MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA (Trích)

Một phần của tài liệu Văn1-Ky2- Vào thử xem (Trang 137)

V. Nhận xét của thầy cô giáo

1. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận

MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA (Trích)

(Trích)

Hoài Thanh

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về “tinh thàn thơ mới” trong ý nghĩa văn chương và xã hội.

- Thấy rõ nghệ thuật nghị luận văn chương khoa học, chặt chẽ, thấu đáo và cách diễn đạt tài hoa, tinh tế giàu cảm xúc của tác giả.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆNSGK- SGV- Bài soạn SGK- SGV- Bài soạn

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới

I. Đọc-tìm hiểu

1. Tiểu dẫn

- Nêu tóm tắt phần tiểu dẫn SGK

- Phần tiểu dẫn giới thiệu về Hoài Thanh

+ Sinh năm 1909, tên khai sinh Nguyễn Đức Nguyên Quê: xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nhà nho nghèo.

+ Thời đi học đã tham gia nhiều phong trào yêu nước. Tháng 8-1945 tham gia cách mạng và làm Chủ tịch Hội Văn hoá cứu quốc ở Huế, Đại biểu Quốc hội (1960-1964).

+ Tác phẩm gồm:

*Văn chương và hành động (1936) * Thi nhân Việt Nam (1942)

* Quyền sống của con người trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du (1949)

* Nói chuyện thơ kháng chiến (1950)

* Phê bình và tiểu luận (3 tập- 1960- 1965- 1971).

Hoài Thanh có biệt tài trong thẩm thơ. Ông gọi lối phê bình của mình là “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”. Cách phê bình của ông nhẹ nhàng, tinh tế, tài hoa và luôn thấp thoáng một nụ cười hóm hỉnh. Hoài Thanh được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

2. Văn bản

- Vị trí đoạn trích

Văn bản thuộc loại gì? Nghị luận hay chính luận

II. Đọc- hiểu

- Luận điểm chính của đoạn trích là gì?

- Em hãy lập sơ đồ cách triển khai luận điểm.

- Đây là phần cuối của tiểu luận: “Một thời đại trong thi ca”. Tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam, là công trình tổng kết có giá trị về phong trào Thơ mới lãng mạn 1930- 1945.

- Nghị luận về một vấn đề văn học. Tinh thần thơ mới.

- Xác định được luận điểm, Hoài Thanh triển khai cùng với cách phân tích, thẩm bình mang phong cách riêng gây được ấn tượng sâu sắc. Ta có sơ đồ:

Nguyên tắc: so sánh bài hay với bài hay, giữa thơ cũ và thơ mới, so sánh trên đại thể

Tinh thần thơ mới là ở chữ tôi

+ Khác nhau giữa thơ cũ và thơ mới là ở chữ tôi và MỘT THỜI ĐẠI TRONG

chữ ta.

* Ngày trước là thời chữ ta

* Bây giờ là thời chữ tôi

* Chữ tôi ngày trước có phải ẩn sau chữ ta

* Chữ ta bây giờ là theo ý nghĩa tuyệt đối + Cái tôi bây giờ đáng thương và tội nghiệp * Nó không còn cốt cách hiên ngang

* Nó rên rỉ, khổ sở, thảm hại đầy bi kịch

+ Họ giải quyết bi kịch bằng cách gửi cả hồn mình vào tiếng Việt

* Coi tiếng Việt là vong hồn của các thế hệ đã qua. - Lí giải sơ đồ trên đây? Tác giả đặt ra nguyên tắc phê bình văn học “Muốn

hiểu tinh thần thơ cho đúng đắn, phải sánh bài hay với bài hay vậy” và “Hôm nay … vào đại thể”. Đây không chỉ là vấn đề nguyên tắc, đây là khoa học, là cái nhìn và tấm lòng người cầm bút không phiến diện đơn giản một chiều.

- Luận điểm của bài viết: “Tinh thần thơ mới là ở chữ tôi”. Để làm rõ luận điểm này, tác giả đã dấn ba luận cứ:

+ Khác nhau giữa thơ cũ và mới là ở chữ tôi và chữ

ta.

+ Cái tôi bây giờ đáng thương và tội nghiệp.

+ Họ giải quyết bằng cách gửi cả hồn mình vào bi kịch

Ở mỗi luận cứ lại có nhiều lí lẽ. Em hãy nêu về sự khác

nhau giữa thơ mới và thơ cũ qua cách trình bày của tác giả?

