TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Viết 1 trong 5 đề của SGK

Một phần của tài liệu Văn1-Ky2- Vào thử xem (Trang 45)

Viết 1 trong 5 đề của SGK

ĐÂY THÔN VĨ DẠ

Hàn Mặc Tử

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Cảm nhận bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗ buồn cô đơn của nhà thơ trong một mối tình xa xăm vô vọng. Đó còn là tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người.

- Nhận biết sự vận động của tứ thơ, tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo, tài hoa của một nhà thơ mới.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆNSGK + SGV + Bài soạn SGK + SGV + Bài soạn

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt I. Đọc – tìm hiểu 1. Tiểu dẫn - Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì? Tóm tắt những ý cơ bản.

- Phần tiểu dẫn trình bày hai vấn đề:

+ Một là cuộc đời và sự nghiệp văn chương Hàn Mặc Tử

+ Hai là bài thơ Đâythôn Vĩ Dạ

Cuộc đời và sự nghiệp văn chương Hàn Mặc Tử

+ Nguồn gốc (sinh năm 1912 và mất 1940): Tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí; quê làng Lệ Mĩ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay là tỉnh Quảng Bình), trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa. Cha mất sớm. Ông ở với mẹ tại Quy Nhơn, học trường Trung học Pe- lơ- ranh ở Huế. + Quá trình sống: Tốt nghiệp Trung học phổ thông, Hàn Mặc Tử làm ở Sở Đạc điền Bình Định rồi vào Sài Gòn làm báo. Năm 1936 mắc căn bệnh hiểm nghèo-

bệnh phong. Ông về hẳn Quy Nhơn và mất tại nhà thương Quy Hoà- Quy Nhơn (1940).

+ Sự nghiệp văn chương: Ông làm thơ từ năm 14, 15 tuổi với các bút danh: Phong Trần, Lệ Thanh, Minh Duệ Thị; bắt đầu bằng thơ cổ điển Đường luật, sau chuyển sang sáng tác theo khuynh hướng thơ mới lãng mạn. Tác phẩm chính:

* Gái quê (1936)

* Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cầm Châu duyên (1939)

* Duyên kì ngộ (kịch thơ- 1939) * Quần tiên hội (kịch thơ- 1940)

* Chơi giữa mùa trăng (thơ văn xuôi - 1940)

Ngoài tập Gái quê, toàn bộ thơ Hàn Mặc Tử chỉ được in thành tập sau khi ông mất.

Thơ Hàn Mặc Tử thể hiện một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế (yếu tố tích cực, căn cốt nhất).

Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ tiêu biểu của Hàn Mặc Tử.

2. Bài thơ

a. Hoàn cảnh và mục đích sáng tác

- Thời gian làm ở Sở Đạc điền Bình Định, Hàn Mặc Tử có quen Hoàng Cúc con gái chủ sở, người Huế. Khi trở lại Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử không gặp được Hoàng Cúc. Vì cô đã theo cha về ở hẳn ngoài Huế. Trong thời gian chữa bệnh ở Quy Hoà, Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử có nhận được một tấm thiệp với vài lời động viên. Tấm thiệp có in hình phong cảnh của sông Hương, cô gái chèo đò, cành lá trúc loà xoà. Biết bao xúc động, những kỉ niệm một thời với Huế trỗi dậy trong lòng, Hàn Mặc Tử đã viết bài thơ này. Mặt khác một tâm hồn ham sống gắn bó với đời lại đang bị sự sống ruồng bỏ, tử thần đang đe doạ. Hàn Mặc Tử đã viết thơ trong hoàn cảnh ấy. Lúc đầu bài thơ có tên đây thôn Vĩ Dạ sau đổi là Đây thôn Vĩ Dạ.

- Em hiểu biết gì về tập

Thơ Điên?

- Tập thơ hoàn thành 1938, sau đổi thành “Đau thương”. “Điên” không phải là bệnh tâm thần, thần kinh mà “Điên” là trạng thái sáng tạo. Đó là sáng tạo miên man, mãnh liệt. “Điên” đã trở thành quan niệm thẩm mĩ độc đáo. Thơ Điên của Hàn Mặc Tử nổi lên những đặc trưng cơ bản sau:

+ Điệu của cảm xúc của Thơ Điên là đau thương + Nhân vật trữ tình tự phân thân thành nhiều nhân vật khác

+ Tạo nên nhiều hình sảnh kì dị + Mạch thơ đứt, nối đầy bất ngờ + Từ ngữ đặc tả.

