Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan hữu quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động giao nhận vận tải quốc tế tại chi nhánh Công ty CP Kho Vận Miền Nam tại Hà Nội (Trang 69)

III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan hữu quan

1.1. Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động giao nhận quốc tế của Việt Nam

Đã có rất nhiều bộ luật ra đời như: Bộ luật hàng hải Việt Nam, Luật thương mại Việt Nam, Luật hàng không dân dụng Việt Nam và Nghị định số 10 năm 2001 về kinh doanh dịch vụ hàng hải, Nghị định 125 năm 2003 về kinh doanh VTĐPT. Mặt khác hoạt động giao nhận kho vận rất rộng nên các văn bản này chưa quy định hết chức năng kinh doanh của dịch vụ này. Vì vậy để cho hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế có cơ hội phát triển, đòi hỏi Nhà nước và các nhà làm luật cần có sự quan tâm hơn nữa để tạo một hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động giao nhận được phát triển hơn.

Tổng cục hải quan, Bộ tài chính phải thường xuyên công khai hoá kịp thời các văn bản, chế độ chính sách mới có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Các bộ ban ngành khi ban hành các văn bản hướng dẫn về chế độ, chính sách có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu cần có quy định cụ thể về thời hạn có hiệu lực thi hành để cho hải quan và doanh nghiệp có thời gian nghiên cứu trước khi thực hiện.

Chính phủ và bộ tài chính cần hoàn thiện các văn bản luật cho thật hoàn chỉnh. Nhằm làm giảm các thủ tục hải quan rườm rà.

Hơn thế nữa nhà nước cần phải có một chiến lược thích hợp để phát triển ngành giao nhận vận tải. Chiến lược của ngành là một hệ thống các quan điểm cơ bản, các mục tiêu lớn cần đạt được và các quan điểm, chính sách phải hoàn thiện. Có một chính sách phù hợp sẽ thu hút mọi nhân viên cho phát triển giao nhận vận tải. Để thực hiện được các mục tiêu chiến lược phát triển giao nhận vận tải thì nhà nước phải đầu tư cho giao nhận vận tải, đặc biệt chú trọng phát triển hiện đại và đồng bộ hoá ngành hàng hải để có đủ sức cạnh tranh và hoà nhập vào thị trường thế giới và khu vực.

Đồng hành cùng sự phát triển của hoạt động giao nhận vận tải quốc tế là sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở, đặc biệt là các công trình kết cấu hạ tầng trực tiếp phục vụ cho giao nhận vận tải như: hệ thống thông tin liên lạc, kho bãi, bến cảng, sân bay, hệ thống đường giao thông...Kết cấu hạ tầng cơ sở có phát triển, có hiện đại thì mới tạo nền tảng cho việc đảm bảo sự phát triển của hoạt động giao nhận vận tải, đảm bảo cho hoạt động diễn ra một cách an toàn, nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả. Nếu không được đầu tư vào cơ sỡ hạ tầng đúng mức đúng lức thì sẽ dẫn đến lạc hậu và yếu kém kéo theo hiệu quả của hoạt động giao nhận thấp, sức cạnh tranh kém. Do vậy cần phải đầu tư hợp lý.

1.3. Đơn giản hoá các thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hoá

Là thành viên của các tổ chức như: APEC, ASEAN, WTO...Việt nam đã và đang tham gia các công ước hiệp định quốc tế của các tổ chức, tham gia ký kết các hiệp định đa phương và song phương... Do vậy yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải đơn giản hoá các thủ tục hải quan, cải tiến thủ tục quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu phù hợp với thông lệ và các công ước quốc tế. Để có thể hoà nhập với nền kinh tế thế giới một cách dễ dàng, không còn bỡ ngỡ trước thềm hội nhập.

Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện và không ngừng đổi mới các công cụ như thuế xuất nhập khẩu thủ tục hải quan, hạn ghạch xuất nhập khẩu, quản lý ngoại tệ, chính sách tỷ giá hối đoái... có như vậy mới rút ngắn thời gian làm thủ tục, tạo điều kiện cho lưu thông hàng hoá quốc tế diễn ra được dễ dàng, thúc đẩy quá trình giao nhận hàng hoá ra và vào Việt nam. Tạo tiền đề cho Việt nam hoà nhập vào thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động giao nhận vận tải quốc tế tại chi nhánh Công ty CP Kho Vận Miền Nam tại Hà Nội (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w