- Cái con ngƣời ấy thật đáng khinh (ĐNC PH, Tiếng Việt thực hành, 61)
2.1.3.2. Việc đưa và xử lý các trợ từ tình thái trong các giáo trình cơ sở.
Trong 11 giáo trình mà chúng tôi khảo sát ở trình độ cơ sở, các tác giả đã đƣa ra 10 kiểu bài luyện nhằm giúp học viên có thể nhớ và sử dụng đƣợc các trợ từ tình thái mà họ đã đƣợc học trong phần ngữ pháp.
Chúng tôi dựa vào phần giải thích ngữ pháp làm cơ sở, từ đó khảo sát các kiểu bài luyện trong các phần bài luyện và bài tập. Phần hội thoại và bài đọc đều xuất hiện các trợ từ tình thái. Phần hội thoại của bất cứ giáo trình nào cũng xuất hiện rất nhiều trợ từ tình thái nhƣ: à, ạ, nhỉ, nhé, đấy, chứ… Riêng phần bài đọc ít xuất hiện các trợ từ tình thái và thƣờng là các trợ từ tình thái nhấn mạnh nhƣ: chính, thì, cả, ngay cả.
Trong phần hội thoại và bài đọc, trợ từ tình thái xuất hiện dƣới dạng ngôn ngữ tự nhiên, từ đó tiến hành luyện tập qua các bài luyện hoặc bài tập. Vì vậy, chúng tôi sẽ tập trung khảo sát các kiểu bài trong phần bài luyện và bài tập.
Kiểu 1. Chuyển các câu kể, khẳng định sang câu hỏi
Ví dụ: - Chuyển các câu dƣới đây sang câu hỏi với từ à ở cuối câu: Mai và Thúy là giáo viên.
………? (NVH1, Giáo trình tiếng Việt – 1, 98)
- Chuyển những câu kể sau đây thành câu hỏi dùng chứ: Mùa hè các chị về nƣớc.
(Tr K, Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành, 204)
Kiểu bài này thƣờng đơn giản, máy móc vì khi chuyển thành câu hỏi hầu hết các trợ từ tình thái này đều đứng ở cuối câu. Học viên chỉ cần đƣa những trợ từ tình thái này vào cuối câu mà không cần hiểu nghĩa cũng nhƣ không cần suy nghĩ nhiều về cách làm. Kiểu bài tập này chỉ nhằm mục đích tạo thói quen sử dụng ngôn ngữ, tuy vậy dễ gây cảm giác nhàm chán.
Kiểu 2. Cho những câu chƣa hoàn chỉnh và yêu cầu học viên thêm trợ từ vào cuối câu ( thƣờng là các câu khẳng định, câu hỏi, câu cầu khiến)
39
Chị ấy là giáo viên……….. (NVH2, Thực hành tiếng Việt, 67) - Thêm từ nhỉ vào cuối các câu sau:
Cô ấy trông thông minh …………? (NVH2, Thực hành tiếng Việt, 113)
Tƣơng tự nhƣ kiểu bài trên, kiểu bài này cũng không giúp học viên tƣ duy nhiều mà chỉ nhằm mục tiêu tạo thói quen ngôn ngữ nên dễ gây ra sự nhàm chán cho ngƣời học.
Kiểu 3. Dịch các câu từ tiếng Việt sang tiếng mẹ đẻ (thƣờng là tiếng Anh) và ngƣợc lại, dịch từ tiếng mẹ đẻ (thƣờng là tiếng Anh) sang tiếng Việt.
Ví dụ: Chuyển các câu kể thành những câu cầu khiến dùng nhé sau đó dịch sang tiếng mẹ đẻ.
Chúng ta đi ăn cơm
………. (Tr K, Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành, 268) She is beautiful, isn’t she?
……….. (NVH2, Thực hành tiếng Việt, 319)
Kiểu bài này giúp học viên tổng hợp đƣợc kiến thức đã học về mặt cấu trúc ngữ pháp, có vốn từ phong phú để dịch các câu sao cho có logic và đúng với ngữ pháp mà đề bài yêu cầu. Tuy nhiên, kiểu bài này đòi hỏi học viên phải sử dụng tiếng Anh thành thạo. Đối với những học viên không biết hoặc biết ít tiếng Anh thì không nên áp dụng để tránh những áp lực cho học viên. Hơn nữa, kiểu bài tập dịch không tạo đƣợc sự phản ứng nhanh nhạy khi sử dụng, nhất là ngôn ngữ nói.
Kiểu 4. Từ các tình huống đã cho, yêu cầu học viên sử dụng các trợ từ để đặt câu. Ví dụ: Bạn sẽ nói gì trong những trƣờng hợp dƣới đây? Dùng từ nhỉ ở cuối câu để bộc lộ mong muốn nhận đƣợc sự tán đồng của ngƣời nghe.
