9. Bố cục của Luận văn:
2.3. Đầu tƣ của ĐHQG-HCM cho KH&CN
Bảng 2.4. Kinh phí đầu tƣ cho KH&CN
Đơn vị tính: đồng
Năm Các chi phí khác Chi NCKH Tổng chi phí
2006 382.569.569.467 22.987.133.302 405.556.702.769
2007 475.809.305.830 26.271.206.551 502.080.512.381 2008 552.430.296.273 32.846.616.567 585.276.912.840
Nguồn: Báo cáo thƣờng niên của ĐHQG-HCM năm 2009 [10]
- Năm 2006 ĐHQG-HCM chi cho hoạt động KH&CN khoảng 23 tỉ đồng chiếm 5,66% trên tổng chi phí của ĐHQG-HCM.
- Năm 2007 ĐHQG-HCM chi cho hoạt động KH&CN khoản 26,3 tỉ đồng chiếm 5,23% trên tổng chi phí của ĐHQG-HCM
- Năm 2008 ĐHQG-HCM chi cho hoạt động KH&CN khoản 32,9 tỉ đồng chiếm 5,61% trên tổng chi phí của ĐHQG-HCM
Chi nghiên cứu khoa học năm 2007 so với năm 2006 tăng 3.284.073.249 đồng, năm 2008 so với năm 2007 tăng 6.575.410.016 đồng. Nhƣ vậy là trong 2007-2008 chi cho nghiên cứu khoa học gần gấp đôi so với thời kỳ 2006-2007.
Biểu đồ 2.1. Phân bổ kinh phí cho hoạt động KH&CN của ĐHQG- HCM
Nhìn chung thì kinh phí phân bổ cho hoạt động KH&CN của ĐHQG- HCM có tăng từng năm. Tuy nhiên, nếu chia cho tỉ lệ kinh phí hoạt động KH&CN cho tổng các chi phí của từng năm thì chi phí dành cho hoạt động KH&CN không tăng mà còn có chiều hƣớng giảm.
Mục tiêu phát triển KH&CN của ĐHQG-HCM đến năm 2020: (1) trở thành hệ thống gồm các trƣờng đại học, viện, trung tâm nghiên cứu và tập đoàn các doanh nghiệp KH&CN mạnh, không khép kín cả về địa giới lẫn hoạt động chuyên môn; (2) Tiếp tục là trung tâm đào tạo chất lƣợng cao ngang tầm các nƣớc tiên tiến trong khu vực, đóng vai trò chủ yếu trong cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao và bồi dƣỡng nhân tài cho đất nƣớc; (3) Là trung tâm nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ mạnh, góp phần thúc đẩy và định hƣớng phát triển KH&CN của cả nƣớc, đặc biệt là khu vực phía Nam; (4) Có nhiều chƣơng trình hợp tác quốc tế hiệu quả, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới; (5) Là nơi quy tụ các chuyên gia, giảng viên trình độ cao,
sinh viên giỏi. Có môi trƣờng học tập và làm việc đạt chuẩn mực quốc tế. (Định hướng chiến lược hoạt động KH&CN của ĐHQG -HCM) [9]
ĐHQG-HCM xác định nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế là một trong ba mũi đột phá quan trọng (Báo cáo thƣờng niên của ĐHQG-HCM 2008)của ĐHQG-HCM để nâng cao chất lƣợng giáo dục và đạo tạo cụ thể nhƣ sau:
Đề ra các định hƣớng để chuẩn hóa của hoạt động nghiên cứu khoa học – chuyển giao công nghệ
- Phát triển KH&CN theo hƣớng gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng và hội nhập quốc tế. ĐHQG-HCM tiếp tục là chỗ dựa vững chắc cho TP.HCM trong xây dựng và triển khai các chƣơng trình KH&CN trọng điểm, hình thành và phát triển các công nghệ mới nhƣ công nghệ vật liệu, thiết kế vi mạch, công nghệ gen và tế bào gốc, góp phần giải quyết các vấn đề nan giải nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, ngập nƣớc đô thị.
- Tái cấu trúc Hội đồng Khoa học và Đào tạo và thành lập 13 hội đồng ngành/nhóm ngành gồm các nhà khoa học uy tín trong và ngoài ĐHQG-HCM nhằm tƣ vấn cho Giám đốc ĐHQG-HCM về định hƣớng chiến lƣợc, các chủ trƣơng lớn và phối hợp các hoạt động chung trong nghiên cứu khoa học và đào tạo. Đây là bƣớc tiến quan trọng trong việc phát huy trí tuệ các nhà khoa học và sức mạnh toàn hệ thống nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả các hoạt động khoa học và đào tạo trong toàn ĐHQG-HCM
- Nhằm thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học, triển khai các kết quả nghiên cứu, phát triển các tiềm lực KH&CN, góp phần nâng cao vị thế của ĐHQG-HCM, hội nhập quốc tế và phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, ĐHQG-HCM đã thành lập quỹ KH&CN. Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, theo nguyên tắc bảo toàn vốn, tiến
hành tài trợ, cho vay để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN do các tổ chức, cá nhân thuộc ĐHQG-HCM đề xuất.
Chuẩn hóa chất lƣợng các hoạt động nghiên cứu khoa học – chuyển giao công nghệ
- Tăng cƣờng đầu tƣ, đẩy mạnh hoạt động của các nhóm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm theo hƣớng lấy sản phẩm (công bố khoa học, chuyển giao công nghệ, kết quả đào tạo) làm thƣớc đo hiệu quả. Năm 2009, nhiều thành quả hoạt động KH&CN của các tập thể và cá nhân đƣợc đánh giá cao trong nƣớc và quốc tế.
- Tính đến tháng 11/2009, ĐHQG-HCM có trên 500 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành, trong đó 117 bài báo trong các tạp chí khoa học quốc tế (75 bài thuộc danh sách ISI). Đăng ký 13 Patents.