- Nào là một bó hành, nào là mấy quả ớt đỏ, nào là những miếng thịt bò tƣơi.
3.1. Nghĩa tình thái.
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi không phân tích nghĩa biểu hiện của câu mà chỉ tập trung khảo sát, phân tích nghĩa tình thái của các trợ từ tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt.
Nhƣ chúng ta đã biết, những từ có ý nghĩa từ vựng chân thực có thể làm thành phần chính của câu. Những từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, không thể làm thành phần chính của câu mà chỉ thể hiện ý nghĩa ngữ pháp nào đó là những từ phụ trợ. Những từ phụ trợ thƣờng đƣợc dùng để nhấn mạnh, biểu hiện sắc thái thái tình cảm, thái độ của ngƣời nói đối với chủ thể đƣợc nói đến là những trợ từ tình thái.
Trong giao tiếp ngôn ngữ bao giờ cũng diễn ra theo hai chiều: phát và nhận thông tin. Khi thông báo ta thƣờng nói từng câu một. Một câu thƣờng có hai bộ phận nòng cốt là chủ ngữ và vị ngữ.
Ví dụ: Bác yên tâm đi. CN VN
(ĐTT, Thực hành tiếng Việt – C, 5)
Nếu ta muốn trả lời ngắn gọn, ta cũng có thể dùng những từ hoặc cách nói ngắn nhất để thể hiện ý nghĩa. Về mặt ngữ pháp học, những từ ấy có thể một mình tạo thành câu (trong hoàn cảnh ngôn ngữ cho phép):
Ví dụ: Chị làm đƣợc không? Yên tâm.
Xét về mặt nghĩa của một từ nào đó trong câu, chúng ta luôn luôn phải đặt từ đó trong một ngữ cảnh, một tình huống nhất định. Thông qua ngữ cảnh, tình huống đó thì từ sẽ biểu hiện đƣợc nét nghĩa cụ thể nhất. Nghĩa biểu hiện của từ hoặc câu thƣờng mang hai nét nghĩa chính là: nghĩa trực chỉ và nghĩa tình thái.
Nghĩa trực chỉ chính là ý nghĩa đƣợc biểu hiện trực tiếp dƣới hình thức câu hỏi hoặc câu khẳng định hoặc câu phủ định mà không kèm theo thái độ, tình cảm của
80
ngƣời nói. Nó chỉ đơn giản đƣợc biểu hiện bằng hình thức nguyên sơ, dễ hiểu nhất mà khi nghe đƣợc ngƣời nghe ắt sẽ hiểu ngay thông tin cần truyền đạt. Còn nghĩa tình thái lại không đơn giản thế. Nếu nhƣ nghĩa trực chỉ là bình diện ngoài của phát ngôn thì nghĩa tình thái chính là bình diện trong của phát ngôn đó. Nghĩa tình thái bao giờ cũng kèm theo thái độ, tình cảm của ngƣời nói với chủ thể đƣợc nói tới.
Ví dụ: 10 giờ rƣỡi rồi à?
(NVH1, Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài – 1, 91) Trong câu này nghĩa trực chỉ là nội dung câu hỏi “10 giờ rƣỡi rồi” nhƣng bên cạnh đó lại kèm theo nghĩa tình thái của câu nói. Mặc dù ngƣời nói có thể biết bây giờ đã là 10 giờ rƣỡi rồi nhƣng vẫn hỏi lại, tức là biết rồi nhƣng vẫn hỏi. Ở đây từ à mang ý nghĩa tình thái, biểu hiện thái độ của ngƣời nói muốn xác nhận lại lời nói có đúng 10 giờ rƣỡi rồi không? Hoặc đơn thuần chỉ là hỏi lấy lệ, hỏi hình thức chứ không cần ngƣời nghe phải đáp lại.
Tƣơng tự nhƣ vậy, từ nhỉ trong câu sau cũng có dạng nghĩa nhƣ thế. Ví dụ: Thầy ấy trông đẹp trai quá nhỉ?
(NVH2, Thực hành tiếng Việt, 109)
Rõ ràng đây là câu hỏi nhƣng không phải là câu hỏi mà chỉ là thái độ, tình cảm của ngƣời nói phát ra khi muốn biểu hiện một tình cảm, một cảm xúc nào đó. Những kiểu câu nhƣ thế này thƣờng không yêu cầu ngƣời nghe phải trả lời mà chỉ dùng để tự hỏi mình hoặc hỏi để nhận đƣợc sự đồng tình của ngƣời nghe, để thỏa mãn cảm xúc, tình cảm của ngƣời nói.