40
→ Cảnh ở Hạ Long đẹp nhỉ?
Bạn thấy mƣa ở Huế kéo dài quá lâu. Bạn nói với Linda:
………. (NVH1, Giáo trình tiếng Việt – 2, 42)
Những kiểu bài nhƣ thế này đòi hỏi học viên phải có tƣ duy, phải suy nghĩ nên thƣờng tạo cho học viên thói quen tƣ duy và sáng tạo.
Kiểu 5. Cho một đoạn hội thoại chƣa hoàn chỉnh và yêu cầu học viên dùng trợ từ tạo thành một đoạn hội thoại hoàn chỉnh.
Ví dụ: Mẫu: Ăn / nem rán A. Anh muốn ăn gì?
B. Hãy gọi nem rán đi! Ăn / phở
A. Em muốn ……….? B. Hãy gọi ………... ( VVT, Tiếng Việt cơ sở, 172)
Những kiểu bài này thƣờng lặp đi lặp lại một trợ từ nào đấy nên không có gì khó. Đây là một cách tốt để rèn luyện ngữ pháp nhƣng lại mang tính máy móc nên cũng không phát huy đƣợc khả năng sáng tạo của học viên.
Kiểu 6. Cho một số thông tin cần thiết, yêu cầu học viên dùng trợ từ để đặt câu. Ví dụ: Xem các thông tin bên dƣới, dùng kết cấu thì…thì để diễn đạt ý liệt kê hay tƣơng phản trong câu.
Phòng khách / phòng ngủ
→ Phòng khách thì quá chật. Phòng ngủ thì quá rộng. Nhà bếp / nhà vệ sinh
………
(NVH1, Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài – 2, 78) Đây cũng là một dạng bài rèn luyện tốt về mặt ngữ pháp nhƣng các câu thƣờng có cấu trúc giống nhau nên cũng không phát huy đƣợc tính sáng tạo của học viên.
41
Kiểu 7. Đặt câu với các trợ từ theo đề bài (dựa vào phần ngữ pháp) Ví dụ: Đặt câu với các từ sau: đâu,………
(NVH2, Thực hành tiếng Việt, 271) Đặt 5 câu có từ chính.
(ĐNC – PH, Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành – 2, 160)
Kiểu bài này đòi hỏi học viên phải có tƣ duy tổng hợp, không những nắm chắc về mặt ngữ pháp mà còn phải có vốn từ vựng phong phú. Là một kiểu bài mở, không có đáp án chính xác, mỗi trợ từ tình thái có thể đặt đƣợc nhiều loại câu khác nhau. Vì vậy giúp học viên có thể sử dụng thành thạo và đúng tiếng Việt.
Kiểu 8. Phân tích nghĩa của một số trợ từ trong phần ngữ pháp đã học. Ví dụ: Phân tích nghĩa của các từ thì, mà trong các câu sau:
Tôi thì tôi muốn đi Tam Đảo. Anh đã đi Tam Đảo rồi cơ mà!
(ĐNC – PH, Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành, 28)
Kiểu bài này yêu cầu học viên phải có khả năng nhớ tốt, nhớ kỹ phần ngữ pháp sau đó vận dụng vào để giải thích nghĩa. Chính vì vậy khả năng nhớ của học viên sẽ đƣợc rèn luyện ngày càng tốt hơn.
Kiểu 9. Cho câu hỏi và yêu cầu học viên dùng trợ từ trả lời câu hỏi hoặc cho câu trả lời khẳng định và yêu cầu học viên dùng trợ từ để hỏi lại.
Ví dụ:
- Dùng không… đâu để viết câu trả lời phủ định cho các câu sau: Từ đây đến trƣờng có xa lắm không?
Không xa lắm đâu.
Chúng ta có đi lạc đƣờng không? ………. (NVH1, Giáo trình tiếng Việt – 1, 131)
- Hoàn thành các mẩu đối thoại dƣới đây. Dùng từ hả để hỏi lại điều chƣa rõ. A. Anh đi thẳng đƣờng này đi.
42
B. Đi thẳng đƣờng này hả?
(NVH1, Giáo trình tiếng Việt- 1, 133)
Kiểu 10. Điền các trợ từ vào chỗ trống
Ví dụ: Chọn và điền các từ ạ, nhé,, chứ, nhỉ vào các câu sau
Cháu chào ông………! Ông bà vẫn khỏe………! Tạm biệt ông bà, cháu về ……… (NVP, Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, 201)
Kiểu bài này đƣa ra nhiều trợ từ tình thái trong cùng một bài tập giúp học viên phân biệt đƣợc cách dùng của từng trợ từ tình thái, tránh nhầm lẫn.
