Một số nhận xét và kiến nghị 1 Nhận xét.

Một phần của tài liệu Trợ từ tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Trang 111 - 120)

- Phải chăng đó là một công việc bạc bẽo đau đớn cho

3.4. Một số nhận xét và kiến nghị 1 Nhận xét.

3.4.1.Nhận xét.

Giao tiếp là một hoạt động ngôn ngữ tự nhiên nhất. Qua giao tiếp, con ngƣời có thể tác động lẫn nhau cả về hành động lẫn thái độ, tình cảm. Ngôn ngữ dùng trong hội thoại cũng có những dấu hiệu rõ nhất thể hiện sự tác động lẫn nhau đó. Các phƣơng tiện ngôn ngữ đƣợc dùng trong khi giao tiếp bao giờ cũng kèm theo thái độ của ngƣời nói đối với ngƣời nghe: hoặc tôn trọng hoặc thân hữu. Ngoài ra bối cảnh giao tiếp cũng có ảnh hƣởng rất lớn đến nội dung cuộc giao tiếp. Tuy nhiên, nhƣ chúng tôi đã đề cập ở trên, giao tiếp là hoạt động thông thƣờng nhất của con ngƣời nên dù trong hoàn cảnh nào thì giao tiếp cùng với việc sử dụng trợ từ tình thái để biểu hiện thái độ , tình cảm của ngƣời nói cũng góp phần vào việc thành công của các cuộc giao tiếp.

Trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ nói chung cũng nhƣ trong giao tiếp tiếng Việt nói riêng, phạm trù giá trị trong ngôn ngữ đƣợc thể hiện hết sức đa dạng, nhất là nó đƣợc hình thành qua lăng kính của từng ngƣời nói trong quá trình giao tiếp thực tế. Cách nhìn nhận và đánh giá về ngữ nghĩa của mỗi trợ từ tình thái còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố cá biệt liên quan đến mỗi cá nhân nhƣ: những đặc điểm riêng về hoàn cảnh gia đình và xã hội, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ hiểu biết, cƣơng vị xã hội. Chính vì vậy, ngữ cảnh giao tiếp có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định ngữ nghĩa của trợ từ tình thái.

Ở ba trình độ: cơ sở, trung cấp và cao cấp chúng tôi đã khảo sát và phân tích khá rõ vấn đề nghĩa biểu hiện của các trợ từ tình thái, đặc biệt là việc biểu hiện ngữ nghĩa ở bình diện giao tiếp. Trong các giáo trình, nghĩa biểu hiện của các trợ từ tình thái đƣợc biểu hiện khá rõ. Hầu hết ở các giáo trình, các tác giả đã khai thác khá tốt khía cạnh nghĩa biểu hiện của các trợ từ tình thái. Tuy nhiên, sự phân bố các trợ từ tình thái không đồng đều và sự giải thích của các trợ từ tình thái nhiều chỗ cũng chƣa đƣợc hợp lý lắm. Có những trợ từ tình thái đƣợc giải thích rất rõ, rất cụ thể (nhỉ, nhé, chứ, à, ạ, đấy…) nhƣng cũng có những trợ từ tình thái chƣa đƣợc giải thích rõ ràng, cụ thể (với,

110

thôi, chính…), ngoài ra một số trợ từ tình thái khác còn không đƣợc giải thích trong các giáo trình nhƣ chăng, phỏng, chắc, hẳn, nào, kia (cơ), ấy, này, ru.

3.4.2. Kiến nghị.

Từ một số nhận xét trên chúng tôi xin đƣa ra một số kiến nghị sau. - Sắp xếp, giới thiệu các hiện tƣợng ngữ pháp phù hợp.

Theo chúng tôi, trợ từ tình thái là một vấn đề khá khó nên việc đƣa vào giảng dạy phải theo trình tự và phải dựa vào sự phân định trình độ của giáo trình để có thể đƣa ra một trật tự ngữ pháp hợp lý cũng nhƣ một trật tự trợ từ tình thái hợp lý, tức là theo mức độ từ dễ đến khó, từ phổ biến đến ít phổ biến. Một số hiện tƣợng ngữ pháp cần đƣợc mô hình hóa thành cấu trúc để học viên dễ tiếp thu hơn.