Câu có thể đƣợc dùng với những chức năng khác nhau, ý nghĩa khác nhau tùy theo hoàn cảnh mà câu đƣợc nói đến. Trong quá trình khảo sát các trợ từ tình thái và nghĩa biểu hiện của chúng, chúng tôi thấy phần lớn các trợ từ tình thái xuất hiện trong phần hội thoại bởi vì hội thoại là cách dùng ngôn ngữ tự nhiên nhất và thông dụng. Bằng hội thoại, con ngƣời có thể trực tiếp tác động lẫn nhau. Ngôn ngữ dùng trong hội thoại cũng có những dấu hiệu thể hiện sự tác động lẫn nhau đó. Với các ngôn ngữ không biến hình nhƣ tiếng Việt ngƣời ta sử dụng tên gọi “thức của câu”. Bên cạnh các
81
yếu tố tạo thức của câu còn có những yếu tố hình thái khác diễn đạt những tính tình thái khác nhau, phản ánh những sắc thái tinh tế trong cách nhận thức và cách nhìn thế giới có thể có của ngƣời dùng ngôn ngữ.
Trong hội thoại thƣờng có câu hỏi (nghi vấn) và đáp (trả lời). Câu nghi vấn có các từ chuyên dụng, nếu không có các phƣơng tiện tạo tính nghi vấn khác đi kèm thì điểm hỏi trong câu sẽ rất mơ hồ khi tách ra khỏi ngữ cảnh. Vì vậy, có những kiểu câu nghi vấn không rõ trọng điểm. Chẳng hạn câu chứa à sau đây có thể có những điểm hỏi khác nhau xét theo các câu trả lời bên dƣới.
Anh đã đi Huế rồi à?
(NTN, Tiếng Việt nâng cao, 26) + Vâng, tôi đi rồi.
+ Chƣa, tôi chƣa đi.
+ Tôi chƣa đi Huế nhƣng nghe nói đến Huế nhiều lần rồi.
Các trợ từ tình thái thƣờng dùng trong câu nghi vấn là à, ư, hả (hở, hử), chứ, nhỉ… trong số các trợ từ tình thái này, có lẽ chỉ có hai trợ từ tình thái à, ư là những trợ từ tình thái có tính nghi vấn trung tính nhất hoặc biểu hiện sắc thái ngạc nhiên, những trợ từ tình thái còn lại dùng một mình tạo tính nghi vấn hay dùng cùng các phƣơng tiện nghi vấn khác đều thƣờng kèm các sắc thái tình cảm rất tế nhị. Ạ mang sắc thái kính trọng đối với ngƣời bề trên hoặc thân thuơng đối với ngƣời ngang vai và bề dƣới. Vị trí của chúng thƣờng ở cuối câu.
Ví dụ:
- Thái độ kính trọng: Chào cô ạ.
(VVT, Tiếng Việt cơ sở, 26) - Thái độ thân hữu hoặc suồng sã:
Có bao nhiêu bài hát quan họ hở chị? (NTTH, Tiếng Việt nâng cao, 111) - Thái độ trung hòa: (à: ngạc nhiên và đƣợc nhấn mạnh)
82
( TĐH, Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, 35) Cô không tin tôi ư? (à)
(NVH1, Tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài – 5, 41) Các trợ từ tình thái à, ư, hả (hở, hử), chứ,… mang tính nghi vấn thƣờng xuyên hơn. Trợ từ tình thái nhỉ thƣờng thể hiện nghĩa với ý “ tranh thủ sự đồng tình” hay tán thành ý kiến ngƣời hỏi.
Ví dụ: Nhà mới của chị rộng quá nhỉ?
(ĐTT, Tiếng Việt trình độ A – 1, 183) Câu trả lời ƣa chuộng: Ừ, cũng rộng.
Những trợ từ tình thái này thƣờng có sự mơ hồ về nghĩa, thƣờng đứng ở cuối câu. Trong những trợ từ tình thái này, có những trợ từ tình thái diễn đạt ý nghĩa, tình cảm, thái độ rất tế nhị và rất phức tạp. Cũng có những trợ từ tình thái chỉ có tác dụng đƣa đẩy hoặc chỉ nhằm làm cho câu “đứng” đƣợc. Tuy nhiên, điểm chung nhất của chúng là việc dùng chúng liên quan đến khả năng biểu đạt thái độ trong quan hệ giữa ngƣời nói và ngƣời nghe.
Ví dụ: Tôi có cà phê ngon đây.
