PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN (Tiếp theo)

Một phần của tài liệu Văn1-Ky2- Vào thử xem (Trang 142)

V. Nhận xét của thầy cô giáo

1. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN (Tiếp theo)

(Tiếp theo)

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

I. Đọc- hiểu

2. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận.

a. Các phương tiện diễn đạt a1. Về từ ngữ: ngôn ngữ chính luận sử dụng như thế nào?

Về phương tiện diễn đạt từ ngữ, cách ngôn ngữ chính luận dùng lớp từ chính trị: độc lập, đồng bào, bình đẳng, tự do,quyền lợi, phát xít, thực dân… Lớp từ ngữ có màu sắc chính trị quen thuộc với một số từ. Song cũng có những từ lạ lẫm vì ít dùng:

a2. Ngữ pháp

- Câu văn trong văn bản chính luận có kết cấu như thế nào?

+ Là những câu có kết cấu chuyên môn

+ Gắn với những phán đoán lôgíc trong hệ thống lập luận. Câu trước gợi câu sau. Câu sau liền câu trước

+ Những câu phức hợp có từ ngữ liên kết: Do vậy, bởi thể, cho nên, vì lẽ đó… Có những câu ghép chính phụ với nhiều mối quan hệ:

Câu ghép chính phụ có quan hệ nguyên nhân kết quả

Câu ghép chính phụ có quan hệ nguyên nhân kết quả.

Câu ghép chính phụ có quan hệ phương tiện mục đích a3. Biện pháp tu từ - Về tu từ ngôn ngữ chính luận sử dụng như thế nào? - Sử dụng khá nhiều biện pháp tu từ Phân tích ví dụ- SGK + Phép hoán dụ

Tuy nhien việc dùng biện pháp tu từ chỉ giúp cho lí lẽ lập luận thêm hấp dẫn chứ không phải là chủ yếu. Vì đích của văn bản chính luận là thuyết phục người đọc, người nghe bằng lí lẽ lập luận. - Chú ý: Đối với diễn thuyết ngôn ngữ chính luận chú trọng cách phát âm.

Người nói phải khúc chiết, rõ ràng rành mạch. Trong đó ngữ điệu đóng vai trò quan trọng để thuyết phục người nghe.

b. Đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận

b1. Tính công khai về quan điểm chính trị

- Tính công khai về quan điểm chính trị được thể hiện như thế nào?

- Ngôn ngữ chính luận có chức năng thông tin về vấn đề thời sự đồng thời cũng bộc lộ công khai về quan điểm chính trị, không che giấu, úp, mở. Muốn thực hiện được tính công khai về quan điểm chính trị thì người nói hoặc người viết phải cân nhắc, suy nghĩ kĩ khi dùng từ. Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ, biểu thị hai mặt. Tránh viết những câu nhiều ý dễ làm cho người đọc, người nghe lẫn lộn quan điểm.

Ví dụ: SGK B2. Tính chặt chẽ trong diễn

đạt và suy luận

- Tính chặt chẽ trong diễn đạt biểu hiện như thế nào?

- Tính chặt chẽ trong diễn đạt biểu hiện cụ thể ở hệ thống những luận điểm, luận cứ. Tìm ý lớn, nhỏ, từng câu, đoạn phối hợp với nhau một cách mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu. Không nên ý nọ nhằng ý kia. Chưa giải quyết trọn vẹn ý này lại sang ý khác, không đảm bảo tính lôgíc trong diễn đạt.

Ví dụ: SGK B3. Tính truyền cảm thuyết

phục

- Tính truyền cảm thuyết phục được thể hiện như thế nào trong phong cách ngôn ngữ chính luận?

- Mục đích của văn chính luận là tạo ra sức hấp dẫn, lôi cuốn.

- Giọng văn phải hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết.

- Văn chính luận phải thể hiện cá tính sáng tạo. Tóm lại: Ngôn ngữ chính luận ở nước ta rất phát triển đã hình thành một phong cách ngôn ngữ độc lập với ba đặc trưng:

+ Tính công khai về quan điểm chính trị + Tính chặt chẽ trong diễn đạt, suy luận + Tính truyền cảm và thuyết phục

II. Củng cố Phần Ghi nhớ SGK

III. Luyện tập

Câu 1. SGK

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn “Ai có súng… nước”.

+ Điệp từ “ai” đứng ở đầu câu khẳng định tất cả mọi người dân Việt Nam đều phải có trách nhiệm đứng lên cứu nước, bảo vệ độc lập tự do.

+ Những điệp từ súng, gươm đến những từ chỉ dụng cụ thô sơ như cuốc, thuổng, gậy, gộc nhằm nhấn mạnh: dân tộc ta đánh địch bằng tất cả vũ khí có trong tay, từ hiện đại đến thô sơ.

Câu 2. SGK - Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới thế hệ trẻ. Vì đó là thế hệ phải đảm đương và gánh vác những trọng trách mà cha ông đã giao phó cho họ. Vì thế trong bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tien của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Bác viết:

- “Non sông Việt Nam… các em”

Lời nói của Bác dồn lại sức nặng ở phía thứ hai: “Chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các em”.

- Chỉ có học tập mới nâng cao nhận thức cho con người giúp họ biết vương lên khắc phục những khó khăn trong cuộc sống.

- Chỉ có học tập siêng năng mới giúp con ngừơi có đủ trình độ để tiếp nhận nền khoa học tiên tiến của nhân loại.

- Chỉ có học tập mới có khả năng biến lí thuyết thành thực tiễn, áp dụng khoa học vào đời sống của chúng ta.

học tập. Học tập đã trở thành nghĩa vụ, lẽ sống, niềm vui.

- Chứng minh bằng kết quả của các công trình khoa học ngành y, ngành sinh vật học, của đội ngũ thi toán quốc tế hàng năm.

Câu 3. SGK - Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những người thân:

+ Yêu ông, bà, cha, mẹ, anh chị em và những người thân khác trong gia đình.

+ Tình yêu vợ chồng gắn bó

+ Tình yêu của các bậc trên với con cháu

Tất cả đều giữ cho mái ấm nhà yên. Gia đình là hình ảnh thu nhỏ của quê hương đất nứơc. Vì vậy lòng yêu bắt nguồn từ yêu những người thân. - Lòng yêu nước bắt nguồn từ nơi chôn nhau cắ rốn, với những kỉ niệm tuổi thơ không bao giờ quên.

+ Ai cũng có một gia đình, một quê hương và chỉ một. Vì ở đó có những người thân yêu ta không thể nào quên được.

+ Quê hương nơi ta sinh ra còn lưu giữ bao kỉ niệm. Con người sống đựơc là nhờ vật chất nhưng không phải tất cả, con người cần có tinh thần. Những kỉ niệm của tuổi thơ là nguồn nuôi dưỡng tinh thần cho mỗi người gắn bó với quê hương.

+ Ai rồi cũng phải đến lúc già. Những kỉ niệm của tuổi thơ với quê hương ghi lại những dấu ấn, nhắc nhở mọi người.

Một phần của tài liệu Văn1-Ky2- Vào thử xem (Trang 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w