Việc đưa và xử lý các trợ từ tình thái trong các giáo trìnhcao cấp.

Một phần của tài liệu Trợ từ tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Trang 73 - 81)

- Nào là một bó hành, nào là mấy quả ớt đỏ, nào là những miếng thịt bò tƣơi.

2.3.2.2. Việc đưa và xử lý các trợ từ tình thái trong các giáo trìnhcao cấp.

Khác với ở hai trình độ trƣớc, ở trình độ này, do số lƣợng giáo trình có hạn nên số lƣợng bài tập mà chúng tôi khảo sát đƣợc không nhiều so nới hai trình độ trƣớc. Trong bốn giáo trình thì chỉ có ba giáo trình đề cập đến phần trợ từ tình thái một cách chi tiết hơn. Tuy nhiên, phần ngữ pháp trong ba giáo trình đó cũng không đƣa ra nhiều trợ từ tình thái lắm. Tuy trong các phần khác nhƣ phần hội thoại, bài đọc, bài luyện, bài tập có khá nhiều trợ từ tình thái nhƣng các kiểu bài tập mà chúng tôi khảo sát đƣợc có nhiều bài tƣơng tự. Nghĩa là một giáo trình đƣa ra nhiều bài tập giống nhau, ít có sự đa dạng về kiểu bài tập. Hơn nữa, số kiểu bài mà chúng tôi khảo sát đƣợc chủ yếu trong ba giáo trình là của Nguyễn Văn Huệ, Đoàn Thiện Thuật và Nguyễn Thị Thanh Hƣơng; còn giáo trình của Phan Văn Giƣỡng – Nguyễn Anh Quế không chú ý đến cách luyện về các trợ từ tình thái mà chủ yếu chú ý đến các dạng ngữ pháp khác. Các kiểu bài mà chúng tôi đƣa ra dƣới đây là những kiểu bài tiêu biểu:

Kiểu 1. Cho một vài từ , sau đó thêm trợ từ tình thái vào câu tạo thành câu hoàn chỉnh. Ví dụ: - Dùng kết cấu thì…thì để biểu thị ý tƣơng phản hay khác biệt trong các câu dƣới đây.

+ Mƣa lũ / hạn hán

→Năm nay thời tiết thất thƣờng quá. Nơi thì mƣa lũ, nơi thì hạn hán. + Động đất / lũ lụt

→……….. (NVH1, Giáo trình tiếng Việt - 5, 6)

72

+ Con chó này chỉ nặng 1 kg, con chó kia ……… (ĐTT, Thực hành tiếng Việt - C, 36)

- Dùng tận để hoàn chỉnh các câu sau: + Mẫu: Ông ấy làm việc……..

 Ông ấy làm việc đến tận khuya. + Họ phải về ………….. để gặp cô ấy. (NTTH, Tiếng Việt nâng cao, 22)

Đối với học viên kiểu bài này không khó. Kiểu bài này chỉ cần nhớ đƣợc cấu trúc ngữ pháp thì việc luyện tập, áp dụng sẽ dễ dàng. Hơn nữa, kiểu bài này nếu lặp đi lặp lại nhiều lần học viên cũng mất hứng thú và sẽ trở nên nhàm chán, đơn điệu.

Kiểu 2. Thêm trợ từ tình thái vào cuối câu

Ví dụ 1: Dùng tiểu từ ư ở cuối câu để biểu thị ý ngạc nhiên sau nghe một thông tin mới.

A: Ngay cả trẻ em cũng có thể phát minh ra một cái gì đó. B: ………... (NVH1, Giáo trình tiếng Việt - 5, 32)

Ví dụ 2: Dùng để viết tiếp một câu giải thích: Mẫu: Cái ti vi ấy tốt lắm.

 Ti vi Sony .

+ Chị ấy nói tiếng Việt giỏi lắm.

……… (ĐTT, Thực hành tiếng Việt – C, 50)

Đây là kiểu bài dễ nhất trong số các kiểu bài mà chúng tôi khảo sát đƣợc, bởi vì kiểu bài này quá máy móc, không phát huy đƣợc tính sáng tạo của học viên. Kiểu bài này thƣờng đƣợc áp dụng ở những trình độ thấp nhƣ trình độ cơ sở, còn ở trình độ cao cấp thì kiểu bài này hầu nhƣ là lặp lại chứ không có gì đổi mới.

