9. Bố cục của Luận văn:
1.3.4. Vai trò của thông tin trong sự phát triển của xã hội
Nguồn lực thông tin chính là kết quả hoạt động trí tuệ của con ngƣời, con ngƣời có thể kiểm soát, khai thác các giá trị của chúng phục vụ cho nhu cầu phát triển. Nguồn lực thông tin là cơ sở của hoạt động thông tin giáo dục.
Trong hoạt động giáo dục ở các trƣờng đại học, nguồn lực thông tin có vai trò đối với các đối tƣợng dùng tin rất lớn, cụ thể là: Đối với các cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các trƣờng đại học, là những ngƣời quyết định sự tồn tại và phát triển của trƣờng, và ở tầm mức lớn hơn những cán bộ này vừa thực hiện chức năng quản lý công tác giáo dục đào tạo, vừa là ngƣời xây dựng các chiến lƣợc phát triển của hệ thống trƣờng đại học của cả nƣớc. Trong các
quyết định quản lý, các nhà lãnh đạo cần đến nhiều loại thông tin để xử lý; nguồn lực thông tin đầy đủ về loại hình, phong phú về nội dung, phù hợp với yêu cầu sẽ giúp cán bộ lãnh đạo ra quyết định tốt nhất, đúng đắn nhất: Chất lƣợng của quyết định phụ thuộc vào sự đầy đủ và chất lƣợng của các thông tin, các số liệu, dữ kiện đƣợc cung cấp. [21]
Trong thời đại kinh tế trí thức, thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng đổi với sự phát triển của xã hội. Vai trò đó đƣợc thể hiện ở những mặt sau đây:
- Thông tin là nguồn lực phát triển của mỗi quốc gia. Hiện nay ngƣời ta đã thừa nhận rằng vật chất, năng lƣợng, thông tin và bản sắc văn hoá dân tộc là các nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Đặc biệt ngày nay, khi mà khoa học và công nghệ phát triển đến mức đã trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp thì thông tin khoa học và công nghệ thực sự trở thành nguồn lực quan trọng tạo nên những ƣu thế về kinh tế và chính trị của mỗi nƣớc. Nó trở thành yếu tố cực kỳ quan trọng của tiềm lực khoa học và công nghệ.
- Thông tin giữ vị trí hàng đầu trong sự phát triển của khoa học. Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thì thông tin là nguyên liệu đầu vào, đồng thời nó cũng là đầu ra của các hoạt động nghiên cứu, quá trình nghiên cứu đồng thời cũng là quá trình thu thập và xử lý thông tin một cách liên tục cho tới khi đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu.
- Thông tin là cơ sở của công tác lãnh đạo và quản lý. Quản lý là một dạng tƣơng tác giữa chủ thể với đối tƣợng quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu. Quá trình quản lý có thể đƣợc xác định nhƣ một loạt các hoạt động hƣớng theo mục tiêu, trong đó có các hành động chủ yếu nhƣ: xác định mục tiêu, lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, điều chỉnh và điều tiết. Tất cả các khâu này của quản lý, lãnh đạo hay chỉ đạo đều cần có thông tin. Lãnh đạo, chỉ đạo tựu chung lại là ra các quyết định. Ra quyết định là một trong những nhiệm vụ quan trọng số một của quản lý. Hiệu
quả của quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo phụ thuộc vào chất lƣợng các quyết định của ngƣời quản lý. Chất lƣợng quyết định đến lƣợt mình lại phụ thuộc vào tính chất của thông tin. Nếu thông tin có chất lƣợng, tức là thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời và tinh (đôi khi còn cần phải bí mật nữa) thì các kết luận sẽ chính xác và mang lại hiệu quả quản lý, lãnh đạo cao. Vì vậy, thông tin là cơ sở, là căn cứ khoa học của lãnh đạo, chỉ đạo hay quản lý của mọi hoạt động.
- Thông tin là nền tảng của giáo dục, đào tạo và đời sống. Giáo dục là hoạt động xã hội nhằm chuyển giao thông tin giữa các thế hệ. Do đó, thông tin là nền tảng, là cơ sở của giáo dục và đào tạo, là nhân tố của sự tiến bộ và phát triển xã hội. Các hoạt động giảng dạy, học tập, tự đào tạo, ngoài quan hệ thầy trò, luôn cần đến kho tàng tài liệu, các hoạt động khai thác và phổ biến tri thức. Ngoài ra, đời sống hàng ngày luôn cần có thông tin, thông tin là cuộc sống tinh thần, đồng thời thông tin cũng gắn liền và đảm bảo cho cuộc sống vật chất của mọi ngƣời. Ngày nay, việc quyết định mọi vấn đề của cuộc sống đều phải trên cơ sở có thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời.