NGƯỜI TRONG BAO

Một phần của tài liệu Văn1-Ky2- Vào thử xem (Trang 100)

V. Nhận xét của thầy cô giáo

NGƯỜI TRONG BAO

A.P. Sê- khốp

- Hiểu được sự phê phán sâu sắc của nhà văn đối với lối sống thu mình vào trong của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX.

- Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm: Xây dựng biểu tượng và nhân vật điển hình, cách kể chuyện đặc sắc.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆNSGK- SGV- Bài soạn SGK- SGV- Bài soạn

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới

Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạ

I. Đọc- tìm hiểu

1. Tiểu dẫn

- Nêu tóm tắt phần tiểu dẫn

- An- tôn- Páp- lô- vích Sê- khốp sinh năm 1860 và mất 1904.

- Ông sinh trưởng trong một gia đình buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta- gan- rốc, bên bờ biển A- dốp.

Sau khi tốt nghiệp, Sê- khốp vừa làm bác sĩ ở vùng nông thôn vừa tham gia viết báo, viết văn và nhiều công việc xã hội, giáo dục, văn hoá. Ví dụ: chuyến đi thăm đảo Sa- kha- lin nơi đày ải các tù nhân Nga.

- Khi học ở Đại học Y, Sê- khốp đã nổi tiếng vè truyện ngắn. Năm 1887 ông được nhận Giải thưởng Pu- skin của Viện Hàn lâm khoa học Nga. Sau năm 1890, sáng tác của ông chuyển sang một thời kì mới. Nhà văn đã cho ra nhiều kiệt tác: “Đảo Sa- kha- lin, “Phòng số 6”, …

Năm 1900, Sê- khốp được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga. Do bệnh phổi nặng, năm 1904 ông sang Đức chữa bệnh và qua đời tại đây.

- Sự nghiệp:

+ Để lại cho đời hơn năm trăm truyện ngắn. Truyện của ông nghiêm khắc lên án chế độ xã hội bất công, thói cường bạo của giai cấp cầm quyền đương thời, phê phán sự bất lực của giới tri thức và sự xa đoạ về tinh thần của họ. Đồng thời tác phẩm của Sê- khốp thể hiện sự đồng cảm, trân trọng với người lao động nghèo và tin tưởng mạnh mẽ vào nhân dân đất nước Nga.

2. Văn bản

a. Hoàn cảnh và mục đích

- Truyện ngắn Người trong bao viết năm 1898. Lúc này xã hội Nga đang thở trong bầu không khí

sáng tác truyện ngắn: “Người trong bao”

chuyên chế bảo thủ nặng nề. Cuối thế kỉ XIX, môi trường xã hội ấy đẻ ra lắm sản phẩm người kì quái. Cùng ra đời, cùng chủ đề với truyện ngắn Người trong bao là truyện:

+ Khóm phúc bồn tử + Một truyện tình yêu

Câu chuyện cười ra nước mắt về cuộc đời một con người mắc chứng bệnh sợ hãi, bạc nhược đến thảm hại. Đó là lối sống tầm thường, hủ lậu, hèn nhát, máymóc, giáo điều đến đê tiện. Lối sống ấy đã đầu độc tâm hồn con người ảnh hưởng trong xã hội Nga những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. - Viết truyện Người trong bao, Sê- khốp đặt ra vấn đề hãy tìm mọi cách để thoát ra khỏi cuộc sống, lối sống “trong bao”, tự mình làm khổ mình để vươn tới cuộc sống lành mạnh có ý nghĩa cao đẹp.

b. Bố cục và ý mỗi đoạn - Truyện Người trong bao chia làm 3 phần:

+ Phần 1: Cuộc trò chuyện trong gian nhà kho giữa hai người bạn đi săn về muộn.

+ Phần 2: Cuộc đời và tính cách của Bê-li- cốp. + Phần 3: Nhận xét của bác sĩ người nghe kể chuyện.

c. Chủ đề - Truyện miêu tả cuộc đời, tính cách của Bê-li- cốp người trong bao. Đó là con người sống tầm thường, hèn nhát, bạc nhược đến thảm hại. Lối sống ấy đã đầu độc tâm hồn con người trong xã hội Nga những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

II. Đọc- hiểu

1. Nhân vật Bê-li- cốp (người trong bao)

a. Nhân vật Bê-li- cốp được miêu tả như thế nào qua chân dung, thói quen sinh hoạt.

- Nhân vật Bê-li- cốp được miêu tả qua chân dung, thói quen sinh hoạt:

+ Cặp kính đen trên gương mặt nhợt nhạt, nhỏ bé, choắt như mặt chồn.

+ Hắn nổi tiếng vì cách ăn mặc, phục sức khác người. Đó là giày cao su và cái ô gắn liền với Bê- li- cốp quanh năm và từng làm cho hắn nổi tiếng. Chi tiết này làm cho Bê- li- cốp trở thành chân dung biếm hoạ

+ Các chi tiết có vẻ vặt vãnh như: Đồng hồ, dao, cổ áo, bông nhét lỗ tai, mũi, buồng ngủ, chăn, giường… phụ hoạ cho thêm cho nhân vật này trở thành lố bịch

+ Đáng chú ý nhất là cái bao. Những đồ vật Bê- li- cốp sử dụng đều có bao che. Phải chăng Bê-li- cốp

có khát vọng thu mình trong vỏ, tạo ra cái bao để bảo vệ hắn khỏi ảnh hưởng bên ngoài.

+ Sống với mọi người, giữa mọi người trong môi trường xã hội khát vọng ấy càng trở nên khó hiểu, trái khoáy, lập dị.

+ Bê-li-cốp nhút nhát, ghê sợ hiện tại nhưng lại ngợi ca tôn sùng quá khứ.

