của hai tác giả có nét gì khác nhau.
- Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có sự khác nhau:
+ Nguyễn Dữ dùng phương pháp so sánh “người ta thường nói” sau đó dùng dẫn chứng để phản biện lại. Lấy ngay nhân vật chính của truyện.
+ Nguyễn Đình Thi sử dụng phương pháp chứng minh làm rõ thơ không phải là lời và đề tài đẹp (phân tích, chứng minh để phẩn bác lại).
Câu 2. SGK
Hãy bác bỏ quan niệm “Không kết bạn với những người học yếu”
- Quả là một sai lầm lớn nếu bạn cho rằng “Không kết bạn với những người học yếu”.
+ Nếu chỉ kết bạn vớinhững người học giỏi thì những người học yếu bị bỏ rơi ư?
+ Cả một tập thể lớpmuốn mạnh, muốn tốt phải có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ chứ.
+ Đừng tự cho mình là giỏi vì mìnhgiỏi nhưng còn có người giỏi hơn mình.
+ Ở đời không có ai biết hết tất cả và cũng chẳng ai là dốt tất cả không biết gì.
+ Hãy từ bỏ quan điểm của bạn đi. Vì như thế sẽ có ngày bạn tự cô lập mình và trở lên dốt nát đấy.
TRÀNG GIANG
Huy Cận
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Cảm nhận được nỗi sầu nhân thế, nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khao khát hoà nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương đất nước của tác giả.
- Thấy được màu sắc cổ điển trong một bài thơ mới. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK + SGV + Bài soạn.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài cũ
Xuất hiện ở giai đoạn cường thịnh của thơ mới, Cù Huy Cận là một trong những thi sĩ có công đưa phong trào này lên đỉnh cao. Phong cách thơ Huy Cận là sự hào hợp nhuần nhuyễn giữa hai yếu tố cổ điển Đường thi với thơ mới. Để thấy được, chúng ta tìm hiểu bài thơ Tràng giang của ông.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
I. Đọc – tìm hiểu
1. Tiểu dẫn
(HS đọc SGK)