Qua khảo sát 10 kiểu bài luyện tập cho thấy tình hình sử dụng các dạng bài luyện tập trong các giáo trình cũng rất khác nhau. Sự khác nhau đó đƣợc thể hiện qua bảng thống kê dƣới đây:
Bảng thống kê tần số xuất hiện các kiểu bài được các tác giả sử dụng trong các giáo trình. Quyển Kiểu bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tần số xuất hiện Kiểu 1 x x x 27,27% Kiểu 2 x 9,1% Kiểu 3 x x 18,2% Kiểu 4 x x x 27,27% Kiểu 5 x x 18,2% Kiểu 6 x 9,1% Kiểu 7 x x x 27,27% Kiểu 8 x x 18,2% Kiểu 9 x 9,1% Kiểu 10 x 9,1%
43
Nhìn vào 10 kiểu bài tập trên, chúng ta thấy các kiểu bài tập tuy khá nhiều nhƣng tần số xuất hiện không nhiều. Kiểu bài tập xuất hiện nhiều nhất cũng chỉ có 3 lần, chiếm 27,27%. Kiểu bài tập xuất hiện ít nhất là 1 lần, chiếm 9,1%. Bảng thống kê cũng cho thấy tỉ lệ phân bố các kiểu bài tập trong các giáo trình là không đồng đều. Có giáo trình không xuất hiện kiểu bài tập nào nhƣ giáo trình “Tiếng Việt – 1” của Phan Văn Giƣỡng và giáo trình “Tiếng Việt trình độ A – 1” của Đoàn Thiện Thuật. Trong giáo trình này chúng tôi thấy Đoàn Thiện Thuật có đƣa ra các loại trợ từ tình thái trong các phần hội thoại, bài đọc, bài luyện, bài tập nhƣng không thuộc kiểu bài tập nào, tức là không có dạng bài tập nào dành riêng cho trợ từ, và điều quan trọng là phần ngữ pháp cũng không nhắc đến trợ từ tình thái. Giáo trình “Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài” của Nguyễn Văn Phúc (chủ biên) phần ngữ pháp ở trang 87 có đƣa ra từ nhé
nhƣng giải thích là question word và cũng không có bài luyện tập, bài tập nào đƣợc đƣa ra để luyện tập. Cũng trong giáo trình này, trang 94 trợ từ đấy xuất hiện ở phần hội thoại nhƣng cũng không có kiểu bài tập nào đƣợc đƣa ra để luyện tập.
2.1.4. Nhận xét.
Trợ từ tình thái có số lƣợng không nhiều. Trong quá trình khảo sát các giáo trình cơ sở, chúng ta đã thấy cách sử dụng trợ từ tình thái ở các phƣơng diện nhƣ: vị trí của từ trong cấu trúc, việc đƣa các từ tình thái vào giáo trình, cách chú giải các từ tình thái, việc thiết kế các bài luyện về trợ từ tình thái…
Việc thống kê, phân tích cho thấy các trợ từ tình thái đƣợc sử dụng trong các giáo trình là không đồng đều. Có giáo trình đƣa rất nhiều trợ từ tình thái vào giảng dạy nhƣ “Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành” của Đặng Ngọc Cừ - Phan Hải, giáo trình “Thực hành tiếng Việt” của Nguyễn Việt Hƣơng; nhƣng cũng có giáo trình có rất ít trợ từ tình thái nhƣ giáo trình “Tiếng Việt – 1” của Phan Văn Giƣỡng. Tƣơng tự nhƣ vậy, tần số xuất hiện của các trợ từ tình thái cũng không đều. Những trợ từ tình thái nhƣ
nhé, à, đấy, nhỉ, đi, vậy, đây… thƣờng xuất hiện nhiều trong hầu hết tất cả các phần (hội thoại, bài đọc, bài luyện, bài tập, ngữ pháp) của các giáo trình, nhƣng có những trợ từ tình thái xuất hiện rất ít nhƣ với, chính, cái. Bên cạnh đó còn có những trợ từ tình
44
thái không xuất hiện lần nào trong bất cứ giáo trình cơ sở nào nhƣ phỏng, chắc, hẳn, thay, ru, chăng. Đặc biệt có những giáo trình đƣa ra trợ từ nhƣng không hoặc ít giải thích nhƣ giáo trình “Tiếng Việt trình độ A” tập 1 và 2 của Đoàn Thiện Thuật, “Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài” của Nguyễn Văn Phúc, “Tiếng Việt – 1” của Phan Văn Giƣỡng, “Tiếng Việt – 2” của Bửu Khải – Phan Văn Giƣỡng…
Vậy, rõ ràng tình hình sử dụng trợ từ tình thái trong các giáo trình chƣa có sự đồng đều. Thiết nghĩ, chúng ta cần phải đề ra cách xử lý các từ tình thái một cách hợp lý để ngƣời học có sự sử dụng đúng đắn, chính xác các trợ từ tình thái trong tiếng Việt.