Đây thôn Vĩ Dạ tiểu biểu cho đặc trưng trên của Thơ Điên.

b. Bố cục

- Xác định bố cục và ý mỗi đoạn của bài thơ.

Bài thơ có mạch liên kết đứt nối. Vì vậy mỗi khổ là một đoạn thơ.

+ Đoạn 1 (khổ 1): Miêu tả cảnh thôn vĩ và vườn tươi sắc lá, đơn sơ mà thanh tú thể hiện cảm xúc say đắm, mãnh liệt với cảnh với tình người.

+ Đoạn 2 (khổ 2): Cảnh sông nước đêm trăng đầy thơ mộng. Ẩn sau cảnh ấy là cảm xúc buồn chia li một người thiết tha gắn bó với đời nhưng đang có nguy cơ phải chia lìa cõi đời.

+ Đoạn 3 (khổ 3): Cảnh chìm trong mộng ảo giữa khách đường xa trong mơ tưởng và sương khói mông lung biểu hiện cảm xúc vừa khát khao mơ ước và cả hoài nghi không hi vọng.

c. Chủ đề

- Xác định chủ đề bài thơ. (Nội dung cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm)

II. Đọc- hiểu

- Em chọn đọc hiểu theo cách nào?

Miêu tả thiên nhiên và tình người thôn Vĩ để bộc lộ lòng thương nhớ đến bâng khuâng, da diết, đắm say và nỗi buồn chia li, ước mơ nhưng tràn ngập hoài nghi, không hi vọng.

Bài thơ có bố cục đứt, nối không tuân thủ theo trình tự nhất định. Vì thế có nhiều cách đọc hiểu:

+ Đọc- hiểu theo bố cục (từng đoạn, từng khổ thơ) + Đọc- hiểu theo chủ đề

+ Đọc- hiểu theo cảm xúc chủ đạo của chiều diễn biến tâm trạng: nỗi lòng bâng khuâng say đắm  nỗi buồn phấp phỏng chia li  ước mơ nhưng trần ngập hoài nghi, không hi vọng. Cách nào cũng có thể đọc- hiểu được. Ở đây đọc hiểu theo chủ đề

1. Thiên nhiên và con người thôn Vĩ đã gợi nỗi lòng bâng khuâng, say đắm đến mãnh liệt

- Thiên nhiên và con người Vĩ Dạ được gợi lên bằng hình ảnh nào?

- Thiên nhiên thôn Vĩ được gợi ra bằng hình ảnh vườn cây ngập tràn nắng ban mai. Những từ ngữ và hình ảnh:

+ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vĩ Dạ nổi bật là những vườn tươi cành xanh lá. Với những hàng cau thẳng tắp vươn cao. “Nắng mới lên” là nắng buổi mai còn tinh khôi, thanh khiết. Ta từng bắt gặp nắng trong thơ Hàn Mặc Tử:

Trong làn nắng ửng khói mơ tan

Hay “Dọc bờ sông trắng nắng chang chang

Hai trường hợp nắng được miêu tả trực tiếp nắng ửng, nắng chang chang. Câu thơ “nắng hàng cau nắng mới lên” chỉ gợi chứ không tả. Tác giả để cho người đọc tự ngẫm nghĩ. Cách bố trí sắp xếp từ ngữ cũng rất đặc biệt trong câu thơ này: “nắng – hàng cau- nắng”. Nắng tràn ngập, hàng cau tắm mình trong nắng, thanh khiết là ở chỗ ấy. Hoà với nắng, với cau là màu sắc: “Vườn ai mướt qua xanh như ngọc

Mướt gợi ra sự mềm mại, mượt mà, mơn mởn, mỡ màng của lá non. Hàn Mặc Tử nhìn màu xanh ấy đã liên tưởng tới màu xanh quý phái. Mảnh đất này cũng là nơi tĩnh dưỡng của quan chức thời ấy sau khi nghỉ hưu. Con người thôn Vĩ cũng có ấn tượng riêng:

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Thấp thoáng sau những rặng tre là những khuôn mặt phúc hậu, hiền lành. Cảnh và tình người Vĩ Dạ như có một sức hút để nhà thơ hướng tới.

- Nỗi lòng của nhà thơ được thể hiện như thế nào?

- Những câu thơ viết về thiên nhiên gây ấn tượng riêng là biểu hiện của nỗi lòng khao khát muốn về với thôn Vĩ. Một nỗi nhớ một tình yêu ấp ủ ở trong lòng. - Nỗi lòng ấy thể hiện qua câu thơ mở đầu:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Đây là lời người con gái hỏi, cũng có thể là lời tự hỏi mình. Sự phân thân của nhân vật trữ tình đã làm cho câu hỏi ấy mang nhiều sắc thái của cảm xúc. Nó là lời mời mọc, cũng là sự trách móc nhẹ nhàng. Dù ở trạng thái cảm xúc nào nó cũng bộc lộ nỗi lòng thương nhớ đến bâng khuâng.

