Quá trình hình thành và phát triển ĐHQG-HCM:

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nguồn thông tin khoa học và công nghệ của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh phục vụ sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học (Trang 38)

9. Bố cục của Luận văn:

2.1. Quá trình hình thành và phát triển ĐHQG-HCM:

ĐHQG-HCM đƣợc thành lập ngày 27 tháng 01 năm 1995 theo Nghị định 16/CP của Chính phủ trên cơ sở sắp xếp 9 trƣờng đại học lại thành 8 trƣờng đại học thành viên và chính thức ra mắt vào ngày 6 tháng 02 năm 1996 Năm 2001, ĐHQG-HCM đƣợc tổ chức lại Theo Quyết định số 15/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 2 năm 2001 của Thủ tƣớng Chính phủ, với cơ sở ban đầu là 3 trƣờng đại học: Đại học Bách Khoa, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Tự Nhiên, Ngoài ra còn có Khoa Kinh tế - Luật, Viện Môi trƣờng và Tài nguyên, các Trung tâm nghiên cứu và các đơn vị trực thuộc.

Đến nay, ĐHQG-HCM gồm 06 trƣờng đại học thành viên: - Đại học Bách khoa

- Đại học Khoa học Tự nhiên

- Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn - Đại học Quốc tế

- Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Kinh tế - Luật

Ngoài ra, còn có 01 Viện nghiên cứu, 01 Khoa trực thuộc và một số trung tâm nghiên cứu và dịch vụ: Viện Môi trƣờng - Tài nguyên, Khoa Y, Khu Công nghệ phần mềm, Thƣ viện Trung tâm, Trung tâm Đào tạo Quốc tế, Trung tâm Quản lý Ký túc xá, Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lƣợng Đào tạo, Trung tâm Lý luận Chính trị, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng,

Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm Dịch vụ và xúc tiến đầu tƣ, Trung tâm Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, Trƣờng Phổ Thông Năng Khiếu thuộc ĐHQG-HCM chịu trách nhiệm đào tạo học sinh năng khiếu thuộc các ngành Toán, Tin học, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Văn học, Tiếng Anh

Quá trình thành lập ĐHQG-HCM là trên cơ sở tập hợp một số trƣờng đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nên các trƣờng hoạt động tƣơng đối độc lập nhau. Do phƣơng thức tổ chức hoạt động khép kín nguồn thông tin khoa học công nghệ nội sinh của từng trƣờng chỉ phục vụ cho một đối tƣợng nhất định đồng thời phƣơng thức tổ chức thông tin và dịch vụ này chƣa đƣợc quan tâm và tổ chức khoa học. Vì vậy, không thể khai thác chung nguồn thông tin khoa học công nghệ này.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nguồn thông tin khoa học và công nghệ của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh phục vụ sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)