Tính cơ động và hiệu quả giao tiếp.

Một phần của tài liệu Trợ từ tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Trang 98 - 101)

- Phải chăng đó là một công việc bạc bẽo đau đớn cho

3.3.1. Tính cơ động và hiệu quả giao tiếp.

“Nói là hành động”. Hành động nói là hành động đƣợc thực hiện bằng cách nói ra một cái gì đấy nhƣ nêu ra một câu hỏi, một sự hứa hẹn… Ta dùng lời nói để bày tỏ một điều gì, nhận xét về một cái gì, phủ định một điều gì là ta thực hiện hành động trình bày, nhận xét, phủ định. Hành động đƣợc trình bày trong khi nói giữa ngƣời nói và ngƣời nghe chính là giao tiếp. Hành động nói mà con ngƣời thực hiện trong giao tiếp

97

hàng ngày rất phong phú về số lƣợng và đa dạng về hình thức biểu hiện. Trong giao tiếp hàng ngày, ngoài việc sử dụng ngôn ngữ thì các đối tƣợng tham gia giao tiếp còn dùng thái độ để biểu đạt làm cho lời nói đạt đƣợc hiệu quả giao tiếp cao nhất.

Trợ từ tình thái là một loại hƣ từ dùng để thể hiện những tình cảm rất tế nhị và dễ biến động trong mối quan hệ với từ, tổ hợp từ mà chúng đi kèm. Trợ từ tình thái có ý nghĩa chung là làm gia tăng sắc thái nghĩa (ý nghĩa phụ trợ) cho từ, ngữ hoặc một câu… nhằm nhấn mạnh vào một nội dung cụ thể, một quan hệ cụ thể trong một phát ngôn. Nó thể hiện những mối quan hệ, hoặc thái độ giữa ngƣời nói với nội dung phát ngôn, với từng bộ phận của nội dung phát ngôn. Nói cách khác, về mặt chức năng, các trợ từ tình thái nhấn mạnh có thể nhấn mạnh bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ của câu hoặc một vế câu ghép… Cũng chính vì vậy, trợ từ tình thái nhấn mạnh thƣờng không có vị trí cố định trong cấu trúc.

Ví dụ: Cả xe đạp của tôi cũng hỏng.

(Tr K, Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành, 273) Minh thì hiền lành, còn Thanh thì tinh nghịch. (VVT, Tiếng Việt cơ sở, 221)

Này, tuần sau cƣới cái Nhã đấy!

(NVP, Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, 140)

Trợ từ tình thái diễn đạt ý nghĩa tình thái trong mối quan hệ với mục đích phát ngôn, biểu thị thái độ, cảm xúc của ngƣời nói. Ý nghĩa tình thái ở đây có quan hệ chặt chẽ với mục đích phát ngôn (nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, tƣờng thuật…)

Ví dụ: Cô là con gái của bà Hƣơng à?

(TĐH, Tiếng Việt cho nƣớc ngoài, 35) Anh về lấy cho tôi xem đi.

(NTTH, Tiếng Việt nâng cao, 327) Hôm nào rỗi, cậu dẫn tớ đi mua với. (NTN, Tiếng Việt nâng cao, 150)

98

Do đặc điểm về nghĩa, về tác dụng tình thái, có những trợ từ tình thái đƣợc xuất hiện ở phong cách này hay phong cách khác, nhƣ ở phong cách – chức năng khẩu ngữ, ở các lời thoại, trò chuyện trực tiếp, thể loại thƣ từ, các trợ từ tình thái có tần số sử dụng rất cao. Đặc biệt, tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu thanh điệu, vai trò ngôn điệu bị hạn chế, các hƣ từ, trong đó có các trợ từ tình thái đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng thức ngữ pháp để diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp. Vì vậy, với một câu tƣờng thuật nào, nếu thêm trợ từ tình thái đi kèm đều có thể trở thành câu nghi vấn hoặc câu cầu khiến.

Ví dụ: Cậu cho tớ vay ít tiền.  Cậu cho tớ vay ít tiền nhé? (NTTH, Tiếng Việt nâng cao, 46)

Đi kiếm cái gì ăn.  Đi kiếm cái gì ăn đi. (NTN, Tiếng Việt nâng cao, 188)

Một số trợ từ tình thái có khả năng dạng thức hóa một từ, một ngữ thành một phát ngôn. Nói cách khác, nhờ việc sử dụng các trợ từ này nhƣ một phƣơng tiện cú pháp để tạo câu, một từ, một ngữ tự do có thể trở thành câu.

Ví dụ: Nƣớc

Đi Chƣa phải là câu

Một cốc nƣớc Nhƣng nếu nói:

Nƣớc ư?

Đi à? Trở thành một phát ngôn (một câu) Một cốc nƣớc nhé?

Về tác dụng biểu thái, biểu hiện cảm xúc, các trợ từ tình thái nhƣ các tín hiệu có khả năng dự báo: có thể có thái độ hoài nghi (à, chăng, hử, hả…; chúng bao giờ cũng dùng để hỏi)

Ví dụ: Nó làm sao hả chị?

(NVH2, Thực hành tiếng Việt, 288) Anh ấy có ô tô mới à?

99

(ĐTT, Tiếng Việt trình độ A, tập 1, 50)

Cũng có thể biểu hiện thái độ ngạc nhiên (nhỉ, ư); thái độ cầu mong (đi, nào, thôi, với, chứ…); một thái độ rõ ràng, dứt khoát (chứ, đâu, đấy…) hoặc biểu thị thái độ cảm xúc gần gũi, thân mật.

Ví dụ: Mình gọi nhau bằng tên đi. (BK – PVG, Tiếng Việt – 4, 63) Dạ, đƣợc chứ.

(NVH1, Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài – 2, 8) Trong hoạt động giao tiếp, những yếu tố có liên quan đến đối tƣợng giao tiếp gồm trƣớc hết là thái độ của ngƣời nói đối với ngƣời nghe, đƣợc quy định bởi địa vị xã hội và tuổi tác của ngƣời nghe, mức độ thân quen giữa ngƣời nói với ngƣời nghe và một số yếu tố khác. Theo ngữ dụng học, giao tiếp trong một tình huống nói năng cụ thể gồm có tiền giả định ngữ dụng của phát ngôn. Tiền giả định ngữ dụng đối lập với mục đích ngữ dụng mà trong các tài liệu hiện đại đƣợc gọi là chức năng tại lời hay lực ngôn trung – đó là mục đích của ngƣời nói khi giao tiếp với ngƣời nghe: thông báo một thông tin, thúc giục một hành động, hay thúc giục sự đối đáp.

Một phần của tài liệu Trợ từ tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Trang 98 - 101)