Cách giải thích trợ từ tình thái trong các giáo trình.

Một phần của tài liệu Trợ từ tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Trang 34)

- Cái con ngƣời ấy thật đáng khinh (ĐNC PH, Tiếng Việt thực hành, 61)

2.1.3.1.Cách giải thích trợ từ tình thái trong các giáo trình.

Trong tổng số 11 giáo trình ở trình độ cơ sở mà chúng tôi khảo sát, cách giải thích trợ từ tình thái có nhiều điểm chƣa đồng nhất. Tuy cùng là một trợ từ nhƣng các tác giả lại có những cách gọi, cách giải thích khác nhau.

Ví dụ trợ từ tình thái nhé đƣợc Trần Khang giải thích là “ nhé là trợ từ dùng để cấu tạo câu cầu khiến. Câu cầu khiến kiểu này thƣờng dùng để nói với bạn bè thân hoặc những ngƣời ngang hàng, ngƣời ở địa vị dƣới mình. Khi nói có nhấn giọng ở nhé!”.

Ví dụ: Chị đợi tôi một lát nhé.

(Tr K, Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành, tập 1, 268)

Trong khi đó trong giáo trình tiếng Việt (for beginners 1) tác giả Phan Văn Giƣỡng chỉ giải thích bằng tiếng Anh chứ không hề giải thích bằng tiếng Việt: “nhé is a

33

question word. It is put after a statement to make a question which does not require an answer”.

Ví dụ: Chúng ta đi taxi nhé? (PVG, Tiếng Việt – 1, 87)

Cũng tƣơng tự nhƣ vậy, ở giáo trình tiếng Việt (for beginners 2) của Phan Văn Giƣỡng và Bửu Khải thì lại giải thích là “tag – question with nhé, the particle nhé

involves only the 1st and 2nd person pronouns: - It may serve as an invitation:

Ví dụ: Chúng ta hãy mua một thùng cam nhé? (BK – PVG, Tiếng Việt – 2, 14)

- It may also serve as a request:

Ví dụ: Anh mua nho cho em nhé?

(BK – PVG, Tiếng Việt – 2, 14)”

Tƣơng tự nhƣ vậy, trong những giáo trình khác mà chúng tôi khảo sát, mỗi tác giả vẫn đƣa ra những cách giải thích riêng không đồng nhất. Ví dụ trợ từ tình thái đi vốn là trợ từ dùng để tạo câu mệnh lệnh cầu khiến, hoặc rủ rê, đôi khi với thái độ dằn mạnh trong khẩu ngữ.

Ví dụ: Chúng ta đi đi!

(Tr K, Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành - 1, 97) Mua cam đi, cô.

(NVH1, Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài – 2,8) Tuy nhiên, trong “Giáo trình tiếng Việt – 2”, Bửu Khải và Phan Văn Giƣỡng cho rằng “the particle đi for an exhortation: in Vietnamese, it is quite common to find this particle after an imperative form, especially when the later is short. This particle has a number of connotation, usually that of an exhortation”:

Ví dụ: Chúng ta hãy vào đi!

34

Cùng là trợ từ tình thái đi nhƣng có tác giả lại chuyển hẳn sang nhóm từ loại khác là phó từ nhƣ các tác giả Nguyễn Văn Phúc (chủ biên) trong giáo trình, tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài (chƣơng trình cơ sở) cho rằng: đi là “cấu trúc mệnh lệnh : hãy, hãy…đi! (adverbs) used to form an imperative sentence. Hãy placed before verb, đi at the end of sentence”:

Ví dụ: Cháu ra ngoài kia chơi đi! Cháu hãy ra ngoài kia chơi đi!

(NVP, Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, 176)

và Nguyễn Văn Huệ (chủ biên) trong giáo trình tiếng Việt – 1 cũng cho rằng đi là “phó từ biểu thị ý mệnh lệnh hoặc đề nghị. Thƣờng đƣợc dùng trong khẩu ngữ. Đi is an adverb used to express an imperative or a suggestion in spoken language”:

Ví dụ: Chị nói đi!

(NVH1, Giáo trình tiếng Việt – 1, 135)

Theo Nguyễn Kim Thản, trợ từ tình thái thôi khác với phó từ thôi – tƣơng đƣơng với chỉ trong cặp từ chỉthôi. Nguyễn Kim Thản cho rằng thôi là trợ từ trong ba trƣờng hợp sau:

- Có ý giục giã. Nó có thể ghép với với đi: Đi đi thôi. Nhanh lên. - Hỏi vặn: Anh vừa nói thế thôi?

