9. Bố cục của Luận văn:
1.2. Tổng quan về khoa học và công nghệ
Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thế kỷ XX là chƣa từng có trong lịch sử, xu thế ấy hiện nay đang tiếp tục và dự báo là sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa. Yêu cầu luôn đổi mới sản phẩm để tăng cƣờng sức cạnh tranh trên thị trƣờng là một động lực quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển nói chung.
Thuật ngữ công nghệ “technology” có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp “tekhne” và “logia”, hai từ đó có nghĩa nhƣ sau “tekhne” nói về “tài nghệ” sự
tinh xảo của tay nghề ; còn “logia” có nghĩa là “lý lẽ về”, “môn học về”. Tóm lại, gốc cổ của thuật ngữ technology có nghĩa là “tài nghệ học”, nói về sự khéo léo, tinh xảo, cách làm độc đáo, bí truyền,… để đạt tới sản phẩm có chất lƣợng cao của các nghề thủ công lúc đó.
Thuật ngữ công nghệ thông thƣờng đƣợc đặc trƣng bởi các phát minh và cải tiến sử dụng các nguyên lý và quy trình đã đƣợc khoa học phát hiện ra gần nhất.
Ngày nay, trong quá trình phát triển và nghiên cứu đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về công nghệ nhƣ sau:
C.Mác trên cơ sở nghiên cứu sâu sắc và toàn diện sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ khi chuyển từ công trƣờng thủ công sang sản xuất công nghiệp, trong khuôn khổ của kinh tế thị trƣờng, trong bộ sách Tƣ bản đã đƣa ra nhận định có tính chất định nghĩa công nghệ, cho đến nay vẫn đƣợc coi là đúng đắn nhất, tổng quát nhất và đầy đủ nhất nhƣ sau: “Công nghệ làm nổi bật thái độ tích cực của con người đối với thiên nhiên, vạch rõ quá trình sản xuất trực tiếp ra đời sống của con người và những điều kiện của đời sống xã hội của họ cũng như những khái niệm tinh thần bắt nguồn từ điều kiện ấy”.
Một cách trình bày khác của cơ quan giáo dục, khoa học, văn hóa của Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh rằng, công nghệ cho phép tạo ra môi trƣờng sống nhân tạo đầy đủ và tiện nghi hơn: công nghệ là công cụ chủ yếu trong các hoạt động chuyển đổi nhằm biến đổi các nguồn lực tự nhiên thành nguồn lực sản xuất để tăng trưởng kinh tế thông qua hệ thống sản xuất gồm một loạt các quá trình thực hiện các chuyển đổi nói trên. Cách trình bày này chú ý hơn đến khía cạnh kinh tế, xã hội mà công nghệ có tác động quyết định.
Ngân hàng thế giới (WB – 1985): “Công nghệ là phương pháp chuyển hóa các nguồn lực thành sản phẩm, gồm 3 yếu tố: thông tin, công cụ và sự hiểu biết (kiến thức) và mục tiêu cũng là chuyển hóa các nguồn lực thành sản phẩm”.
Theo Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000 của Việt Nam: “Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”. Theo định nghĩa này, công nghệ bao gồm cả kiến thức và công cụ, phƣơng tiện và mục đích là biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
Qua các định nghĩa trên, xét về cơ bản thì công nghệ là thứ cần có để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. Công nghệ là những phƣơng tiện và kiến thức hiểu biết để thực hiện các hoạt động sản xuất – dịch vụ trong xã hội và chủ yếu phản ánh thực tiễn của các nƣớc phát triển. Trong định nghĩa thứ hai và thứ ba vẫn coi công nghệ là kiến thức nhƣng nhấn mạnh đến các dạng thức cụ thể của công nghệ và vật mang kiến thức công nghệ, có tác dụng thiết thực, đáp ứng đƣợc những vấn đề liên quan đến quá trình công nghiệp hóa của các nƣớc phát triển trong đó có Việt Nam. Định nghĩa về công nghệ của Luật Khoa học và Công nghệ của Việt Nam đã phản ánh đầy đủ những yếu tố thành phần của công nghệ, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Công nghệ là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững đất nƣớc.
Để làm rõ hơn cơ cấu của công nghệ, theo tài liệu của Hội đồng kinh tế Châu Á và Thái Bình Dƣơng của Liên Hiệp Quốc (ESCAP) thì công nghệ gồm bốn yếu tố cơ bản nhƣ sau: công cụ và phƣơng tiện sản xuất, kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất, dữ liệu và thông tin sản xuất, tổ chức và quản lý sản xuất. Bốn yếu tố trên tựu chung lại trong hai phần là phần cứng và phần mềm. Phần cứng phản ánh các kỹ năng mới của sản xuất; phần mềm phản ánh các giải pháp kỹ thuật. Sự phân tích tƣơng đối chi tiết các bộ phận công nghệ trên đây trong một thời gian vài thập kỷ ở nữa sau của thế kỷ XX đã giúp đánh giá đƣợc hàm lƣợng công nghệ, góp phần thúc đẩy phát triển năng lực công nghệ của nhiều nƣớc và từ đó hình thành thị trƣờng công nghệ ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, theo xu hƣớng phát triển thì cách phân tích cụ thể trên tỏ ra không còn phù hợp do ranh giới giữa các bộ phận ngày càng bị xóa nhòa và khoa