II. QUẢN LÝ GIAO NHẬN XUẤT NHẬP KHẨU
1. Nhiệm vụ các bên liên quan trong quá trình giao nhận hàng hoá quốc tế
Để hoàn thành một qúa trình giao nhận hàng hoá quốc tế có sự có mặt của nhiều bên. Song đều dựa trên mối quan hệ giữa người giao nhận và người gửi hàng.
1.1. Nhiệm vụ người giao nhận
- Ký kết hợp đồng giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hoá của chủ hàng. - Giao hàng xuất khẩu cho tàu và nhận hàng nhập khẩu từ tàu.
- Quyết toán với tàu về việc giao nhận hàng hoá và lập các chứng từ cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho chủ hàng ngoại thương.
- Tiến hành bốc dỡ, vận chuyển bảo quản lưu kho hàng hoá trong khu vực cảng.
- Chịu trách nhiệm về tổn thất hàng hoá do mình gây nên trong quá trình giao nhận vận chuyển bốc dỡ.
- Hàng hoá lưu kho bãi của người giao nhận bị hư hỏng tổn thất thì người giao nhận phải bồi thường nếu có biên bản hợp lệ.
1.2. Chủ hàng ngoại thương có nhiệm vụ
- Ký kết hợp đồng uỷ thác giao nhận với người giao nhận trong trường hợp hàng qua cảng.
- Ký kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, lưu kho, bảo quản hàng hoá với người giao nhận.
- Cung cấp cho người giao nhận các thông tin về hàng hoá.
- Cung cấp các chứng từ cần thiết cho người giao nhận để giao nhận hàng hoá. Cụ thê:
Đối với hàng nhập:
- Chủ hàng phải cung cấp các chứng từ sơ đồ xếp hàng, chi tiết hầm tàu, vận đơn đường biển 24h trước khi tàu về đến vị trí hoa tiêu.
- Chủ hàng phải cung cấp các chứng từ như lược khai hàng hoá (24h trước khi tàu về đến vị trí hoa tiêu), sơ đồ xếp hàng( 8h trước khi bốc dỡ hàng xuống).
- Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết những vấn đề phát sinh - Lập các chứng từ cần thiết cho quá trình giao nhận để có thể có cơ sỡ khiếu nại cho bên liên quan.
- Thanh toán các loại chi phí cho người giao nhận
- Ngoài ra quá trình giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu còn có nhiều bên liên quan tham gia như: Hải quan, đại lý tàu biển, chủ tàu nội bộ... có những chức năng, nhiệm vụ khác nhau...