73

Ví dụ: - Hoàn thành các mẩu hội thoại dƣới đây. Dùng trợ từ đấy ở cuối câu biểu thị tính chất xác thực của sự việc và hàm ý cảnh báo.

A: Này, chồng sắp cƣới của cô ấy là ai vậy?

B: Anh không biết à? Anh ta là ……….. (NVH1, Giáo trình tiếng Việt – 5, 62)

- Hãy dùng từ chứ để đặt câu khẳng định trong các đối thoại sau. Mẫu: + Chị 30 tuổi phải không?

25 chứ!

+ Bạn thi trƣợt à?

……… (ĐTT, Thực hành tiếng Việt, 185)

Với những kiểu bài nhƣ thế này thực ra không khó vì học viên chỉ cần nắm vững kiến thức ngữ pháp, và khi áp dụng vào bài luyện chỉ cần thêm vào một vài từ sao cho phù hợp là tạo thành một câu hoàn chỉnh.

Kiểu 4. Dùng trợ từ tình thái viết lại câu.

Ví dụ 1: Thêm “ngay cả…cũng” vào các câu sau. Chú ý nhấn mạnh những từ gạch dƣới.

- Mẫu: Tiếng Việt của anh ấy kém lắm. Anh ấy không nói đƣợc những câu đơn giản. → Ngay cả những câu đơn giản anh ấy cũng không nói đƣợc.

- Bố tôi rất cứng rắn nhƣng bộ phim này cảm động quá nên bố tôi khóc. → ………... (ĐTT, Thực hành tiếng Việt - C, 47)

Ví dụ 2: Dùng từ chính để viết lại các câu sau theo các cách có thể. - Mẫu: Ông ấy gửi thƣ cho bà ấy.

Chính ông ấy gửi thƣ cho bà ấy. → Ông ấy gửi thƣ cho chính bà ấy. (NTTH, Tiếng Việt nâng cao, 21)

74

Đây là kiểu bài yêu cầu học viên phải tƣ duy, phải vận dụng tổng hợp những kiến thức đã học mới có thể áp dụng vào bài luyện một cách thành thạo. Những kiểu bài nhƣ thế này vừa rèn luyện về mặt ngữ pháp vừa rèn luyện về vốn từ vựng nên tạo cho học viên thói quen phải biết tƣ duy, phải biết suy nghĩ trƣớc khi thực hành, áp dụng một dạng bài luyện nào đó. Những kiểu bài nhƣ thế này thƣờng khơi đƣợc sự hứng thú, sáng tạo cho học viên.

Kiểu 5. Phân biệt cách sử dụng của trợ từ trong các câu hoặc cho một số câu có trợ từ

tình thái ở cuối và một số tình huống. Chọn câu và tình huống phù hợp. Ví dụ 1: Phân biệt cách sử dụng vậy trong các câu sau.

- Mẫu: Tôi đã giải thích nhiều rồi. Nếu chị không tin thì tôi cũng đành chịu vậy!

 ( Vậy ở đây là trợ từ, đặt ở cuối câu, chỉ sự miễn cƣỡng chấp nhận). - Ông ấy đã bảo với tôi là ngày mai ông ta sẽ không đến. Ông ấy nói vậy à?

 ………

(NTTH, Tiếng Việt nâng cao, 238)

Ví dụ 2: Dƣới đây có một số câu dùng ở cuối câu và một số tình huống. Bạn xem câu nói nào phù hợp với tình huống nào và những câu đó có mục đích gì?

Mẫu: Ông bảo cháu chƣa học bài thì đừng đi chơi.

(Thực tế cháu học bài rồi nên cháu nói: “cháu học rồi ” – có ý phản đối ý kiến của ông)

- Cho các câu dùng sau: + Tôi trả tiền rồi . + Con uống thuốc rồi .

………. - Tình huống nào dƣới đây phù hợp với câu nào:

+ Mẹ bảo con nếu không uống thuốc thì sẽ không bao giờ khỏi bệnh. Con uống thuốc rồi nên con nói: “……….”

