bác bỏ? Lấy ví dụ minh hoạ.
Ví dụ: Trương Tửu (Nguyễn Bách Khoa) trong tập tiểu luận Nguyễn Du và Truyện Kiều cho rằng: “Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”. Đây là một nhận định sai lầm cần phải bác bỏ. Đinh Gia Trinh trong tác phẩm
Hoài vọng của lí trí đã đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng bác bỏ lại:
“Tác giả đã căn cứ vào đâu mà biết như vậy, rằng Nguyễn Du mắc bệnh thần kinh? Căn cứ vào chứng ngôn của người đồng thời với Nguyễn Du hay vào những di bút của thi sĩ”… Một ví dụ khác.
Trả lời chất vấn của Tổng thanh tra Chính phủ về khoản tiền lương Cao Khải đưa cho vị này ba lần.
Đây là câu hỏi bị lặp đi lặp lại qúa nhiều. cả người hỏi và người trả lời đều không trúng đích cần làm rõ. Qua trả lời cho thấy Tổng thanh tra Chính phủ chưa nắm vững quy tắc và thể thức hành chính. Là tư lệnh của một cơ quan ngành bảo vệ trật tự hành chính nhưng lại không ứng xử quy tắc hành chính nhưng lại không ứng xử quy tắc hành chính, như vậy trách nhiệm thuộc về ông chứ không do cấp trên. Điều này Chủ tịch Quốc hội đã chấn chỉnh tại phiên chất vấn. Là một Uỷ viên Trung ương, ông càng phải gương mẫu chấp hành luật pháp. Ông có thể minh bạch trong sạch trước Đảng nhưng ông chưa làm đúng luật pháp Nhà nước. Các đại biểu Quốc hội lẽ ra chất vấn điểm này:
Tại sao ông không gương mẫu chấp hành luật pháp Nhà nước?
Một em học sinh lớp 1 ra đường nhặt được của rơi, nhà trường hướng dẫn em nộp cho cơ quan công an. Đáng lẽ số tiền ấy ông phải nộp cho Ban chuyên án vì vụ án đã được khởi tố. Ông nộp tiền cho cơ quan Đảng cấp trên vừa làm cho cơ quan này mang tiếng làm thay Nhà nước, như vậy này cũng lại vi phạm nguyên tắc Đảng. (Chất lượng chất vấn, trả lời chất vấn diễn đàn Quốc hội, Phạm Viết Đào) – (Báo Văn nghệ trẻ, ngày 25/06/2006)