Hiện nay mục đích của việc dạy và học tiếng Việt là hƣớng vào giao tiếp. Vì thế khi biên soạn giáo trình các tác giả cũng nên chú ý đến vấn đề này để việc biên soạn đƣợc tốt hơn. Khi khảo sát các giáo trình tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài chúng tôi thấy các hiện tƣợng ngữ pháp trong các giáo trình đều thiếu sự thống nhất và trật tự phân bố cũng chƣa hợp lý . Chính vì vậy có quá nhiều các trợ từ tình thái đƣợc lặp đi lặp lại ở cả ba trình độ nhƣ à, ạ, nhỉ, nhé, chứ

Trong giai đoạn ban đầu có một số trợ từ tình thái có thể đƣa vào giảng dạy nhƣ:

à, ạ, nhỉ, nhé… là những trợ từ tình thái không quá phức tạp. Đối với những trợ từ tình thái phức tạp hơn, có nhiều nghĩa biểu hiện phong phú hơn nhƣ: đấy, mà, cái, cả…thì cần phải đƣa vào giai đoạn sau.

- Miêu tả, giải thích các hiện tƣợng ngữ pháp theo nguyên tắc ngữ pháp thực hành. Thông thƣờng khi giới thiệu một hiện tƣợng ngữ pháp nào đó, các tác giả thƣờng chú trọng nhiều về mặt lý thuyết mà ít chú trọng đến mặt thực hành. Có thể các tác giả cho rằng, nếu học viên nắm vững lý thuyết thì sẽ thực hành tốt nên mục tiêu hàng đầu là phải chú trọng đến lý thuyết. Tuy nhiên, đối với mỗi đối tƣợng khác nhau thì lại phải có những phƣơng pháp biên soạn khác nhau. Đối với học viên là ngƣời châu Á thì nắm vững lý thuyết, cấu trúc, cách dùng thì thực hành sẽ rất tốt; nhƣng đối

111

với học viên là ngƣời châu Âu thì nắm vững lý thuyết chƣa hẳn đã thực hành tốt vì đối với họ chỉ có thực hành thì mới hiểu đúng, nhanh và chính xác nhất một vấn đề nào đó. - Những ví dụ minh họa phải đảm bảo tính đúng, đủ và dễ hiểu.

Ngoài ra, các hiện tƣợng ngữ pháp trong các giáo trình, đặc biệt là các trợ từ tình thái phải sát với thực tế, phải đƣa ra các tình huống giao tiếp bám sát với thực tiễn giao tiếp trong đời sống hàng ngày của ngƣời Việt. Có nhƣ vậy học viên mới tiếp thu đƣợc một cách nhanh nhất, chính xác nhất ngữ pháp tiếng Việt nói chung và trợ từ tình thái tiếng Việt nói riêng.

- Dạy trợ từ tình thái cho ngƣời học theo thứ tự từ phổ biến đến ít phổ biến hơn, từ đơn giản đến phức tạp hơn. Từ những kết quả khảo sát đƣợc ở cả ba giáo trình chúng tôi thống kê các trợ từ tình thái theo thứ tự từ phổ biến đến ít phổ biến, từ đơn giản đến phức tạp nhƣ sau: Số thứ tự Trợ từ tình thái Số lần xuất hiện ở giáo trình cơ sở (11 quyển) Số lần xuất hiện ở giáo trình trung cấp (7 quyển) Số lần xuất hiện ở giáo trình cao cấp (4 quyển) Tổng số lần xuất hiện ở cả ba trình độ (22 quyển) Tần số xuất hiện ở cả ba trình độ (%) 1 Nhé 11 7 4 22 100% 2 Vậy 9 7 4 20 90,9% 3 Thì 9 7 4 20 90,9% 4 À (ấy à, đấy à, kia à) 10 6 3 19 86,36% 5 Chứ 7 7 4 18 81,81% 6 Đi 9 6 3 18 81,81% 7 Đấy 10 6 3 18 81,81%