Giữa thơ mới và thơ cũ khác nhau ở chỗ hai chữ tôi

ta. “Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ

tôi”. “Chữ tôi xuất hiện… niệm cá nhân”. Tác giả giúp cho người đọc nhận thức cụ thể về ý thức cá nhân trong trường kì lịch sử.

“Xã hội Việt Nam… trong biển cả”. Đúng vậy1 Trong văn chương suốt từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX chủ nghĩa phi ngã là một đặc điểm. “Cái tôi phải ẩn mình trong cái ta”. Đọc trước các tì tướng của mình, trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn chưa một lần dùng đến chữ tôi. Trong thơ cũng càng thấy rõ. Con người đã có ý thức về mình, về sự nghèo khó của mình, nhưng trong “Hàn nho phong vị phú”, Nguyễn Công Trứ cũng chỉ dùng mấy tiếng “người quân tử”.

“Ngày ba bữa… thường bỏ ngỏ”. Ngay đến những năm đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu chan chứa nhiệt

huyết đến thế mà vẫn xuất phát từ thân nam nhi: “Sinh vi nam tử yếu hi kì” Chữ tôi xuất hiện mang vẻ khác thường, “với cái nghĩa tuyệt đối của nó”. Điều ấy có nghĩa là ý thức cá nhân con người trỗi dậy làm nên cái tôi trong thơ mới.

Em hãy nêu rõ cái tôi trong thơ mới được Hoài Thanh cảm nhận như thế nào?

- Cái tôi xuất hiện “giữa thi đàn Việt Nam… đến một mình”. Đúng vậy! Một giai đoạn khá dài dùng

ta rồi chuyển sang tôi nhưng vẫn chỉ là “ông tôi, bác tôi, anh tôi”. Và bây giờ là “tôi”. Nó phải đứng bao nhiêu cái khó chịu của người đọc đương thời. Thậm chí nó còn lên tiếng chỉ trích. Cuộc đấu tranh giữa thơ mới và thơ cũ giai đoạn văn học 1930- 1945 đã giúp chúng ta hiểu được điều này của Hoài Thanh. Dần dần cảm nhận của độc giả về thơ mới cũng khác.

- “Nhưng, ngày một… tội nghiệp quá”. Hoài Thanh chỉ sử dụng 32 âm tiết, với bốn câu văn ngắn mà nói được bao điều về thơ mới. Các nhà thơ mới đã cắm được cái mốc trong lòng bạn đọc. Thế Lữ, Phạm Huy Thông là những tác giả ở thời kì đầu của phong trào Thơ mới lãng mạn. Kế đó là sự xuất hiện của Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính, Anh Thơ… Giai đoạn cuối cùng của thơ mới lãng mạn là tác giả Vũ Hoàng Chương với tập thơ “Say” đã đưa người đọc tới cuối xứ mê li, cùng trời khoáng đãng. Các độc giả nhất là thanh niên các thành phố, thị xã, thị trấn và một số ở nông thôn được học hành thì say mê tìm đến Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Cù Huy Cận… Đại bộ phận thanh niên biết chữ ở nông thôn tìm đến thơ Nguyễn Bính, nữ sĩ Anh Thơ.

- Cảm nhận ban đầu của tôi của thơ mới “thấy nó đáng thương”, “nó tội nghiệp”. Bởi nội dung của thơ mới bày tỏ nỗi niềm giao cảm với thiên nhiên, con người, với tình yêu và cả tôn giáo, cốt sao giãi bày được sự cô đơn, nỗi buồn của người cầm bút. Lưu Trọng Lư gọi “cái thú đau thương”. Thơ Huy Cận hiện diện nỗi buồn cô đơn tan nát đến chia lìa. Nỗi buồn trong thơ Xuân Diệu gắn liền với ý thức thẩm mĩ. Chế Lan Viên mòn mỏi trong “Điêu tàn”, khóc sượt mướt về cái thây ma của thời xa cũ. Hàn Mặc Tử lại đến với nỗi buồn gợi nhớ đến bâng khuâng…

- Hoài Thanh cảm nhận: “Tâm hồn của họ…thảy chúng ta”.

Em có suy nghĩ gì về sự cảm nhận này của Hoài Thanh?

- Bàn về thơ mới, Hoài Thanh liên hệ tới thời thế, tâm lí bạn đọc trẻ tuổi. Đây là thể hiện quan điểm nghệ thuật đúng đắn của người bình thơ. Xin đọc đoạn viết này:

“Đời chúng ta… cùng Huy Cận”. Đoạn văn mang phong cách

của Hoài Thanh ở chỗ nào?