+ Bê-li- cốp thích sống theo thống trị, chỉ thị một cách máymóc, giáo điều, khuôn rập như cái máy vô hồn. Năm lần tác giả nhắc lại ý nghĩ: “sợ nhõ lại xảy ra chuyện gì” đã làm rõ tính cách ấy. Khi ngủ: “Trùm chăn kín mít thấy rờn rợn và sợ nhỡ lại xảy ra chuyện gì”. Bản thân nỗi sợ hãi cũng là một cái bao. Đó là cái bao vô hình, cái bao trong tưởng tượng mà Bê-li-cốp ẩn mình trong đó.

Chính vìthế mà mối tình đầu muộn mằn của y với Va-ren- ca cũng không thành khi y đã ngoài bốn mươi tuổi.

- Ngoài những chi tiết trên, em còn thấy gì ở Bê-li- cốp?

- Bê-li- cốp lại luôn luôn thoả mãn, hài lòng với lối sống cổ lỗ của mình. Y cho rằng sống như y mới là sống, mới là người có trách nhiệm, người công dân tốt. Người viên chức biết giữ thái độ sống với cấp trên. Bê-li- cốp cũng không nhận ra và không hiểu biết mọi người ghê tởm y, nghĩ về y và khinh ghét y như thế nào? Vì lẽ đó, y khó chịu về cách sống của chị em Va- len- ca. Tại sao anh chàng Cô-va- len- cô lại có thể đối xử thô bạo bất nhã với y như vậy?

Rõ ràng Bê- li- cốp không hiểu mọi người không hiểu xã hội mà anh ta đang sống.

- Em có thể khái quát con người Bê-li-cốp như thế nào? Có suy nghĩ gì về kiểu người đó?

- Đó là con người hèn nhát, cô độc, máy móc giáo điều, thu mình trong bao mµcảm thấy yên tâm, sung sướng hạnh phúc, mãn nguyện.

- Bê-li-cốp là một tính cách sống điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội. Đó là kiểu người trí thức Nga cuối thế kỉ XIX.

- Kiểu người này chỉ có thể chấm dứt hoặc thay đổi tận gốc cùng với xã hội bằng cuộc cách mạng tiến bộ.

b. Nhân vật Bê-li- cốp được miêu tả như thế nào qua đối thoại?

- Qua lời đối thoại, nhân vật Bê-li-cốp bộc lộ bản chất, tính cách.

thường nhưng ở thời Sê- khốp là chuyện mới mẻ, lạ lùng. Nhất là phụ nữ cưỡi xe đạp đi chơi lại càng khó chấp nhận. Đây là lời của Bê-li- cốp nhắc nhở Cô-va-len- cô em của Va-ren- ca:

- Anh đã đi xe đạp và cái trò giải trí ấy không hợp với tư thế của “một nhà giáo dục thiếu niên”. Bê- li-cốp giải thích:

Nếu thầy giáo đi xe đap… không được làm”. “Tôi chỉ muốn mỗi… gì nữa không?”.

Qua lời thoại này ta thấy Bê-li- cốp rất bảo thủ, rất sợ những cái mới.

- Phản ứng của Bê-li- cốp như thế nào qua thái độ cứng rắn của Cô-va- len- cô? Em có suy nghĩ gì về thái độ ấy?

- Khi Cô- va-len- cô đe doạ: “Con nào thằng nào thò mũi vào chuyện riêng của nhà ta, ta cho chầu Diêm Vương tất”. Bê-li- cốp “tái mặt đứng dậy”. Hắn tỏ ra tức giận:

“Tôi cũng yêu cầu anh… chính quyền”.

Thái độ kính trọng đối với chính quyền mà hắn yêu cầu ở đâycũng là một cái boa, thứ vở bọc che đậy tâm lí hèn nhát, run sợ trước quyền lực quyền hành.

Hắn sợ đủ thứ: sợ bi nghe thấy, sợ bị xuyên tạc vu cáo.

“Tôi chỉ muốn báo trước… ngài hiệu trưởng…”. c. Nhân vật Bê-li- cốp được

miêu tả hoàn tất qua giọng điệu của người kể chuyện. - Giọng điệu thuật lại của người kể chuyện được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì?

- Đoạn cuối truyện được thuật lại với giọng điệu giễu cợt và châm biếm:

“Đôi giày cao su… bậc gỗ” nhắc ta nghĩ tới đôi giày đi quanh năm ấy. Sau khi ngã đứng dậy, động tác đầu tiên là “sờ lên mũi xem cặp kính có còn nguyên vẹn không”. Bị ngã mà sợ “biến thành trò cười cho thiên hạ” và “sợ chuyện sẽ đến hai ngài hiệu trưởng, ngài thanh tra” rồi “người ta sẽ ép mình về hưu”.

- Giọng kể ở đây rất trầm tĩnh, bề ngoài có vẻ khách quan bình thản nhưng giấu bên trong sự bức xúc, trăn trở.

- Giọng kể rất tự nhiên mà phơi bày những nghịch lí đời thường của xã hội Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Một tiếng cười có thể chấm dứt cuộc đời.

- Bê-li- cốp đã chết song tính điển hình của nhân vật được thể hiện như thế nào?

- Sau khi chôn cất Bê-li- cốp “chúng tôi đều cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái” nhưng “chưa đầy một tuần sau cuộc sống lại diễn ra như cũ”. Nói cách

khác, Bê-li- cốp đã về âm phủ nhưng sẽ còn bao nhiêu là người trong bao”, trong tương lai cũng sẽ còn bao nhiêu kẻ như thế nữa. Rõ ràng nhân vật Bê-li-cốp mang tính điển hình của xã hội Nga.

Một phần của tài liệu Văn1-Ky2- Vào thử xem (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w