- Phải chăng đó là một công việc bạc bẽo đau đớn cho
3.3.2.1. Quan hệ xã hội.
Phong cách lời nói thƣờng đƣợc phân định thành lời nói trạng trọng, trung tính và không trang trọng. Về quan hệ xã hội có quan hệ tuổi tác (già / trẻ), mức độ thân sơ (thân mật / xa lạ) và địa vị xã hội (cao / thấp). Các quan hệ này về mặt logic là các quan hệ độc lập về mặt xã hội và không ngang bằng với nhau. Trong mỗi hành vi ngôn ngữ cụ thể, các bên tham gia giao tiếp thƣờng không chú ý đến tất cả các quan hệ xã hội mà chỉ chú ý đến một quan hệ trong số đó. Ngoài ra sự tƣơng quan về tuổi tác hay địa vị xã hội có thể đƣợc diễn giải về mặt ngôn ngữ thể hiện ý nghĩa “trẻ hơn” và “địa vị thấp hơn” tƣơng ứng. Trong số các trợ từ tình thái thì ạ đƣợc sử dụng trong mọi phong cách lời nói thể hiện sự kính trọng.
100
Quan hệ địa vị xã hội chỉ ảnh hƣởng đến khía cạnh phân bố trong việc hành chức của trợ từ tình thái ạ: nếu ngƣời nhận thông báo trẻ tuổi hơn hoặc có địa vị thấp hơn, thì trợ từ ạ chỉ đánh dấu từ xƣng hô, thể hiện sự kính trọng.
Ví dụ: Một trăm thƣớc thì có thể không đến thật nhƣng có lẽ dài độ 80 thƣớc mình ạ.
(ĐNC – PH, Giáo trình tiếng Việt thực hành, 24)
Trong trƣờng hợp ngƣợc lại, nghĩa là dùng trong giao tiếp với ngƣời lớn tuổi hơn hoặc có địa vị cao hơn thì ạ có thể đứng sau từ xƣng hô.
Ví dụ: Do thói quen cả anh ạ. (PVG, Tiếng Việt – 3, 82) Hoặc cũng có thể đứng sau phát ngôn.
Ví dụ: Tôi sẽ mang ra ngay ạ.
(NVH1, Giáo trình tiếng Việt - 5, 43)
Địa vị xã hội thƣờng bộc lộ rõ trong những cuộc thoại có tính nghi thức và đối tƣợng tham gia có quan hệ cao, thấp hoặc trung lập với nhau. Trong những cuộc thoại giữa những ngƣời xa lạ, vừa mới gặp nhau thì ạ thƣờng đƣợc cả ngƣời trẻ tuổi hơn lẫn ngƣời lớn tuổi hơn sử dụng.
Ví dụ: Dạ, cháu xin cảm ơn ông ạ!
(NVP, Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, 270)