Hệ thống thư viện ĐHQG-HCM

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nguồn thông tin khoa học và công nghệ của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh phục vụ sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học (Trang 46)

9. Bố cục của Luận văn:

2.4.1.Hệ thống thư viện ĐHQG-HCM

Hệ thống thƣ viện trong ĐHQG-HCM gồm có 7 thƣ viện thành viên cụ thể nhƣ sau: (1) Thƣ viện Trung tâm; (2) Thƣ viện trƣờng Đại học Bách Khoa; (3) Thƣ viện trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên; (4) Thƣ viện trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; (5) Thƣ viện Viện Tài nguyên Môi trƣờng; (6) thƣ viện trƣờng Đại học Quốc tế; (7) thƣ viện Đại học Kinh tế - Luật.

Hệ thống thƣ viện ĐHQG-HCM là nơi cung cấp nguồn tài nguyên thông tin và các dịch vụ phục vụ nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu thuộc tất cả các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý của ĐHQG- HCM.

Các thƣ viện trong hệ thống cùng phối hợp hoạt động trên cơ sở liên thông, thống nhất để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu và

học tập của cán bộ, giảng viên, nhà nghiên cứu, sinh viên và học sinh thuộc ĐHQG-HCM.

Thƣ viện Trung tâm (TVTT) ĐHQG-HCM là thƣ viện chính trong hệ thống các thƣ viện thuộc ĐHQG-HCM. TVTT phục vụ chung cho độc giả là cán bộ, giảng viên và sinh viên thuộc các đơn vị thành viên của ĐHQG-HCM qua 2 hình thức – phục vụ trực tiếp cho độc giả đến TVTT, chủ yếu là những độc giả đang làm việc và học tập tại cơ sở mới của ĐHQG-HCM ở Linh Trung-Thủ Đức; và phục vụ từ xa qua mạng Internet và qua điện thoại cho độc giả đang làm việc và học tập tại các cơ sở thuộc khu vực nội thành hoặc đi công tác xa.

Nhân lực: Tổng số cán bộ của các thƣ viện trong ĐHQG-HCM là 95 ngƣời, trong đó 64 ngƣời có trình độ đại học, 9 ngƣời có trình độ sau đại học với 3 ngƣời đƣợc đào tạo ở nƣớc ngoài.

 Cơ sở vật chất và trang thiết bị: Diện tích sử dụng: gần khoảng 15.000 m2

Máy tính và mạng kết nối: khoảng 500 máy trạm đƣợc kết nối vào mạng Internet có băng thông 15MB và mạng nội bộ có băng thông 1GB.

Phần mềm: Có 3 trong số 9 thƣ viện sử dụng phần mềm quản lý thƣ viện Virtua, là phần mềm tiên tiến của nƣớc ngoài, đạt các tiêu chuẩn quốc tế đang đƣợc sử dụng tại 900 thƣ viện ở hơn 30 nƣớc trên thế giới.

Trong thời gian qua, Một số đầu tƣ trọng điểm trong và ngoài nƣớc đã và đang đƣợc triển khai, đó là:

• Đầu tƣ các dự án cho các thƣ viện: Dự án “Xây dựng Thƣ viện số trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên”, Dự án “Nâng cao năng lực cung ứng thông tin KHXH&NV phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học”, Dự án “Xây dựng Thƣ viện Trung tâm ĐHQG-HCM”.

• Đầu tƣ cho cho các hoạt động chung của hệ thống:

1.300.000 USD

- Cấp ngân sách cho hệ thống thƣ viện năm 2009 (số hóa luận án, luận văn của các trƣờng ĐHBK, ĐH KHXH&NV, ĐH KHTN, chuẩn hóa dữ liệu thƣ mục cho thƣ viện Khoa Kinh tế và thƣ viện trƣờng ĐHQT). Sẽ ƣu tiên xem xét cho những năm sau nếu sử dụng có hiệu quả, đóng góp thiết thực cho mục tiêu phát triển của hệ thống thƣ viện và của ĐHQG-HCM.

- Phần mềm quản lý thƣ viện và phần mềm kết nối các nguồn tài nguyên trong hệ thống.

• Mô hình tổ chức của Hệ thống thƣ viện ĐHQG-HCM: Hệ thống thƣ viện ĐHQG-HCM đƣợc tổ chức theo mô hình quản lý bán tập trung; trong đó hệ thống có cơ chế quản lý chia thành 2 cấp, cấp hệ thống (hay còn gọi là cấp tập trung) và cấp đơn vị (hay còn gọi là cấp tự chủ). Ở mỗi cấp có sự phân định rõ cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, các hoạt động chủ yếu, mối quan hệ giữa các cấp và giữa các bộ phận của mỗi cấp. Sự phân định này đƣợc xác định bằng các văn bản pháp lý đƣợc Hội đồng thƣ viện thông qua và Giám đốc ĐHQG-HCM phê duyệt. Các văn bản pháp lý là cơ sở cho việc tổ chức các hoạt động đƣợc đồng bộ, ổn đinh và hiệu quả.

Biểu đồ 2.2. Mô hình hệ thống thƣ viện ĐHQG-HCM

Nguồn: Thƣ viện Trung tâm ĐHQG-HCM [22]

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nguồn thông tin khoa học và công nghệ của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh phục vụ sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học (Trang 46)