(Tr K, Tiếng Việt thực hành, 76)
Câu này đƣợc dùng trong quan hệ thân hữu hoặc nhƣ một lời thông báo về hành động của ngƣời nói, hoặc nhƣ một lời mời và chỉ dùng với chủ ngữ thuộc ngôi thứ nhất.
Một ví dụ khác: Ben, anh đi đâu đấy?
(VVT, Tiếng Việt cơ sở, 85)
Đây là câu nghi vấn và chủ yếu dùng để hỏi trong quan hệ thân hữu nhƣ một lời chào, hỏi thăm mang sắc thái thân mật và không yêu cầu trả lời câu hỏi.
Điểm chung nhất của các trợ từ tình thái kiểu này là việc sử dụng chúng có phân biệt quan hệ giữa ngƣời nói và ngƣời nghe. Hơn nữa, sự phân biệt này còn lệ thuộc vào thái độ của ngƣời nói trong đối thoại (vui vẻ hoặc buồn giận…). Những từ này (à, ạ, ư, hả (hở, hử), chứ, nhỉ…) thƣờng dùng trong quan hệ thân hữu và thƣờng là những
83
ngƣời ngang hàng hoặc của ngƣời trên đối với ngƣời dƣới. Nếu những ngƣời dƣới không nằm trong quan hệ thân hữu mà dùng những từ còn lại này đối với ngƣời trên thƣờng bị đánh giá là thiếu lịch sự, khiếm nhã. Điểm riêng của trợ từ ạ là nó có thể xuất hiện sau tất cả những từ khác để điều chỉnh thái độ của ngƣời nói đối với ngƣời nghe bằng cách đƣa thêm vào sắc thái kính trọng bên cạnh sắc thái thân hữu.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm chung thì những trợ từ tình thái này cũng có những điểm riêng là phụ thuộc rất nhiều vào tình huống sử dụng, rõ nhất là việc thực hiện hành động nói ( nói trực tiếp hoặc gián tiếp).
Nghĩa biểu hiện của một số trợ từ tình thái có sắc thái cầu khiến nhƣ đi, thôi, nào thƣờng đứng sau phần nội dung mệnh lệnh. Các trợ từ này thƣờng mang sắc thái thân mật.
Ví dụ: Anh về lấy cho tôi xem đi.
(NTTH, Tiếng Việt nâng cao, 327)
Nào, chúng ta bắt đầu nhé.
(NVH2, Thực hành tiếng Việt, 153)
Thôi biểu thị ý nghĩa miễn cƣỡng, không thú vị gì đối với ngƣời nói khi nói về vấn đề gì đó. Ý nghĩa mệnh lệnh của thôi rất yếu. Vì thế trong nhiều câu có thể thêm đi vào trƣớc.
Ví dụ: Chúng ta về nhà thôi. (về đi thôi). (BK – PVG, Tiếng Việt – 4, 22)
Thôi còn dùng trong trƣờng hợp nhận xét, đánh giá với nghĩa không thật tốt đẹp, không thật hài lòng.
Ví dụ: Nhƣng bận hay không là do mình cả thôi.
(NVH1, Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài – 4, 80)
Trong quá trình khảo sát nghĩa biểu hiện ở cả ba giáo trình chúng tôi thấy những trợ từ tình thái có nét nghĩa cầu khiến thƣờng không nhiều và khi sử dụng cũng ít dùng để thể hiện thái độ kính trọng mà chủ yếu là trong quan hệ thân hữu hoặc ngƣời trên nói với ngƣời dƣới. Những trợ từ tình thái có sắc thái mệnh lệnh nhƣ thế thƣờng dùng
84
trong trƣờng hợp khi ngƣời nói muốn tỏ ra dứt khoát, rõ ràng, hoặc đôi khi yêu cầu, giục giã.
Khi xem xét nghĩa biểu hiện của một từ nào đó thì ngữ cảnh rất quan trọng. Chính vì thế, chúng tôi đã cố gắng xem xét các ngữ cảnh có xuất hiện trợ từ tình thái rồi liên kết nét nghĩa trong các ngữ cảnh đó lại để dựng nên các nét nghĩa biểu hiện trợ từ tình thái ấy. Những trợ từ tình thái ngoài chức năng biểu hiện nghĩa trực chỉ còn biểu hiện nghĩa tình thái, bộc lộ thái độ, sắc thái cảm xúc của con ngƣời trong giao tiếp. Những nét nghĩa mà chúng tôi đã khảo sát trong các giáo trình ở cả ba trình độ tuy chƣa bộc lộ hết đƣợc các nét nghĩa của trợ từ tình thái nhƣng cũng đã bộc lộ đƣợc các nét nghĩa biểu hiện cơ bản trong các tình huống.