, căn cứ vào hình thức biểu hiện và vai trò cú pháp của các bộ phận trong câu để phân biệt ra các thành phần chính (chủ ngữ, vị ngữ) với các thành phần thứ yếu (trạng ngữ, khởi ngữ) và các thành phần phụ thuộc (bổ ngữ, định ngữ). Song, tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập điển hình, các từ không thay đổi hình thái trong mọi trƣờng hợp nên việc nhận diện các thành phần câu bên cạnh tiêu chí hình thức còn có tiêu chí về nghĩa.

Trong cấu trúc câu tiếng Việt, các thành phần câu có thể thay đổi trật tự, đặc biệt là các thành phần phụ. Do đó, cùng một nội dung có thể đƣợc diễn đạt bằng những câu với các kiểu cấu trúc cú pháp khác nhau. Các kiểu cấu trúc cú pháp khác nhau, một mặt do cấu tạo cụ thể của ngôn ngữ cho phép, mặt khác phần nào do cách nhìn sự việc của ngƣời nói quyết định.

Trợ từ cũng là một yếu tố tham gia vào cấu trúc câu nhƣng chỉ đóng vai trò phụ trợ chứ không phải đóng vai trò chính. Trợ từ là những hƣ từ nằm ngoài đoản ngữ - hƣ từ phụ trợ. Chúng tham gia vào cấu trúc chỉ với chức năng để nhấn mạnh vào một yếu tố nào đó trong cấu trúc hoặc để dạng thức hóa cấu trúc trong lời nói và biểu thị một tình thái nào đó. Quan hệ của chúng với một yếu tố trong cấu trúc hoặc với cả cấu trúc chỉ là quan hệ một chiều.

26

Qua việc khảo sát và phân loại trợ từ tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, chúng tôi nhận thấy vị trí của trợ từ tình thái khá cơ động. Hầu hết những trợ từ tình thái dạng thức hóa đoản ngữ và những trợ từ tình thái phục vụ sự biểu thị thái độ ngƣời nói thƣờng đứng ở cuối câu, cuối đoạn câu trừ nàonày.

Nhìn chung, trợ từ tình thái có vị trí trong cấu trúc câu nhƣ sau: - Trợ từ tình thái có quan hệ với cả câu:

+ Trợ từ tình thái cuối câu: Nhóm những trợ từ tình thái này chiếm số lƣợng khá lớn nhƣ chứ, ạ, nhé, nhỉ, vậy, thế… Trợ từ tình thái không phục vụ một từ nào riêng biệt trong câu mà phục vụ cho cả câu. Chúng có thể dùng trong câu một từ, nhƣng từ đó gánh chức năng của một câu, dạng thức hóa đoản ngữ để đoản ngữ có thể trở thành một câu. Trong chuỗi lời nói, trợ từ tình thái nói chung bị lƣớt nhẹ (giống nhƣ ngữ khí từ) và gắn liền với các bộ phận khác. Nhƣng có khi nó tách ra khỏi những bộ phận trên bằng một sự ngắt quãng ngắn.

Ví dụ: Anh vẫn còn học tiếng Việt chứ?

(VVT, Tiếng Việt cơ sở, 129) Xin lỗi, ai gọi đấy ?

(NVH1, Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài – 2, 29) Và nếu bạn có ý kiến hay thì bảo tôi, nhé!

(ĐTT, Tiếng Việt trình độ A – 2, 55)

+ Trợ từ tình thái đầu câu: Nhóm những trợ từ tình thái này không nhiều, tiêu biểu là nào, này.

Nào, chúng ta bắt đầu nhé. (NVH2, Thực hành tiếng Việt, 153)

Này! Thế trƣờng Bách khoa thành lập từ bao giờ anh? (ĐNC- PH, Tiếng Việt thực hành, 144)

27

Những trợ từ tình thái này có vị trí khác nhau trong cấu trúc câu; có thể đứng trƣớc chủ ngữ, vị ngữ và bổ ngữ, hoặc trƣớc một từ nào đó để nhấn mạnh hoặc thể hiện một thái độ tình cảm nào đó nhƣ: ngay, ngay cả, cả, chính

Ví dụ: Ngay tôi cũng có biết đâu

(NTTH, Tiếng Việt nâng cao, 17)

Thằng bé thật hỗn láo. Nó đánh cảanh, chửi cả mẹ. (NTTH, Tiếng Việt nâng cao, 68)

Nhƣ vậy, vị trí của trợ từ tình thái trong cấu trúc câu khá linh hoạt. Chúng có thể đứng ở cuối câu, đầu câu hoặc giữa câu trƣớc từ nhấn mạnh. Chính vì vậy, trợ từ tình thái là những hƣ từ dùng để biểu hiện sắc thái tình cảm, thái độ và nhấn mạnh của ngƣời nói.

Một phần của tài liệu Trợ từ tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Trang 27 - 29)