Việc đưa và xử lý các trợ từ tình thái trong các giáo trình.

Một phần của tài liệu Trợ từ tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Trang 57 - 64)

- Cái con ngƣời ấy thật đáng khinh (ĐNC PH, Tiếng Việt thực hành, 61)

2.2.2.2. Việc đưa và xử lý các trợ từ tình thái trong các giáo trình.

Nhƣ đã nói ở phần khảo sát trong giáo trình cơ sở, chúng tôi đƣa ra các kiểu bài luyện dựa vào phần giải thích ngữ pháp nhằm mục tiêu luyện tập các cấu trúc đó. Các kiểu bài luyện mà chúng tôi đƣa ra cũng chủ yếu nằm trong phần bài luyện và bài tập, còn phần hội thoại và bài đọc tuy xuất hiện nhiều trợ từ tình thái nhƣng lại không thuộc kiểu bài nào vì chúng xuất hiện dƣới dạng tự nhiên theo chủ đề của bài nên không thể đƣa ra các dạng bài luyện cụ thể đƣợc.

Kiểu 1. Từ tình huống đã cho (có sử dụng trợ từ) chọn các câu phù hợp. Ví dụ: Chọn câu phù hợp:

Con: a. Bố ơi cái gì kia? b. Bố ơi cái gì kia hở bố? Bố (tức giận): c. Mày nói cái gì thế hả?

d. Mày nói cái gì thế hả con? e. Chào bác.

f. Tôi chào bác . g. Tôi chào bác .

56

(NTN, Tiếng Việt nâng cao, 34)

Kiểu bài tập này nhằm giúp học viên phân biệt đƣợc các tình huống khi sử dụng trợ từ. Tuy những tình huống này không phải là khó nhƣng nếu học viên không nắm vững kiến thức thì khó có thể phân biệt đƣợc. Đây cũng là cách rèn luyện tốt về trí nhớ cũng nhƣ khả năng phân biệt các trợ từ của học viên.

Kiểu 2. Cho một số thông tin, yêu cầu học viên dùng trợ từ đặt câu. Ví dụ:

- Từ đấy cuối câu:

Kia / máy tính của chị ấy.

→ Kia là máy tính của chị ấy đấy. Làm tiếp: 1. Đó / ví của tôi.

……… (NTN, Tiếng Việt nâng cao, 69)

Đây là kiểu bài không khó. Nếu làm nhiều sẽ đi theo lối mòn cũ không phát huy đƣợc nhiều khả năng sáng tạo của học viên vì học viên chỉ cần làm theo trình tự mà không cần sự biến đổi nào khi đặt câu.

Kiểu 3. Đặt câu với các hiện tƣợng ngữ pháp của bài (trong đó có trợ từ) Ví dụ:

- Đặt câu với ấy cuối câu (2 câu) (NTN, Tiếng Việt nâng cao, 142)

- Đặt câu với các từ “hở, hả, hử” + Biểu thị thái độ thân tình (2 câu) + Biểu thị thái độ bực tức (2 câu) + Biểu thị thái độ rủ rê, lôi kéo (2 câu)

(TĐH, Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, 50)

Những kiểu bài thế này rất tốt trong việc rèn luyện tƣ duy cho học viên vì nó yêu cầu học viên không những phải nắm vững ngữ pháp mà còn phải có vốn từ vựng

57

phong phú. Từ một trợ từ đã cho học viên có thể đặt đƣợc nhiều câu, tạo cho học viên có tƣ duy phản xạ nhanh khi chuyển từ ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác.

Kiểu 4. Từ những câu cho sẵn, viết tiếp để hoàn thành câu.

Ví dụ:

- Hoàn thành các câu dƣới đây bằng cách dùng từ kia ở cuối câu để biểu thị ý “nhƣ thế này chứ không phải thế khác”

+ Cô Mai có bao giờ để tóc dài đâu, cô ấy.……… (NVH1, Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài – 3, 15)

- Dùng mẫu câu “nhớ + động từ + nhé” để hoàn thành các câu sau: Mẫu: Nếu mƣa, em …..

→ Nếu mƣa, em nhớ đóng cửa sổ lại nhé.

Trời nắng lắm, con ………...

(ĐTT, Thực hành tiếng Việt – B, 27)

Kiểu bài này là kiểu bài vừa kết hợp việc vận dụng ngữ pháp vừa huy động lại vốn từ cho học viên nên đây là một kiểu bài khá bổ ích. Những kiểu bài thế này mỗi câu là một thông tin mới phát huy đƣợc khả năng sáng tạo của học viên và không gây nên sự nhàm chán.

Kiểu 5. Chuyển từ câu kể thành câu hỏi.

Ví dụ: Biến đổi các câu sau thành câu hỏi, dùng từ nhỉ ở cuối câu. - Mẫu: Đồng hồ của tôi ở trên bàn.

→ Đồng hồ của tôi ở đâu nhỉ? - Ga này là ga Thừa Thiên – Huế.