112 8 Nhỉ 9 5 3 17 77,27% 8 Nhỉ 9 5 3 17 77,27% 9 Hả (hử, hở) 6 6 4 16 72,72% 10 Đâu 7 6 3 16 72,72% 11 Đây 9 5 2 16 72,72% 12 Ạ 9 4 2 15 68,18% 13 Thế 7 5 3 15 68,18% 14 Thôi 4 6 3 13 59,1% 15 Ngay 6 4 3 13 59,1% 16 Mà (mà lị, cơ mà, kia mà) 2 5 4 11 50% 17 Ấy 2 3 3 8 36,36% 18 Này 5 1 2 8 36,36% 19 Với 1 3 2 6 27,27% 20 Chính 1 2 2 5 22,72% 21 Ngay cả 2 2 1 5 22,72% 22 Cả 3 0 2 5 22,72% 23 Tận (tít tận) 2 1 2 5 22,72% 24 Nào 2 1 1 4 18,18% 25 Những 0 3 0 3 13,63% 26 Kia (cơ) 0 2 0 2 9,1% 27 Ƣ 0 0 1 1 4,54% 28 Chắc 0 1 0 1 4,54% 29 Cái 1 0 0 1 4,54% 30 Ru 0 0 0 0 0%

113 31 Đến / lấy 0 0 0 0 0% 31 Đến / lấy 0 0 0 0 0% 32 Thay 0 0 0 0 0% 33 Hẳn 0 0 0 0 0% 34 Phỏng 0 0 0 0 0% 35 Chăng 0 0 0 0 0%

Bảng số liệu này đã cho chúng ta biết tần số xuất hiện, sự phân bố của các trợ từ tình thái trong các giáo trình. Bảng thống kê này cũng cho thấy có một số trợ từ tình thái xuất hiện với tần số nhƣ nhau nhƣng lại không đƣợc sắp xếp cùng vị trí với nhau. Để khách quan trong việc sắp xếp các trợ từ tình thái, chúng tôi sẽ sắp xếp tất cả những trợ từ tình thái nào có tần số xuất hiện nhƣ nhau vào cùng một vị trí theo bảng thống kê sau: Số thứ tự Trợ từ tình thái Số lƣợng trợ từ tình thái Tổng số lần xuất hiện ở cả ba trình độ Tần số xuất hiện 1 Nhé 1 22 100% 2 Vậy, thì 2 20 90,9%

3 À (ấy à, đấy à, kia à) 1 19 86,36% 4 Chứ, đi, đấy 3 18 81,81% 5 Nhỉ 1 17 77,27% 6 Hả (hở, hử), đâu, đây 3 16 72,72% 7 Ạ, thế 2 15 68,18% 8 Thôi, ngay 2 13 59,1% 9 Mà (mà lị, cơ mà, kia mà) 1 11 50%

114 10 Ấy, này 2 8 36,36% 10 Ấy, này 2 8 36,36% 11 Với 1 6 27,27% 12 Chính, ngay cả, cả, tận (tít tận) 4 5 22,72% 13 Nào 1 4 18,18% 14 Những 1 3 13,63% 15 Kia (cơ) 1 2 9,1% 16 Ƣ, chắc, cái 3 1 4,54%

17 Ru, đến / lấy, thay, hẳn, phỏng, chăng

6 0 0%

Sau khi tiến hành sắp xếp lại thứ tự của các trợ từ tình thái trên chúng tôi thấy việc lựa chọn giảng dạy cũng nhƣ việc biên soạn các giáo trình về thứ tự của các trợ từ tình thái sẽ dễ dàng hơn. Từ bảng thống kê này chúng ta sẽ tránh đƣợc những hiện tƣợng trùng lặp cũng nhƣ hoặc quá nhấn mạnh về một trợ từ tình thái nào đó mà bỏ qua hoặc đơn giản hóa hoặc phức tạp hóa các trợ từ tình thái nhƣ trƣớc đây. Song song với việc giảng dạy trợ từ tình thái theo thứ tự từ phổ biến đến ít phổ biến, từ đơn giản đến phức tạp chúng ta cũng phải có phƣơng pháp dạy sao cho có hiệu quả tốt nhất.