+ Khách hàng trả tiền ngƣời bán hàng rồi nhƣng không hiểu tại sao ngƣời bán hàng nói rằng chƣa trả. Khách hàng nói: “………”

75

(ĐTT, Thực hành tiếng Việt - C, 49)

Kiểu bài này đòi hỏi học viên phải có kiến thức tốt về ngữ pháp. Có khả năng phân biệt cách dùng cũng nhƣ nghĩa của trợ từ trong mỗi trƣờng hợp. Kiểu bài này giúp học viên nhớ kiến thức ngữ pháp thông qua luyện tập một cách nhanh nhất. Đồng thời, kiểu bài này thƣờng đƣa ra một vài thông tin kèm theo những tình huống và yêu cầu học viên phải suy nghĩ, suy xét xem những mẫu câu nào phù hợp với tình huống nào nên có thể gây nên sự lúng túng, lẫn lộn trong tƣ duy của học viên. Nhƣng dù sao, đây cũng là một kiểu bài rèn luyện rất tốt.

Kiểu 6. Cho một số tình huống, dùng trợ từ tình thái để đặt câu. Ví dụ: Dùng “cứ …đi” để yêu cầu trong những trƣờng hợp sau:

Mẫu: Một em bé đến nhà ngƣời lạ. Em muốn chơi đồ chơi nhƣng chƣa dám. → Cháu cứ chơi đồ chơi đi.

- Một học sinh gặp thầy giáo. Hình nhƣ em có điều gì muốn nói nhƣng rất lúng túng chƣa nói đƣợc. Thầy giáo nói: “ ………”

Tƣơng tự nhƣ kiểu bài trên, kiểu bài này cũng khá thú vị vì không phải là kiểu bài với những hình thức ngữ pháp cho sẵn, máy móc mà yêu cầu học viên phải tƣ duy nên phát huy đƣợc khả năng sáng tạo cho học viên.

Kiểu 7. Dùng trợ từ tình thái trả lời các câu hỏi.

Ví dụ: Dùng kết cấu “câu khẳng định + đâu” để trả lời phủ định: - Mẫu: Chân nó bị đau à?

→ Chân nó có đau đâu.

- Mùa đông ở Hà Nội rất lạnh phải không?

→ ……… (ĐTT, Thực hành tiếng Việt - C, 90)

Đây cũng là một kiểu bài vừa rèn luyện về ngữ pháp vừa rèn luyện về tƣ duy khá tốt. Thực tế thì kiểu bài này không khó lắm vì học viên chỉ cần áp dụng đúng ngữ pháp là có thể làm tốt kiểu bài này nhƣng mặt khác cũng yêu cầu học viên phải có tƣ duy logic nên cũng là một kiểu bài phát huy tốt khả năng sáng tạo của học viên.

76

Qua khảo sát và phân tích, chúng tôi cũng lập bảng thống kê tần số xuất hiện các kiểu bài luyện tập trong các giáo trình cao cấp.

Bảng thống kê tần số xuất hiện các kiểu bài được các tác giả sử dụng trong các giáo trình cao cấp. Quyển Kiểu bài 1 2 3 4 Tần số xuất hiện Kiểu 1 x x x 75% Kiểu 2 x x 50% Kiểu 3 x x 50% Kiểu 4 x x 50% Kiểu 5 x x 50% Kiểu 6 x 25% Kiểu 7 x 25%

Qua thống kê, khảo sát, chúng ta thấy, so với hai trình độ trƣớc thì ở trình độ này các kiểu bài không phong phú và cũng không có gì đổi mới. Nhìn vào bảng thống kê trên chúng ta cũng thấy khá rõ ràng. Tần số xuất hiện của các kiểu bài có sự chênh lệch lớn. Có giáo trình xuất hiện nhiều kiểu bài nhƣ giáo trình “Thực hành tiếng Việt” của Đoàn Thiện Thuật, nhƣng có giáo trình không xuất hiện kiểu bài nào nhƣ giáo trình “Tiếng Việt – upper intermediate” của Bửu Khải – Nguyễn Anh Quế. Ở trình độ này, kiểu bài tập xuất hiện nhiều nhất là ba lần nhƣng chỉ có kiểu bài 1, chiếm 75% tổng số giáo trình. Những kiểu bài xuất hiện với tần số ít nhất (một lần) là các kiểu bài 6 và 7. Những kiểu bài này chiếm số ít trong tổng số giáo trình, chỉ chiếm có 25%. Còn lại, hầu hết là các kiểu bài xuất hiện với tần số 2 lần nhƣ kiểu 2, 3, 4, 5, chiếm 50% tổng số giáo trình.