………

(ĐTT, Thực hành tiếng Việt – B, 69)

Kiểu bài này đòi hỏi học viên cũng phải tƣ duy. Tuy nhiên, mức độ không phải là khó lắm nên học viên chỉ cần áp dụng đúng ngữ pháp thì sẽ làm tốt kiểu bài này.

Kiểu 6. Dùng trợ từ đặt câu hỏi cho các câu trả lời. Ví dụ:

58

- Mẫu: Tôi không biết ông ấy là ai.

………..? ông ấy là giám đốc công ty ta. Chẳng lẽ anh không biết ông ấy là ai à?

- Tôi chƣa xem bộ phim này.

Bộ phim này nổi tiếng lắm. ………...? (ĐTT, Thực hành tiếng Việt - B, 91)

Đối với kiểu bài này, học viên không cần phải tƣ duy nhiều vì vậy không phát huy đƣợc khả năng sáng tạo của học viên. Hơn nữa, mục đích của dạng luyện tập này là rèn luyện thói quen ngôn ngữ nhƣng nếu lặp lại nhiều lần, dễ gây cảm giác nhàn chán, đơn điệu.

Kiểu 7. Dùng trợ từ đã cho viết lại câu.

Ví dụ: - Hãy nhấn mạnh thành phần bổ ngữ trong các câu sau: + Mẫu: Tôi đang viết sách.

Sách thì tôi đang viết.

+ Tôi đã mua xe máy mới rồi.

→ ………

(ĐTT, thực hành tiếng Việt - B, 113)

So với kiểu bài trên, kiểu bài này yêu cầu học viên phải nắm chắc ngữ pháp trong việc biến đổi câu. Đây là một kiểu bài rèn luyện tốt về mặt ngữ pháp, phát huy khả năng tƣ duy logic cho học viên.

Kiểu 8. Thêm trợ từ vào câu sao cho đúng vị trí.

Ví dụ: - Thêm những vào vị trí thích hợp trong các câu sau: + Tôi chỉ làm ba bài tập, cô ấy làm sáu bài. (ĐTT, Thực hành tiếng Việt - B, 160)

Tƣơng tự kiểu bài trên, kiểu bài này cũng là kiểu bài luyện tập tốt về ngữ pháp. Tuy nhiên, vì áp dụng theo mẫu ngữ pháp nên thƣờng máy móc, không mang tính sáng tạo, nhƣng cũng có ích trong việc rèn luyện thói quen ngôn ngữ.

59

Ví dụ: - Thêm từ đấy vào các câu sau cho thích hợp. a. - Sao anh đen thế?

- Tôi mới đi biển hai tuần.

(ĐTT, Thực hành tiếng Việt - B, 172)

- Hoàn thành các câu dƣới đây bằng cách dùng từ kia ở cuối câu để biểu thị ý “ nhƣ thế này chứ không phải nhƣ thế khác”

a. - Cô Mai có bao giờ để tóc dài đâu, cô ấy………. (NVH 1, Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài – 3, 15) Đây là kiểu bài máy móc, học viên không cần phải suy nghĩ nhiều vẫn có thể làm đƣợc. Vì vậy, những kiểu bài thế này chỉ nên áp dụng ở trình độ cơ sở chứ không nên áp dụng ở trình độ trung cấp hoặc cao hơn. Nếu lặp lại nhiều lần cũng gây nhàm chán, đơn điệu cho học viên.

Kiểu 10. Cho một số gợi ý sau đó dùng trợ từ viết thành câu mới.

Ví dụ:

- Dùng từ chứ ở cuối câu để nhấn mạnh lời khuyên của bạn trong những trƣờng hợp sau.

+ Thấy con dạo này lƣời ăn quá. Mẹ bảo: Con phải cố gắng ăn chứ.

+ Hoa rất gầy nhƣng cô kiêng ăn mọi thứ. Bạn khuyên:

………

(NVH 1, Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài – 3, 25) - Dùng từ đây ở cuối câu để biểu thị ý xác nhận hoặc thông báo về những trƣờng hợp sau:

+ Lan đƣa cho Nam thiệp mời đám cƣới của một ngƣời bạn và nói:

→ Thiệp mời đám cƣới của anh đây.

+ Trong bãi giữ xe, Hòa tìm mãi mới thấy đƣợc chiếc xe đạp của mình. Hòa nói với ngƣời giữ xe:

60

→ ………

(NVH 1, Giáo trình tiếng Việt – 4, 84)

Kiểu bài này yêu cầu học viên phải có tƣ duy tổng hợp về mặt ngữ pháp, vốn từ vựng phong phú. Đồng thời học viên phải luôn tƣ duy, sáng tạo để viết lại câu theo yêu cầu.

Kiểu 11. Hoàn thành đoạn hội thoại với các trợ từ.

Ví dụ: - Hoàn thành các mẩu đối thoại sau. Dùng những trong câu để biểu thị số lƣợng nhiều theo đánh giá của ngƣời nói.

+ A: Chị ơi, em lấy đâu ra quần áo mới để đi dự tiệc sinh nhật anh Nam đây.

B: Em có những tám, chín bộ mà còn kêu là không có quần áo sao. + A: Anh ta không có tiền để tổ chức đám cƣới.