Đây là một số nhận xét và kiến nghị của chúng tôi, trong phạm vi luận văn cho phép, và mong muốn những nhận xét và kiến nghị này sẽ góp phần nào đó vào việc sắp xếp lại một trật tự phù hợp việc đƣa và xử lý các trong các trợ từ tình thái cho ngƣời nƣớc ngoài trong giáo trình để những ngƣời nƣớc ngoài luôn cảm thấy học tiếng Việt không quá khó mà đầy thú vị.

115

KẾT LUẬN

Tiếng Việt hiện đại đang trên đƣờng phát triển về mọi mặt. Trong đó các yếu tố, các phƣơng tiện biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp ngày càng nhiều và tính cấp độ hóa, khu biệt hóa ngày càng cao hơn. Đó là con đƣờng tất yếu của ngôn ngữ với tƣ cách là công cụ tƣ duy, lƣu giữ truyền đạt thông tin. Trong quá trình phát triển, nhiều từ ngữ mới xuất hiện trên cơ sở các từ, các hƣ từ vốn có.

Trong quá trình khảo sát, thống kê, phân tích các trợ từ tình thái ở cả ba trình độ chúng tôi rút ra một vài kết luận sau:

- Trợ từ tình thái là một vấn đề rộng, phong phú và đa dạng. Trong tiếng Việt trợ từ đóng một vai trò quan trọng và đƣợc dùng rất rộng rãi.

- Trợ từ tình thái có số lƣợng không nhiều nhƣng có sự linh hoạt trong cách dùng và thƣờng không có vị trí cố định trong cấu trúc câu.

+ Trợ từ tình thái thƣờng xuất hiện ở cuối các phát ngôn nhƣ: à, ạ, chứ, nhỉ, nhé, thế… đây là những trợ từ tình thái chiếm số lƣợng nhiều nhất, tần số xuất hiện cũng nhiều nhất.

+ Trợ từ tình thái lại có thể vừa xuất hiện ở đầu phát ngôn lại vừa xuất hiện ở giữa phát ngôn nhƣ: chính, những, cả, ngay cả

+ Trợ từ tình thái thƣờng xuất hiện ở giữa phát ngôn nhƣ: thì, tận, mà

- Trợ từ tình thái diễn đạt ý nghĩa tình thái trong mối quan hệ với mục đích phát ngôn, biểu thị thái độ, cảm xúc của ngƣời nói. Ý nghĩa tình thái có quan hệ rất chặt chẽ với mục đích phát ngôn (nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, tƣờng thuật,…). Hơn nữa, về tác dụng biểu thái, biểu hiện cảm xúc, các trợ từ tình thái thể hiện thái độ tình cảm khác nhau: biểu thị thái độ hoài nghi, ngạc nhiên, cầu mong, thúc giục... Mặc dù vậy, các trợ từ tình thái đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng thức ngữ pháp để nhấn mạnh hoặc dạng thức hóa đoản ngữ để trở thành một phát ngôn nên bất kỳ câu tƣờng thuật nào, nếu thêm trợ từ tình thái đi kèm đều có thể trở thành câu nghi vấn hoặc câu cầu khiến.

- Việc sử dụng trợ từ tình thái ở cấp độ câu của tiếng việt là có quy tắc; việc sử dụng hay không sử dụng trợ từ tình thái (lƣợc bỏ trợ từ tình thái), phải có điều kiện,

116

tình huống, ngữ cảnh cụ thể mà phát ngôn chi phối, cho phép. Hơn nữa, có những trƣờng hợp, trợ từ tình thái dùng thay thế cho nhau đƣợc; cũng có trƣờng hợp chỉ dùng đƣợc một trợ từ tình thái nhất định, không thể thay thế bằng trợ từ tình thái khác.