- Bi quan: Con ơi! Ngƣời ta đánh thế này thì con chết mất thôi.

Trong những giáo trình mà chúng tôi khảo sát, hầu hết tác giả cũng cho rằng chỉ

thôi là cặp phó từ chứ không phải trợ từ nhƣ Nguyễn Việt Hƣơng, Trần Khang, Đặng Ngọc Cừ - Phan Hải… nhƣng cũng có tác giả cho rằng chỉthôi là trợ động từ nhƣ Nguyễn Văn Phúc: “chỉ thôi (auxiliary). It can be translated as only in english. Chỉ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

often comes before verb and thôi at the end of sentence. Sometimes, Vietnamese used

chỉ or both”.

Tôi chỉ biết anh ấy thôi.

35

Ngoài ra chỉ duy nhất Nguyễn Văn Huệ cho rằng chỉ thôi là trợ từ: “trợ từ nhấn mạnh sự hạn chế về về phạm vi, mức độ của điều vừa nói đến:

Còn 1 km nữa thôi

(NVH1, Giáo trình tiếng Việt – 1, 146) và thôi thƣờng kết hợp với chỉ:

Tôi chỉ có 5 ngàn đồng thôi”.

(NVH1, Giáo trình tiếng Việt – 1, 146)”

Từ những cách giải thích trên của các tác giả trong phần ngữ pháp của các giáo trình, chúng tôi thấy tình hình sử dụng trợ từ tình thái diễn ra nhƣ sau:

- Đƣa ra trợ từ tình thái và giải thích là trợ từ tình thái:

Nhóm những tác giả này đã đƣa ra một số trợ từ tình thái và đồng thời còn giải thích những trợ từ tình thái ấy nhƣ Trần Khang, Đặng Ngọc Cừ - Phan Hải, Nguyễn Văn Huệ, Nguyễn Việt Hƣơng. Nhìn chung các tác giả đã có sự giải thích khá chi tiết, rõ ràng và dễ hiểu. Chẳng hạn nhƣ trong giáo trình “Giáo trình tiếng Việt – 1” tác giả Nguyễn Văn Huệ đã giải thích là “trợ từ cuối câu, biểu thị ý kính trọng, lịch sự, hoặc thân mật – the particle is placed at the end of a sentence to express politeness, respect or intimacy”

Xin lỗi, mấy giờ rồi ?

(NVH1, Giáo trình tiếng Việt – 1, 135)

Tuy nhiên tác giả Trần Khang trong “giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành - 1” lại đƣa ra những lời giải thích mang nặng tính lý thuyết và thiên về việc đặt tên cho hiện tƣợng ngữ pháp hơn là quan tâm đến ngữ nghĩa, ngữ dụng của chúng. Tác giả đƣa ra lời giải thích hoàn toàn bằng tiếng Việt và không có phần dịch, chú giải của bất kỳ ngôn ngữ nào. Các ví dụ mà tác giả đƣa ra cũng vậy, chỉ đơn thuần bằng tiếng Việt. Chẳng hạn nhƣ: “Thì ở đây là trợ từ. Nó có khả năng:

+ Đệm giữa khởi ngữ và chủ ngữ khi cần nhấn mạnh đến chủ ngữ trong câu có tính chất liệt kê

36

Tôi thì tôi lại rất thích uống cà phê. ↓ ↓ ↓

Khởi thì chủ vị ngữ

ngữ ngữ

+ Đệm giữa vị ngữ và chủ ngữ cũng trong những câu có tính chất liệt kê.

Ví dụ: Anh Quang thì uống cà phê, chị Nga thì uống nƣớc chanh, tôi thì uống bia. ( Tr K, Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành – 1, 296)”

Vậy, cách giải thích nhƣ trên của tác giả Trần Khang có nhiều điểm bất cập vì đối tƣợng ngƣời học là ngƣời nƣớc ngoài nên những gì quá thiên về lý thuyết sẽ là một cản trở trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ đối với ngƣời học. Nhất là những sinh viên mới bắt đầu học tiếng Việt thì càng không nên đƣa ra cách giải thích quá nặng về lý thuyết. Nói nhƣ vậy không có nghĩa là chúng ta không quan tâm về mặt ngữ pháp. Chúng ta vẫn quan tâm đến ngữ pháp nhƣng cách giải thích phải đơn giản mà vẫn đúng và đủ để ngƣời học có thể tiếp thu và đạt đƣợc kết quả tốt nhất.

