Đọc-tìm hiểu 1 Tiểu dẫn

Một phần của tài liệu Văn1-Ky2- Vào thử xem (Trang 52)

1. Tiểu dẫn

- Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì? Hãy tóm tắt

- Phần tiểu dẫn nêu hoàn cảnh và mục đích sáng tác tập thơ Nhật ký trong tù. Bài Chiều tối trích trong tập thơ ấy.

- Cụ thể: Mùa thu tháng 8/1942. với tư cách Việt Nam độc lập đồng minh hội và phân bộ quốc tế phản xâm lược ở Việt Nam, Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để tranh thủ sự việc trợ của thế giới. Sau nửa tháng đi bộ đến thị trấn Túc Vinh tỉnh Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Suốt 13 tháng ở tù từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943, Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải tới giải lui khắp 13 phủ huyện, trên ba chục nhà lao. Trong hoàn cảnh bất đắc chí ấy. Người đã viết 134 bài thơ, ghi trong cuốn sổ tay lấy tên là Ngục trung nhật ký. Năm 1960, tập thơ được dịch ra tiếng Việt: Nhật ký trong tù. -Bài thơ Chiều tối là bài thứ 31 của tập thơ. Đây là bài thơ nằm trong hệ thống những bài chuyển lao làm trong giai đoạn 4 tháng đầu. Cụ thể là Bác bị chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo cuối thu 1942 (9/1942). 2. Văn bản a. Tìm hiểu bản dịch thơ - Hs đọc phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ - Tìm những chỗ chưa sát với nguyên tác - SGK

- Đọc đúng nhịp điệu, cảm xúc của thơ, nhịp 4/3. - Câu hai nguyên tác:

Cô vân mạn mạn độ thiên không;

dịch là: “ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không”. Bản dịch bỏ rơi nghĩa cô lẻ của đám mây và mạn mạn là chầm chậm chứ không phải là trôi nhẹ.

- Câu ba: “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

dịch là: “Cô em xóm núi xay ngô tối”. Nguyên tác không có chữ tối. Dịch như cậy là làm mất đi vẻ tự nhiên và sáng tạo của thơ Bác.

b. Bố cục

- Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn, ý của từng đoạn

- Thực ra bố cục của bài thơ tứ tuyệt là: Khai, thừa, chuyển, hợp

Để tiện cho việc nhận biết các ý, ta có thể chia làm 2 đoạn.

+ Đoạn một: Bức tranh thiên nhiên buổi chiều muộn. Ánh sáng bụi dần đến khi tắt hẳn qua đó diễn ra sự mỏi mệt, nỗi buồn của người tù bị lưu đầy trên đất khách.

+ Đoạn hai: Miêu tả hình ảnh một cô gái lao động khoẻ khoắn. Người tù bỗng quên đi nỗi cô quạnh, u buồn của mình hoà với niềm vui của người lao động. c. Chủ đề

- Xác định chủ đề của bài thơ

Miêu tả cảnh thiên nhiên vào lúc chiều muộn và hình ảnh khoẻ khoắn của cô gái xóm nùi trong lao động. Đồng thời thể hiện sự vận động về tâm trạng của người tù bị lưu đày trên đất khách.

Một phần của tài liệu Văn1-Ky2- Vào thử xem (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w