ĐẾN NĂM 2015
Một điều đáng mừng là hoạt động giao nhận vận tải quốc tế tại Việt nam đang có sự phát triển mạnh mẽ. Khối lượng hàng hoá giao nhận ngày càng tăng nhanh. Số doanh nghiệp tham gia thị trường giao nhận ngày càng nhiều. Trong thời gian tới cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt nam, thị trường giao nhận hàng hoá tiếp tục phát triển mạnh. Theo dự báo của các chuyên gia, đến năm 2015 khối lượng hàng hoá giao nhận sẽ đạt khoảng 540 triệu tấn.
Bảng 21: Chỉ tiêu phát triển giao nhận vận tải đến năm 2015
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2015
GDP Tỷ USD 70,15 101
Khối lượng hàng hoá giao nhận Triệu tấn 350 540
Đường sắt Triệu tấn 17,9 19,9
Đường bộ Triệu tấn 217,1 280
Đường không Triệu tấn 75 103
Đường biển Triệu tấn 40 137,1
(Nguồn: Việt nam Pubishis Ambition Port Plans) Điều vui mừng hơn nữa, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt nam ngày càng tăng, lượng thu hút FDI ngày càng nhiều, dẫn đến lĩnh vực giao nhận hàng hoá quốc tế ngày càng phát triển mạnh ở Việt nam. Bên cạnh đó, sự kiện 7-11-2006 Việt nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO dẫn đến áp lực phải đổi mới cơ chế hành chính. Điều này giúp cho hoạt động giao nhận vận tải diễn ra thuận lợi hơn.
của Việt nam từ năm 2005 đến 2020
(Tốc độ tăng trưởng bình quân 10%/năm)
ĐV: Tỷ USD
Năm 2005 2010 2015 2020
Giá trị sản lượng 2.95 4.50 6.98 9.35
Có thể nói càng ngày quy mô thị trường càng lớn, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng trở nên sôi động hơn. Điều này đã tạo điều kiện trong việc thu hút các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường giao nhận hàng hoá quốc tế. Dự báo đến năm 2020 có khoảng hơn 1000 doanh nghiệp doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực này, con số đó hiện nay là 600 doanh nghiệp. Đến lúc đó chắc chắn rằng cạnh tranh sẽ diễn ra khắc nghiệt hơn. Buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại được phải có chiến lược hợp lý hơn.
Một điều vô cùng thuận lợi của Việt Nam để phát triển ngành giao nhận hàng hoá quốc tế đó là: có đường bờ biển dài hơn 3.200 km, với 71 cảng và 56 bến tàu. Việt nam nằm trên khu vực có 2 đường giao thông trên biển lớn nhất thế giới đi qua. Đó là đường Hàng hải Á châu và đường Hàng hải Nam Thái bình dương. Và đặc biệt là mạng lưới đường bộ, đường sông, đường sắt, đường hàng không luôn được xây mới, cải tạo và nâng cấp.