- Đƣa ra trợ từ tình thái nhƣng không giải thích là từ loại gì hoặc giải thích khác: Trong trƣờng hợp này, một số tác giả trong phần ngữ pháp có đƣa ra một vài trợ từ tình thái, có giải thích nhƣng lại không giải thích là trợ từ tình thái hoặc lại chuyển sang cách giải thích khác. Những tác giả tiêu biểu cho khuynh hƣớng này là Vũ Văn Thi, Bửu Khải – Phan Văn Giƣỡng, Nguyễn Văn Phúc. Trong số những tác giả này, đặc biệt Vũ Văn Thi đƣa ra nhiều trợ từ tình thái nhƣng chỉ duy nhất có trợ từ tình thái

đƣợc giải thích là trợ từ: “particle often placed at the end of a sentence in order to express politeness and respect”

Ví dụ: Tôi nói tiếng Việt còn kém lắm, chị ! (VVT, Tiếng Việt cơ sở, 36)

Còn những trợ từ tình thái khác Vũ Văn Thi giải thích nhƣ sau: à “the word “à” goes at the end of a statement in order to form a question. We use the “à” question when we want to reconfirm information, sometimes with a little surprise”; này, nhé

37

verb); thế, vậy “is used when the speaker does not want to repeat something that has been refered to previously”.

Tƣơng tự nhƣ vậy Nguyễn Việt Hƣơng cũng đƣa ra một số trợ từ tình thái nhƣng chỉ có đấy, đâu đƣợc giải thích là trợ từ. Đấy “trợ từ dùng để nhấn mạnh một thông báo nào đó – particle, used to emphasize one’s announcement”; đâu “trợ từ đứng cuối câu để nhấn mạnh ý phủ định, thƣờng dùng trong khẩu ngữ - final particle, used to emphasize the negative meaning often used in spoken language”. Còn những trợ từ tình thái khác nhƣ ạ, nhỉ, nhé, chứ trong phần giải thích bằng tiếng Việt không giải thích là trợ từ nhƣng phần giải thích bằng tiếng Anh lại giải thích là final particle. Riêng các trợ từ tình thái đi (dùng để cấu tạo câu mệnh lệnh), nào (thán từ), à (đặt cuối câu nghi vấn, dùng khi ngƣời nói muốn khẳng định lại ý kiến của mình về một vấn đề nào đó một cách thân mật). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những tác giả còn lại cũng có những cách giải thích khác nhau về trợ từ tình thái nhƣng dẫu sao cũng đã có những giải thích rõ ràng và dễ hiểu.

- Không đƣa ra và cũng không giải thích bất cứ trợ từ tình thái nào:

Đây là trƣờng hợp xảy ra trong giáo trình “Tiếng Việt trình độ A” tập 1 và 2 do Đoàn Thiện Thuật chủ biên. Mặc dù trong phần ngữ pháp tác giả không đƣa ra bất cứ một trợ từ tình thái nào nhƣng trong các phần hội thoại, bài đọc, bài luyện, bài tập vẫn xuất hiện một số trợ từ tình thái.

Ví dụ: Trƣớc nhà, gần nhà, gần cổng ra vào có cây cau, còn cây chuối thì ở sau nhà.

(ĐTT, Tiếng Việt trình độ A – 1, phần bài đọc, 124) Bƣu điện ở đâu ạ ?

(ĐTT, Tiếng Việt trình độ A – 2, phần bài luyện, 14)

Qua việc khảo sát trên 11 giáo trình trình độ cơ sở, chúng tôi thấy tình hình sử dụng trợ từ tình thái trong các giáo trình nhƣ cách gọi tên, giải thích còn nhiều điểm chƣa đồng nhất. Tuy vậy, hầu hết các giáo trình đã phần nào mô tả đƣợc cách sử dụng, đƣa ra đƣợc những cấu trúc có chứa trợ từ tình thái để học viên nhận biết và áp dụng.

38

Một phần của tài liệu Trợ từ tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Trang 34)