77

Nhƣ vậy, rõ ràng sự phân bố các kiểu bài giữa các giáo trình còn chƣa đồng đều gây nên tình trạng mất cân bằng trong việc giảng dạy cũng nhƣ tiếp thu của học viên. Chúng tôi thiết nghĩ khi biên soạn giáo trình các tác giả nên tham khảo các giáo trình khác để có đƣợc sự thống nhất trong việc đƣa ra giảng dạy các trợ từ tình thái cũng nhƣ các kiểu bài luyện phục vụ cho việc luyện tập các trợ từ tình thái đó.

2.3.3. Nhận xét.

Các trợ từ tình thái trong các giáo trình cao cấp xuất hiện không nhiều. Về mức độ phân bố, các trợ từ tình thái xuất hiện trong các giáo trình có sự chênh lệch rõ ràng. Nói chung, ba giáo trình “Giáo trình tiếng Việt” của Nguyễn Văn Huệ; giáo trình “Thực hành tiếng Việt” của Đoàn Thiện Thuật và giáo trình “Tiếng Việt nâng cao” của Nguyễn Thị Thanh Hƣơng đã đáp ứng đƣợc về mặt số lƣợng, cách giải thích và các kiểu bài luyện về trợ từ tình thái cho các học viên. Giáo trình “Tiếng Việt – upper intermediate” của Bửu Khải – Nguyễn Anh Quế dù không nhiều nhƣng cũng có đƣa ra một vài trợ từ tình thái trong các phần hội thoại, bài đọc, bài luyện song lại không có phần ngữ pháp để giải thích về cách dùng cũng nhƣ các nét nghĩa của các trợ từ tình thái đó vì giáo trình của Bửu Khải – Nguyễn Anh Quế không quan tâm đến các trợ từ tình thái mà quan tâm đến những vấn đề ngữ pháp khác cũng nhƣ các kiểu bài luyện khác.

So với trình độ cơ sở và trình độ trung cấp thì trình độ cao cấp không có gì đổi mới hơn vì hầu hết các trợ từ tình thái đều là những trợ từ lặp lại ở hai trình độ trƣớc. Những trợ từ tình thái nhƣ à, nhỉ, ạ, thế, ấy, này, hả, chứ, nhé… đƣợc lặp lại nhiều lần ở các phần trong tất cả các giáo trình không chỉ ở trình độ cao cấp mà còn ở cả các trình độ khác nữa. Những trợ từ có xu hƣớng ít xuất hiện nhƣ chính, ngay, ngay cả, tận…thƣờng xuất hiện ít ở phần hội thoại mà chủ yếu xuất hiện ở các phần bài đọc, luyện tập , bài tập và ngữ pháp. Ngoài ra, còn có những trợ từ tình thái không xuất hiện bao giờ nhƣ phỏng, hẳn, thay, ru. Đây là những trợ từ tình thái cổ, hiện nay thƣờng không sử dụng trong giao tiếp hàng ngày mà chỉ đôi khi xuất hiện trong những văn bản hoặc có tính chất nghi thức mà thôi.

78

Nhìn chung, ở cả ba trình độ thì trình độ cơ sở đã đƣa ra những trợ từ tình thái với cách giải thích đơn giản nhƣng đủ. Đây cũng là nền móng để các học viên nắm vững kiến thức về trợ từ tình thái, tạo cơ sở cho những hiểu biết mang tính phức tạp hơn ở những trình độ sau. Nếu nhƣ trình độ cao cấp không có gì đổi mới và chỉ là sự lặp lại của những trợ từ tình thái ở các trình độ trƣớc thì trình độ trung cấp là nơi cung cấp đầy đủ và mở rộng cho những trợ từ tình thái mà các học viên đã học ở trình độ cơ sở. Ở trình độ trung cấp, các tác giả có cách giải thích rõ ràng, dễ hiểu, hơn nữa còn đƣa ra một số mẫu câu cho một số trợ từ để học viên dễ tiếp cận. Kiểu bài luyện tập theo mẫu câu này cũng đƣợc phát huy trong một số giáo trình bậc cao cấp.

79

Một phần của tài liệu Trợ từ tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)