3. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận tại Sotrans Hà Nộ
3.7.2. Thị trường quốc tế
Không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước Sotrans còn vươn ra xa hơn nữa, phủ rộng khắp toàn cầu. Minh chứng cho điều này là Sotrans đã ký kết hiệp định là đại lý giao nhận với rất nhiều công ty giao nhận vận tải quốc tế như: Đại lý hãng tàu container Hapag Lloyd, hãng Zim Lines, hãng Lloyd Triestino, các đại lý giao nhận như: Kulme và Nagel, Panalpina, Jardine, LEP… ở tất cả các nước trên thế giới như: Thụy Sĩ, Đức, Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật, Singapore… do đó mà hoạt động của Sotrans luôn luôn phong phú, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Đó chính là lợi thế của Sotrans, kế thừa điều đó Sotrans Hà nội đã có được rất nhiều thuận lợi từ ưu thế này.
Thị trường giao nhận hàng hoá quốc tế của Sotrans Hà nội bao gồm:
• Khối ASEAN
• Khu vực Đông Bắc Á có Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.
• EU có Pháp, Đức, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Ý, Bỉ…
• Châu Mỹ có Hoa Kỳ, Canada, Mexico và một số nước Châu Mỹ Latinh
• Thị trường khác
Biểu đồ 4: Tỉ trọng khối lượng hàng hóa giao nhận theo thị trường
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của Sotrans Hà nội)
•Khối EU
Là một trong những thị trường béo bở nhất trong việc xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây, hoạt động giao nhận của Sotrans Hà nội với thị trường này chiếm 32% doanh thu của chi nhánh. Con số này đang có chiều hướng gia tăng khi mà Việt Nam gia nhập WTO thì hàng hoá của các nước EU tham gia vào thị trường Việt Nam sẽ nhiều hơn. Cũng dễ hiểu bởi thủ tục nhập cảng cũng dễ dàng hơn, không bị đánh thuế, không phân biệt, được bình đẳng tự do. Do đó thị trường EU trở thành thị trường buôn bán hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng. Hàng hoá được Chi nhánh giao nhận tại thị trường này theo cơ cấu mặt hàng đối với hàng nhập khẩu chủ yếu là sắt thép, phân bón, xăng dầu, máy móc thiết bị phụ tùng… hàng xuất khẩu chủ yếu là dệt may, giày dép, các sản phẩm bằng da, đồ gỗ, đồ chơi trẻ em, điện tử, các phụ kiện linh kiện đi kèm…
Tuy nhiên cùng với những mặt tích cực thì tồn tại song song mặt hạn chế, đó là hoạt động giao nhận của Chi nhánh với thị trường EU gặp phải khó khăn do khoảng cách về thời gian địa lý khá xa so với các thị trường khác, do
đó thời gian vận chuyển thường lâu hơn và các rủi ro xảy ra xác suất cũng cao hơn. Một điều nữa là thị hiếu tiêu dùng, văn hoá, sở thích, nhu cầu của người dân Việt Nam với các nước EU có sự khác biệt rất lớn… Nhưng dù sao thì đây vẫn là thị trường đóng vai trò quan trọng đối với Chi nhánh.
•Khối ASEAN
ASEAN luôn là một thi trường trung thành, thân thiết với Việt Nam. Có kim ngạch buôn bán thuộc vào TOP trong những năm gần đây. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thuộc khối ASEAN năm 2006 là 1980 triệu USD, năm 2007 la 2403 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường ASEAN tăng từ 5480 triệu USD năm 2006 lên đên 6730 triệu USD năm 2007.
Sở dĩ có được điều này bởi lẽ, khi kinh doanh trong khốí ASEAN các doanh nghiệp Việt Nam có được những thuận lợi sau:
Trước hết, phải nói đến vấn đề văn hoá. Do là những nước hàng xóm làng giềng nên có tương đồng về văn hoá. Những phong tục tập quán, sở thích, cách ăn mặc… không có sự khác biệt quá xa. Nên đó là điều kiện thuận lợi cho quan hệ giao dịch buôn bán giữa các nước với nhau.
ASEAN đã áp dụng mức thuế ưu đãi đối với hàng hoá xuất nhập khẩu trong khối.
Lợi thế về mặt địa lý là một trong những ưu thế cho việc kinh doanh buôn bán giữa các nước trong khối với nhau…
Đó chính là những lý do thị trường ASEAN luôn là bạn hàng thân thiết nhất của Việt Nam.
• Khu vực Đông Bắc Á
Đây cũng là một thị trường không kém phần quan trọng trong hoạt động giao nhận hàng hoá của Sotrans Hà nội. Đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đó là 3 quốc gia có tỉ trọng hàng hoá được giao nhận cao hơn cả.
•Khu vực Châu Mỹ
Bạn hàng thân thiết trung thành nhất trong hoạt động giao nhận của Sotrans Hà nội với thị trường này chủ yếu là Mỹ. Từ lâu Mỹ vẫn được đánh giá là thị trường tiềm năng trong nhiều năm gần đây. Đặc biệt từ khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết và có hiệu lực, kim ngạch buôn bán hai chiều Mỹ và Việt Nam đã đạt trên 3 tỷ USD. Và trong giai đoạn hiện nay Chi nhánh vẫn cố gắng đưa ra những chiến lược để tăng cường hơn nữa mối quan hệ này.
Đối với các nước khác trong khu vực Châu Mỹ, hoạt động giao nhận của Chi nhánh đang còn hạn chế rất nhiều. Do trình độ cán bộ công nhân viên còn hạn chế, phương tiện vận chuyển chưa tân tiến hiện đại, nền văn hoá còn khác nhau quá nhiều. Hi vọng trong thời gian tới đây Sotrans Hà nội sẽ phát triển mở rộng hơn nữa.