Những cảm xúc ấy gợi cho em suy nghĩ gì?

- Hẳn là Hàn Mặc Tử đã thức dậy trong lòng mỗi người miền quê riêng.

- Thiên nhiên và tình người càng đẹp bao nhiêu thì cảm xúc của người làm thơ càng xao xuyến bâng khuâng bấy nhiêu.

- Chúng ta bắt gặp sự sáng tạo trong cảm nhận điệu cảm xúc nghiêng về nỗi nhớ, nỗi thương. Câu hỏi tạo ra cảm xúc đa chiều vừa như mời mọc vừa như trách móc, vừa chứa đựng những uẩn khúc trong lòng để bật lên câu hỏi chính mình. Bao trùm lên nỗi lòng, cảm xúc ấy là tình yêu cuộc sống và con người.

- Câu thơ được viết ra trong lúc tác giả đang từng ngày, từng giờ đấu tranh với thần chết. Điều ấy càng khẳng định sự mãnh liệt trong cảm xúc.

2. Nỗi buồn chia li trướccảnh, trước tình người cảnh, trước tình người

- Thiên nhiên được miêu tả như thế nào?

- Thiên nhiên được miêu tả như là sự chia lìa, li tán: “Gió theo lối gió, mây đường mây

Tính chất khác thường như là phi lí ở câu thơ này. Gió có thể bay theo chiều gió thổi. Mây không thể bay theo đường mây được. Theo lôgic thì gió và mây không thể tách rời nhau. Tính chất phi lí là ở chỗ ấy. Tại sao Hàn Mặc Tử lại miêu tả thiên nhiên như vậy? Dường như có sự chuyển đổi cảm giác trong cách miêu tả này. Nhà thơ không nhìn thấy bằng mắt. Cảnh vật hiện ra trong sự mặc cảm. Đó là mặc cảm của sự chia lìa. Cảnh vật nhuốm nỗi buồn của con người:

Dòng nứơc buồn thiu hoa bắp lay.

Em có nhận xét gì về hai câu thơ này?

Nhà thơ khoác lên cảnh vật linh hồn con người làm cho cuộc chia li mang cảm xúc đau buồn. Người đau buồn nhất là thi sĩ. Vì cái chết đã kề cận. Cuộc chia li đã định sẵn rồi. Gió một đường, mây một nẻo. Dòng nước cũng lặng lẽ trôi đi. Con người còn biết trông cậy vào đâu? Nó bật lên câu hỏi.

Câu hỏi trong khổ thơ giúp em có suy nghĩ như thế nào?

- Câu hỏi là một lời nhắn gửi: “Thuyền ai đậu… kịp tối nay?

Hỏi mà nên thơ, nên hoa. Cả một vùng sông nước đầy trăng. Một khung cảnh thơ mộng huyền ải. Nhà thơ như giãi bày, chia sẻ với trăng nỗi niềm của mình. Tại sao lại hỏi câu “Có chở trăng về kịp tối nay”. Có đứng về phía cuộc đời hiện tại của nhà thơ mới hiểu hết nghĩa của câu thơ này. Sự sống đối với Hàn Mặc Tử, lúc này chỉ tính bằng giờ, bằng ngày. Vì thế câu hỏi mang lại nỗi niềm xót thương ở người đọc, người nghe. Mặt khác chỉ còn lại trang mới hiểu hết tấm lòng của Hàn Mặc Tử. Dường như trăng xoa dịu nỗi xót xa của con người.

3. Một ước mơ nhưngtràn ngập hoài nghi, tràn ngập hoài nghi, không hi vọng.

- “Khách đường xa” với “em là ai?”

- Đoạn thơ:

Mơ khách đường xa, khách đường xa …….

Ai biết tình ai có đậm đà?

- “Khách đường xa” với “em” là một. Đây là kiểu của nhân vật trữ tình. Đây cũng là người mà thi sĩ hướng tới. Nếu theo ngữ cảnh rộng thì “khách đường xa” là tình người trong cuộc đời này. Câu thơ viết ra từ một tình yêu: Yêu đời, yêu sống mãnh liệt. Nó bất chấp cả cái chết đang đe doạ, vượt lên cả tử thần. Nó khát khao mơ ước và hi vọng.

Một phần của tài liệu Văn1-Ky2- Vào thử xem (Trang 45)

w