9. Bố cục của Luận văn:
1.4. Vai trò của thông tin KH&CN đối với trƣờng đại học
Mục tiêu của đào tạo và phát triển ở trình độ đại học là giúp cho giảng viên ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiên cứu khoa học, đồng thời giúp cho sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thƣờng thuộc chuyên ngành.
Thông tin khoa học và công nghệ trong các trƣờng đại học đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảng dạy nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, mặt
khác giúp các giảng viên tìm kiếm đƣợc những thông tin hữu ích nhằm nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học.
Thông qua những thông tin khoa học và công nghệ hiện đại và cập nhật thƣờng xuyên, giảng viên và sinh viên có đƣợc những thông tin cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.
Dƣới góc độ nào đó, thông tin khoa học và công nghệ giúp cho chƣơng trình giảng dạy của giảng viên đƣợc thiết kế một cách khoa học chứa đựng đầy đủ những thông tin cần thiết nhằm giúp cho sinh viên hiểu sâu và nắm chắc nội dung học.
Thông tin khoa học và công nghệ góp phần quan trọng trong việc nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.
Thách thức hiện nay đối với giáo dục đại học là làm thế nào để lồng ghép kiến thức thông tin vào các bài giảng của giảng viên, vào bài kiểm tra cụ thể trong quá trình học tập của sinh viên tại tất cả các trình độ. Để làm đƣợc điều này cần có sự liên kết giữa các giảng viên đại học, những ngƣời làm công tác tƣ vấn kỹ năng học tập và cán bộ thƣ viện nhằm trang bị cho sinh viên có nền tảng khác nhau và thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau.
Thƣ viện đại học có vị trí hết sức quan trọng trong công cuộc đổi mới giáo dục đại học ở nƣớc ta nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cao. theo Điều 22, Điều 44 điều lệ trƣờng đại học ban hành theo quyết định số 153/2003/QĐ-TTG ngày 30/07/2003 của Thủ tƣớng chính phủ quy định
“Trường đại học tổ chức, xây dựng, quản lý và cung cấp các nguồn thông tin khoa học và công nghệ của trường, tham gia vào hệ thống thông tin - thư viện chung của các trường đại học, thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật”; “Trường đại học có Trung tâm thông tin tư liệu phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ. Trung tâm thông tin tư liệu có trách nhiệm quản lý, bổ sung và cung cấp thông tin, tư liệu khoa học và công nghệ trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực hoạt động của trường, thu thập và bảo quản các sách, tạp chí, băng, đĩa, các tài liệu lưu trữ, các luận án đã bảo
vệ tại trường, các ấn phẩm của trường; hướng dẫn và quản lý công tác quyền sở hữu trí tuệ của trường. Trung tâm thông tin tư liệu hoạt động theo quy chế do Hiệu trưởng ban hành”.
ĐHQG-HCM là trung tâm đào tạo lớn của phía nam và của khu vực Đông Nam Á và đây cũng chính là trung tâm sản sinh ra nhiều công trình KH&CN, góp phần quan trọng trong sự giáo dục và đào tạo của quốc gia. Đây cũng chính là nguồn tài liệu xám quan trọng giúp cho thầy trò trong ĐHQG-HCM làm tiền đề để khám phá ra nhiều công trình nghiên cứu mới. Đồng thời là nguồn thông tin vô giá để ĐHQG-HCM dùng làm vốn đối trọng và trao đổi thông tin với các đại học khác trong và ngoài nƣớc. Vấn đề cấp thiết đặt ra trong lúc này là làm thế nào để tập hợp và khai thác đƣợc hiệu quả nguồn thông tin khoa học và công nghệ này nhằm tránh lãng phí chất xám của ĐHQG-HCM và của xã hội.
Kết luận chƣơng 1.
Trong chƣơng này, một số vấn đề thuộc cơ sở lý luận đƣợc trình bày một cách có chọn lọc và hệ thống.
Tác giả đã trình bày và phân tích đƣợc khái quát về tổ chức và khoa học quản lý, tổng quan về khoa học và công nghệ, khái quát về thông tin khoa học công nghệ và vai trò của thông tin KH&CN đối với trƣờng đại học.
Trong mục khái quát về tổ chức và khoa học quản lý, một số khái niệm về tổ chức, khoa học quản lý đã đƣợc trình bày chi tiết dƣới các góc độ: các định nghĩa, các trƣờng phái, các chức năng cơ bản và vài trò của khoa học quản lý.
Đồng thời khoa học và công nghệ, thông tin khoa học công nghệ đã đƣợc đề cập dƣới nhiều góc độ khác nhau, trên cơ sở đó đã nêu bật đƣợc vai trò của thông tin trong sự phát triển của xã hội và trong sự phát triển của trƣờng đại học.
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN THÔNG TIN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI HỆ THỐNG THƢ VIỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.