- Trợ từ là một vấn đề khó nắm bắt, nhất là với đối tƣợng ngƣời châu Âu, ngƣời Mỹ…

Đối với những đối tƣợng ngƣời châu Á nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… thì việc học từ tình thái tiếng Việt không quá khó. Những đối tƣợng này chỉ cần nắm vững lý thuyết là có thể thực hành tƣơng đối tốt tiếng Việt. Hơn nữa, tiếng Việt và ngôn ngữ ở một số nƣớc châu Á có sự tƣơng đồng nhất định về mặt ngữ âm và từ vựng. Chính vì thế, đối tƣợng ngƣời học là ngƣời châu Á thƣờng có sự tiếp thu nhanh hơn so với đối tƣợng là ngƣời Âu – Mỹ. Nắm vững đƣợc vấn đề này, khi biên soạn giáo trình cũng nhƣ khi giảng dạy cho các học viên, giáo viên phải tùy theo đối tƣợng, khả năng, mục đích có thể giúp học viên có thể tiếp thu nhanh, sử dụng thành thạo ngữ pháp tiếng Việt nói chung và trợ từ tình thái tiếng Việt nói riêng.

- Trong tất cả các giáo trình ở cả ba trình độ mà chúng tôi khảo sát đã cho chúng tôi những kết quả cụ thể sau:

+ Thống kê đƣợc danh sách các trợ từ tình thái (35 trợ từ tình thái) đƣợc dùng trong các phần hội thoại, ngữ pháp, bài luyện, bài đọc và bài tập của các giáo trình.

+ Đƣa ra các bảng số liệu, tần số xuất hiện cũng nhƣ tỉ lệ phần trăm của từng trợ từ tình thái.

+ Đƣa ra các kiểu bài luyện khác nhau ở các trình độ (trình độ cơ sở: 10 kiểu bài; trình độ trung cấp: 11 kiểu bài; trình độ cao cấp: 7 kiểu bài), tần số xuất hiện, tỉ lệ phần trăm của mỗi kiểu bài ở mỗi trình độ.

+ Đƣa ra cách giải thích khác nhau về trợ từ tình thái của các tác giả trong các giáo trình.

+ Mô tả ý nghĩa và chức năng của các trợ từ tình thái.

+ Nêu rõ vai trò của trợ từ tình thái trong giao tiếp ngôn ngữ thể hiện trong các giáo trình.

117

+ Đề xuất đƣợc một trật tự trợ từ tình thái hợp lý khi đƣa vào giảng dạy trong các giáo trình.

+ Đƣa ra những đề xuất, kiến nghị trong việc biên soạn và giảng dạy trợ từ tình thái tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài nhƣ: nội dung dạy, phƣơng pháp dạy, những kiểu bài luyện và bài tập đƣa vào giảng dạy...

- Trong quá trình khảo sát chúng tôi thấy, hầu hết các giáo trình chƣa có sự thống nhất trong việc đƣa trợ từ tình thái vào giảng dạy. Bên cạnh đó cũng chƣa có sự sắp xếp hợp lý về mức độ phổ biến, ít phổ biến; khó, dễ của các trợ từ tình thái. Có những trợ từ tình thái xuất hiện quá nhiều lần nhƣ: nhé, vậy thì, à, chứ… những có những trợ từ tình thái xuất hiện quá ít nhƣ: ư, chắc, cái; thậm chí có những trợ từ tình thái không xuất hiện lần nào ở bất kỳ giáo trình nào nhƣ: ru, thay, phỏng, chăng, hẳn, đến / lấy. Ngoài ra, cách giải thích, gọi tên các trợ từ tình thái của các tác giả cũng không đồng nhất. Đây cũng là một vấn đề mà các tác giả cần quan tâm chú ý hơn khi biên soạn giáo trình cho mỗi đối tƣợng ngƣời học.

- Đối với các ngôn ngữ không biến hình nói chung và tiếng Việt nói riêng, việc nắm vững các từ công cụ, các hƣ từ cũng nhƣ các trợ từ tình thái có một tầm quan trọng đặc biệt trong việc hiểu đúng, hiểu sâu các quy tắc tổ chức ngôn từ, các quy tắc hình thành đơn vị giao tiếp và nhờ đó mà mở rộng hơn suy nghĩ, nhận thức về tiếng

Một phần của tài liệu Trợ từ tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Trang 111 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)