B: Anh nhầm rồi. Anh ta……….

(NVH 1, Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài – 3, 114) - Dùng từ chứ để hoàn thành các đối thoại sau.

Mẫu: Mai anh có đi học không? Có chứ!

a. Chị ấy là ngƣời Hàn Quốc à? Không, ……….! (ĐTT, Thực hành tiếng Việt, 92)

Kiểu bài này cũng chỉ cần học viên áp dụng đúng ngữ pháp là có thể làm tốt nhƣng ít phát huy đƣợc khả năng sáng tạo.

Qua khảo sát và phân tích các kiểu bài luyện nói trên, chúng tôi cũng đã thống kê tần số xuất hiện của các kiểu bài cho mỗi giáo trình nhƣ sau:

Bảng thống kê tần số xuất hiện các kiểu bài được các tác giả sử dụng trong các giáo trình.

61

Quyển

Kiểu bài 1 2 3 4 5 6 7 Tần số xuất hiện

Kiểu 1 x 14,28% Kiểu 2 x 14,28% Kiểu 3 x x 28,57% Kiểu 4 x x 28,57% Kiểu 5 x 14,28% Kiểu 6 x 14,28% Kiểu 7 x 14,28% Kiểu 8 x 14,28% Kiểu 9 x x 28,57% Kiểu 10 x x 28,57% Kiểu 11 x x x 42,85%

Từ bảng số liệu thống kê này chúng ta thấy số kiểu bài tập xuất hiện khá phong phú nhƣng tần số xuất hiện trong các giáo trình không đều. Có những giáo trình không có sự xuất hiện của một kiểu bài tập nào nhƣ giáo trình “Tiếng Việt – 3” và “Tiếng Việt – 4” của Bửu Khải và Phan Văn Giƣỡng. Hai tác giả này có đƣa ra một số trợ từ tình thái trong các phần hội thoại, bài đọc, bài luyện nhƣng lại không có phần ngữ pháp nên không giải thích trợ từ tình thái. Ngoài ra, hai tác giả cũng không đƣa ra các kiểu bài luyện về trợ từ mà chỉ đƣa ra các kiểu bài luyện cho các dạng ngữ pháp khác. Việc khảo sát cho thấy sự xuất hiện của các kiểu bài trong các giáo trình rất ít. Kiểu bài xuất hiện với tần số nhiều nhất cũng chỉ có 3 lần ( kiểu 11), chiếm 42,85% tổng số giáo trình. Có đến 6 kiểu bài chỉ xuất hiện với tần số 1 lần, chiếm 14,28% tổng số 7 giáo trình mà chúng tôi khảo sát.

Nhƣ vậy, so với trình độ sơ sở, các kiểu bài xuất hiện nhiều hơn nhƣng tỉ lệ phân bố giữa các giáo trình lại không đồng đều. Giáo trình có kiểu bài xuất hiện nhiều nhất là

62

giáo trình “Thực hành tiếng Việt – B” của Đoàn Thiện Thuật (chủ biên) với 7 kiểu bài. Ngoài ra trong “Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài – 3” của Nguyễn Văn Huệ cũng có 4 kiểu bài xuất hiện. Các giáo trình còn lại, tần số xuất hiện không nhiều chỉ 1, 2 kiểu, thậm chí không có kiểu nào.

2.2.3. Nhận xét.

Các trợ từ tình thái ở trình độ trung cấp xuất hiện cũng khá nhiều. Những trợ từ nhƣ

à, ạ, nhỉ, nhé, hả, chứ… xuất hiện rất nhiều trong các phần hội thoại ở tất cả các giáo trình. Nếu nhƣ ở trình độ cơ sở có 10 trợ từ tình thái không xuất hiện (ư, chăng, phỏng, chắc, hẳn, thay, kia (cơ), những, đến / lấy, ru) thì ở trình độ trung cấp giảm xuống còn 9 trợ từ tình thái không xuất hiện là ư, chăng, phỏng, hẳn, thay, cái, đến / lấy, cả, ru. Nhƣ vậy, dù không nhiều nhƣng rõ ràng số lƣợng trợ từ tình thái cũng đã xuất hiện nhiều hơn. Số lƣợng trợ từ tình thái hầu hết là lặp lại ở trình độ cơ sở nhƣng cách giải thích thì có sự cụ thể hơn, có thêm những nét nghĩa mới. Đặc biệt Đoàn Thiện Thuật trong giáo trình “Tiếng Việt thực hành – B” đã đƣa ra những mô hình cấu trúc để học viên có thể dễ dàng áp dụng trong bài luyện. (bổ ngữ + thì +chủ ngữ + động từ)

Nhìn chung, ở trình độ trung cấp, việc đƣa và xử lý trợ từ tình thái có một bƣớc tiến cả về chất và lƣợng, giúp cho học viên có thể nắm vững kiến thức cũ, đồng thời, hiểu thêm kiến thức mới trong quá trình tiếp cận và sử dụng đúng trợ từ tình thái tiếng Việt.

Một phần của tài liệu Trợ từ tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Trang 57 - 64)