Đọc-tìm hiểu

Một phần của tài liệu Văn1-Ky2- Vào thử xem (Trang 65)

1. Tiểu dẫn

- Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì?

-Trong 14 tháng tù đày, Hồ Chí Minh đã tận mắt chứng kiến bao sự thật về xã hội Trung Hoa dân quốc thời Tưởng Giới Thạch.

- Lai Tân là nơi mà Người đã trải qua trên con đường từ Thiên Giang đến Liễu Châu thuộc tỉnh Quảng Tây- TQ.

Lai Tân cũng là tên của bài thơ được sáng tác khoảng bốn tháng đầu. Bài thơ mang tên địa danh này là bài 97 trong số 134 bài thơ của tập Nhật ký trong tù.

- Bài thơ thể hiện thực trạng đen tối, thối nát của một xã hội tưởng như yên ấm trong lành.

- Đây là bàithơ châm biếm, đả kích đặc sắc nhất của Hồ Chí Minh ở Nhật ký trong tù.

2. Văn bản

a. Bố cục

- Theo em, bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? Nhận

-Bài thơ chia làm hai phần:

+ Phần một: Ba câu đầu  Những thực trạng của bộ máy chính quyền ở Lai Tân

+ Phần hai: Câu kết  Thái độ châm biếm của tác giả. Kết cấu rất chặt chẽ. Phần một quan lại ở Lai Tân thối

xét. nát, vô trách nhiệm.

Người đọc chờ đợi sự phê phán. Nhưng tác giả hạ câu có vẻ dửng dưng. Nghĩa là đòn đả kích là ở câu kết này. b. Chủ đề

- Xác định chủ đề của bài thơ?

Bài thơ miêu tả thực trạng thối nát của chính quyền ở Lai Tân thuộc tỉnh Quảng Tây Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch và thái độ châm biếm của tác giả.

II. Đọc- hiểu

1. Thực trạng thối nát của chính quyền ở Lai Tân?

- Thực trạng thối nát của chính quyền Lai Tân được miêu tả như thế nào?

- Thơ ở Nhật ký trong tù của Bác Hồ nhìn một cách khai quát có hai loại. Một là hướng nội. Hai là hướng ngoại.

Lai Tân là bài thơ thuộc hướng ngoại. Nhà thơ đã ghi lại những hình ảnh như chụp tự cuộc đời.

Ban trưởng nhà lao… làm công việc”.

Đây là ba câu thơ tự sự, kể một cách tự nhiên. Ban trưởng “chuyên” tức ngày ngày đánh bạc. Cảnh sát trưởng ăn tiền đút lót của phạm nhâ. Huyện trưởng thì đốt đèn làm công việc. Giáo sư Đặng Thai Mai và nhà thơ Hoàng Trung Thôn cho rằng “Chong đèn huyện trưởng làm công việc” tức là hút thuốc phiện. Ba nhân vật đại diện cho chính quyền ở Lai Tân thật thối nát, vô trách nhiệm. Bác ghi lại sự thật này một cách tự nhiên như sự việc diễn ra vậy. Người đọc có thể liên tưởng giữa vai trò chức trách và việc làm của các cấp trưởng ở Lai Tân này.

Huyện trưởng: trông coi, lo toan cho cả một huyện. Ban trưởng nhà lao: trông coi tù nhân

Cảnh trưởng giải người.

Cả ba đều có vai trò rất lớn về pháp luật, thi hành pháp luật bảo vệ sự đúng đắn của pháp luật. Chớ trêu thay, họ lại đang vi phạm về pháp luật. Ở Lai Tân đã vậy, nơi khác sao đây? Người ta có thể đạt câu hỏi như thế nào đối với chế độ Trung Hoa dân quốc thời Tưởng.

2. Thái độ châm biếm, mỉa mai của tác giả

- Câu thơ kết có mâu thuẫn gì với ba câu trên? Ý nghĩa phê phán của câu kết?

- Tiếng cười châm biếm, mỉa mai của tác giả chỉ bật ra khi tạo được mâu thuẫn. Câu thơ kết bài có mâu thuẫn với ba câu thơ trên. Vì kẻ cầm quyền bộc lộ bản chất thối nát, vô trách nhiệm như thế thì cuộc sống của nhân dân đâu được hưởng thái bình. Vậy mà tác giả vẫn hạ mấy tiếng “Y cựu thái bình thiên”.

- Đòn đả kích độc đáo và bất ngờ là ở câu kết này. “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Thì ra tình trạn các quan cai trị làm như thế là chuyện bình thường vẫn xảy ra. Bản chất của guồng máy cai trị ở đây là thế. Đánh bạc, hút thuốc phiện, bóc lột phạm nhân là chuyên thường tình. Mặt khác, ta đặt bài thơ trong hoàn cảnh ra đời của nó

(1942) thì ý nghĩa phê phán của nó còn mãnh liệt đến mức độ nào. Đây là thời kì xã hội Trung Quốc đang bị phát xít Nhật xâm lược. Đất nước như thế mà chúng cứ dửng dưng bình chân như vại, chẳng quan tâm gì tới việc “quốc gia hữu sự”. Thật là vô trách nhiệm, vô đạo đức. Hai chữ “thái bình” là “nhãn tự”. Nhà thơ Hoàng Trung Thông nhận xét: “Hai chữ thái bình mà xâu tóm lại bao nhiêu việc làm trên là muôn thuở của xã hội Trung Quốc, của giai cấp bóc lột thống trị. Chỉ hai chữ ấy mà xé toang tất cả mọi thái bình dối trá nhưng thực sự là đại loạn ở bên trong”.

- Câu thơ kết có vẻ dửng dưng vô cảm nhưng ẩn dấu một tiếng cười khảy, tiếng cười lật tẩy chế độ cai trị ở Lai Tân. Tiếng cười ấy góp phần đưa ma tống tiễn xã hội Trung Hoa dân quốc thời Tưởng.

- Em có nhận xét gì về giọng điệu của bài thơ?

- Ba câu thơ đầu có điểm nhấn của giọng thơ ở ba tiếng cuối mỗi câu:

+ Chuyên đánh bạc + Kiếm ăn quanh + Làm công việc

Ba câu đều gieo nhịp 4/3. Song có nhấn ở ba tiếng cuối. Nhịp điệu này nhằm diễn tả công việc diễn ra đều đều hàng ngày. Ba tiếng cuối nhấn giọng giúp người đọc nhận ra tình trạng của guồng máy quan lại ở Lai Tân thối nát, vi phạm pháp luật như thế nào?

- Câu kết tuy vẫn theo nhịp 4/3 song ba tiếng “thái bình thiên” hạ một cách tự nhiên, giọng điệu nhẹ nhàng mà thâm thuý, sâu sắc trong châm biếm, đả kích.

- Ở đời đâu phải đao to, búa lớn băm bổ vào mặt kẻ thù hoặc đối phương mới là thẻ hiện tinh thần chiến đấu. Nhiều khi nhẹ nhàng mà giáng những cú đòn sấm sét lên đầu kẻ thù. Câu kết đã đạt được chức năng ấy nhờ giọng điệu dửng dưng có vẻ vô cảm của nó. Một lần nữa, ta khẳng định nụ cười chiến đấu trong những vấn thơ thép của Bác Hồ. Đọc thêm: NHỚ ĐỒNG Tố Hữu Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Một phần của tài liệu Văn1-Ky2- Vào thử xem (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w