- Đoạn văn nhận định có tính khái quát cao về sự bế tắc của cái tôi: “Đời chúng ta… tìm bề sâu”. Hoài Thanh chỉ ra được phong cách riêng của từng nhà thơ với sự tinh tế. Điều này rất cần cho người phân tích thơ mới. Mỗi nhà thơ được khái quát vài từ. Câu văn nghị luận giàu chất thơ, chất nhạc, cách viết lại mềm mại, uyển chuyển có tác dụng khêu gợi cảm xúc và hứng thú.

Hoài Thanh khi nói về các nhà thơ đã sử dụng giọng điệu giãi bày, chia sẻ, tâm tình. Đó là tấm lòng của người phê bình. Cốt lõi của tiếng nói ấy là “Lấy hồn tôi để hiểu hồn người” như Hoài Thanh đã từng tâm niệm.

Vì sao thơ mới buồn? Hoài Thanh khái quát nỗi buồn ấy là gì?

- Thơ mới buồn vì “ Ngày nay…tin đầy đủ”. Hoài Thanh gọi: “Đó, tất cả … người thanh niên”. Thì ra họ buồn vì thiếu niềm tin vào tương lai, vào cuộc đời. Xin đọc những vấn đề thơ này để rõ thêm.

+ “Ta đi về đâu ta chẳng biết Chỉ thấy trời xanh là ta cả

+ Hỡi người bạn anh về đâu đấy nhỉ

Các nhà thơ mới đã làm gì để thoát ra khỏi những bi kịch? Hoài Thanh đã cảm nhận vấn đề này như thế nào?

- Hoài Thanh đã nhận xét rất đúng về các nhà thơ mới “Bi kịch ấy… băn khoăn riêng”.

Phải chăng các nhà thơ mới đã thể hiện nỗi buồn, đau, sầu muộn vào trong tiếng Việt, giãi bày lòng mình bằng thứ tiếng “đã chia sẻ vui buồn với cha ông”, “Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”. Họ phải phát huy những gì của cha ông vì tiếng Việt là tấm lụa “đã hứng vong hồn những thế hệ qua”. Thì ra nỗi buồn, đau của các nhà thơ mới có phần là nỗi đau, nỗi buồn của người dân mất nước..

- Đặc biệt, cách thể hiện của Hoài Thanh ở cuối đoạn trích:

Mấy tiếng “chưa bao giờ như bây giờ” được lặp lại tới ba lần như một sự khẳng định mạnh mẽ, chắc chắn về tấm lòng yêu quê hương đất nước của các nhà thơ mời.

Rõ ràng lòng yêu nước của các nhà thơ mới không phải nghiêng về đấu tranh, không gắn liền với lao động sản xuất. Lòng yêu nước biểu hiện ở sự thiế tha với những giá trị văn hoá và nỗ lực sáng tạo những giá trị văn hoá. Trước hết là tiếng Việt và thơ ca. Họ muốn tiếng nói của nòi giống đẹp hơn, giàu hơm. Lòng yêu nước ấy đáng trân trọng.

III. Củng cốIV. Luyện tập IV. Luyện tập

Câu 1. SGK

Phần Ghi nhớ SGK

Chữ tôi và cái ta trong thơ mới và thơ cũ có gì khác nhau.

- Cái tôi trong thơ mới khác cái ta trong thơ cũ ở chỗ nó xuất hiện thật bỡ ngỡ, lạc loài

- Cái tôi mang theo quan niệm cá nhân với các nghĩa tuyệt đối trong khi đó cái ta chỉ chung cho tất cả. Thời trung đại nó lấn lướt cái tôi. Thơ cũ muốn nói cái tôi phải ẩn mỉnh trong cái ta.

Câu 2. SGK - Lòng yêu nước của các nhà thơ mới thiêng liêng về đấu tranh hoặc với lao động sản xuất. Nó gắn với nền văn hoá thiết tha và sáng tạo văn hoá. Nó yêu tiếng Việt và thơ ca. Họ muốn tiếng nói của nòi giống tốt đẹp hơn.

Câu 3. SGK - Tâm hồn của các nhà thơ lãng mạn chìm ngập trong nỗi buồn. Họ coi buồn, đau là lạc thú. Họ thiếu niềm tin vào cuộc đời vào tương lai. Song họ đã biết đắm mình trong tình yêu tiếng Việt và sự sáng tạo văn hoá.

Một phần của tài liệu Văn1-Ky2- Vào thử xem (Trang 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w