Phần tiểu dẫn trình bày

Một phần của tài liệu Văn1-Ky2- Vào thử xem (Trang 32)

nội dung gì?

- Trình bày về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Huy Cận.

+ Nguồn gốc: Sinh 1919- Quê làng Ân Phú, Hương Sơn nay là xã Đức Ân, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình nhà nho nghèo.

+ Quá trình trưởng thành

* Năm 1939 đỗ tú tài toàn phần tại Huế (Tốt nghiệp THPT)

* Năm 1943 đỗ kĩ sư Canh nông tại Hà Nội.

* Năm 1942 ông tham gia Hội Văn hoá cứu quốc, được tham dự Quốc dân đại hội Tân Trào, được bầu vào Ủy ban Dân tộc giải phóng toàn quốc.

* Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông giữ chức vụ quan trọng trong Chính phủ và trong Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.

* Ông mất năm 2005, nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

+ Sự nghiệp: Trước Cách mạng có tập Lửa thiêng (1940), Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (1967), Những năm sáu mươi (1968), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973), Ta về với biển (1997),…

Đặc điểm thơ Huy Cận: Huy Cận luôn khao khát với cuộc sống, tạo ra sự hoà điệu giữa hồn người và tạo vật, giữa cá thể với nhân quần. Vì thế, thơ Huy Cận hàm súc và giàu chất suy tưởng, triết lí.

2. Bài thơ

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào?

Viết vào mùa thu năm 1939, in trong tập Lửa thiêng và cảm xúc được gợi từ sóng nước mênh mang của sông Hồng. Lúc này nhà thơ đang là sinh viên trường Canh nông Đông Dương, cư trú tại Hoà Nội. Một thoáng nhớ nhà, nhớ quê cộng với than phận người dân một nước nô lệ, Huy Cận đã viết bài thơ này. Đây là bài thơ khá tiêu biểu của Huy Cận trước cách mạng.

b. Bố cục

- Xác định bố cục và ý của

Bài thơ có 4 khổ. Có thể chia làm 2 đoạn: + Đoạn 1: Gồm 3 khổ

mỗi đoạn. Miêu tả bức tranh thiên nhiên trên sông, bên sông để thể hiện nỗi buồn cô đơn, hoà chung nỗi sầu nhân thế, thấu được tình người, tình đời.

+ Đoạn 2: Còn lại

Lòng yêu nước thầm kín của nhà thơ.

c. Chủ đề

- Xác định chủ đề bài thơ

Mượn bức tranh thiên nhiên sông dài, trời rộng, Huy Cận thể hiện nỗi buồn cô đơn giữa kiếp người. Đồng thời thể hiện tấm lòng thương nhớ quê hương.

II. Đọc -hiểu

1. Chọn cách đọc- hiểu

- Bài thơ có nhiều cách tiếp cận. Anh (chị) chọn cách nào?

- Bàithơ có nhiều cách khai thác + Khai thác theo từng khổ thơ

+ Đọc- hiểu theo bố cục hoặc chủ đề + Theo từng câu hỏi của SGK

Trong ba cách này, nên chọn: Đọc- hiểu theo chủ đề.

Một phần của tài liệu Văn1-Ky2- Vào thử xem (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w