mờ nhân ảnh” gợi cho em suy nghĩ gì?
- Đó là cảnh thật của xứ Huế trong những đêm trăng. Thi sĩ mượn cảnh của thiên nhiên để diễn tra những suy nghĩ đầy uẩn khúc và cả những hoài nghi của mình, để từ đó bật lên câu hỏi: “Ai biết tình ai có đậm đà”
Em hiểu như thế nào về câu hỏi cuối bài thơ này?
- Có hai tiếng “ai”. Tiếng thứ nhất chỉ chủ thể bài thơ (thi sĩ). Tiếng “ai” thứ hai chỉ “khách đường xa” tức nhân vật “em”.
- Về tình cảm, thi sĩ diễn tả rất tinh tế. Nhà thơ như muốn nói với “khác đường xa” mình không dám tin vào sự “đậm đà” ấy. Không dám tin vào tình cảm cảu khách đường xa cũng có nghĩa là vẫn còn hi vọng. Có điều thi sĩ biết mình có thể tin, có quyền được tin hay không. Tâm trạng của thi sĩ lại rơi vào sự hoài nghi. Vậy những uẩn khúc trong tâm trạng của Hàn Mặc Tử chính là lòng thiết tha với cuộc sống nhưng cũng đầy mặc cảm.
- Niềm thiết tha với cuộc sống không phải thể hiện theo lối xuôi chiều mà trái lại đầy uẩn khúc của Hàn Mặc Tử.
- Em có nhận xét gì về tứ thơ và bút pháp của bài thơ?
- Tứ thơ là ýchính, ý lớn làm điểm tựa cho cảm xúc vận động xung quanh. Tứ thơ của Đây thôn Vĩ Dạ là hình ảnh thiên nhiên và con người Vĩ Dạ. Cảm xúc vận động xung quanh tứ thơ ấy là nỗi lòng thương nhớ bâng khuâng, với niềm hi vọng, tin yêu nhưng đầy uẩn khúc và mặc cảm.
- Để làm rõ cảm xúc của tứ thơ ấy, bài thơ là sự kết hợp của nhiều bút pháp. Bài thơ vừa tả thực, vừa lãng mạn, vừa chân thực vừa trữ tình.
+ Cảnh đẹp xứ Huế nhưng đã vương tới lãng mạn qua trí tưởng tượng đầy thơ mộng.
+ Nét chân thực của bài thơ càng làm nổi bật chất trữ tình.
III. Củng cốIV. Luyện tập IV. Luyện tập
Câu 1. SGK
Phần Ghi nhớ SGK
- Có ba câu hỏi phân phối đều ở ba khổ thơ. Các câu hỏi ấy đã góp phần tạo nên âm điệu riêng của bài thơ và âm điệu ấy đã thể hiện mạch tâm trạng của tác giả. + “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
Câu hỏi này không phải hướng tới ai. Nó không phải là hình thức hỏi đáp. Đây chỉ là hình thức diễn tả tâm trạng. Đây là câu hỏi mang nhiều sắc thái tình cảm, vừa hỏi vừa hờn trách, vừa nhắc nhở, vừa mời mọc.
+ “Thuyền ai đâu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?”
Hỏi mà tạo nên bức tranh huyền ảo đầy thơ mộng. Cả một vùng sông nước đầy trăng. Hỏi mà như một lời nhắn gửi. Nhà thơ như giãi bày chia sẻ với trăng nỗi niềm của mình. Một nỗi uẩn khúc. Vì sự sống với nhà thơ bây giờ chỉ còn tính bằng ngày.
+ “Ai biết tình ai có đậm đà”
Đây là lời ướm hỏi, dò hỏi, mang đậm một hoài nghi, đầy mặc cảm của phận mình.
Qua ba câu hỏi trong bài thơ, ta nhận ra diễn biến tâm trạng của Hàn Mặc Tử: thương, nhớ đắm say mặc cảm trong nỗi buồn riêng của đời mình vươn tới những ước mơ nhưng đầy hoài nghi, vô vọng.
Câu 2. SGK - Hàn Mặc Tử viết bài thơ này khi cái chết đã kề bên. Đó là hoàn cảnh tuyệt vọng. Song nội dung bài thơ ta bắt gặp một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên, với tình đời và nỗi buồn đầy mặc cảm của riêng mình. - Từ hoàn cảnh sáng tác và nội dung của bài thơ khiến ta thêm thông cảm và chia sẻ với số phận bất hạnh của tác giả. Đồng thời cảm phục về một tài năng, một nghị lực đã vượt lên hoàn cảnh nghiệt ngã để lại một thi phẩm có giá trị.
Câu 3. SGK - Đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ về tình yêu. Nhưng đó là tình yêu từ một phía nên nó ủ kín những tình cảm vừa đằm thắm thương nhớ vừa khao khát ước mơ nhưng hoài nghi. Bao trùm lên là nỗi buồn chia lìa đầy mặc cảm.
- Song qua lăng kính của tình yêu ấy, ta bắt gặp tình quê hương tha thiết trong tâm hồn con người. Nó đã hội tụ được tình cảm chung của nhiều người, của nhiều thế hệ sau này.
CHIỀU TỐI(Mộ) (Mộ)
Hồ Chí Minh
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Qua cảm hứng trước cảnh chiều tối, thấy được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng.
- Cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình, vừa hiện đại, vừa cổ điển của bài thơ.
SGK + SGV + Bài soạn
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt