ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ TẠI SOTRANS HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động giao nhận vận tải quốc tế tại chi nhánh Công ty CP Kho Vận Miền Nam tại Hà Nội (Trang 61)

HÀNG HOÁ QUỐC TẾ TẠI SOTRANS HÀ NỘI

1.Thành tựu

- Chi nhánh công ty kho vận miền nam có một đội ngũ nhân viên rất trẻ năng động, sáng tạo và đầy nhiệt huyết với công việc. Điều đó được thể hiện ở kết quả số lượng hàng hoá mà Chi nhánh đã giao nhận được từ trước đến nay: Gần 1000 nghìn tấn hàng hoá trong đó gần 600 nghìn tấn hàng nhập và hơn 300 nghìn tấn hàng xuất.

- Chi nhánh đã xây dựng được mạng lưới văn phòng đại diện ở hầu hết các mối giao thông quan trọng trong cả nước. Đặt quan hệ bạn trên khắp thế giới đảm bảo hàng hoá Việt Nam được đưa tới bất kỳ nơi đâu trên thế giới và ngược lại một cách nhanh chóng an toàn và thuận lợi nhất. Một thành công đó là Sotrans Hà nội xây dựng được Trạm giao nhận Hải Phòng. Đó là bộ phận đắc lực của Sotrans Hà nội trong việc giao nhận hàng hoá. Năm 2004 Chi nhánh đã mở rộng được thị trường mới tại Đà Nẵng với trọng tâm là tuyến Đà Nẵng đi Pusan và một số hàng dệt may Hà Nội, Hà Nam.. đi Korea. Và đến nay mảng này thật sự mạng lại lợi nhuận cho chi nhánh.

- Việt nam có hơn 3000 km đường bờ biển là một lợi thế và bán đảo nằm ngay ở khu vực có hai đường giao thông trên bờ biển lớn nhất thế giới đi qua, đó là Hoàng Hải Á Âu và đường Hoàng hải Nam Thái Bình Dương. Điều đó đã trực tiếp mang lại lợi nhuận rất lớn cho công ty kho vận miền nam nói chung và Sotrans Hà Nội nói riêng cũng như với ngành giao thông Việt Nam.

- Từ khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ được phê chuẩn và có hiệu lực thì hoạt động ngoại thương của Việt Nam có điều kiện tăng trưởng nhanh chóng cả quy mô lẫn hoạt động kinh doanh. Đó là cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp hoạt động trong nghành giao nhận vận tải hàng hoá.

chuyển mình lớn. Đó là chuyển dần từ một đơn vị thuần làm đại lý thực hiện các lô hàng chỉ định sang một đơn vị giao nhận có uy tín và được nhiều bạn hàng tín nhiệm. Nhiều mảng kinh doanh mới được triển khai và mang lại hiệu quả kinh doanh cao đặc biệt là các hàng dự án, hàng siêu trường siêu trọng…

Khai thác hàng nhập về Việt Nam vẫn là một mảng kinh doanh có hiệu quả, việc tiếp tục duy trì mảng kinh doanh này trong thời gian tới vẫn là trọng tâm hướng tới của Bộ phận đại lý, nghiệp vụ kinh doanh, vì chi nhánh đã có nhiều kinh nhiệm trong việc thực hiện các lô hàng này, uy tín của Sotrans Hà nội trong hệ thống đại lý cũng được nâng cao nhiều, ưu thế về giá cả và chất lượng dịch vụ vẫn được chi nhánh tiếp tục khai thác triệt để.

2.Tồn tại và nguyên nhân

2.1. Tồn tại

- Một điều đáng buồn là Sotrans Hà nội chưa phát huy được hết các vai trò của người giao nhận, còn tập trung vào hoạt động với vai trò đại lý. Mặc dù chi nhánh kinh doanh giao nhận với đầy đủ các vai trò của người giao nhận nhưng hoạt động của chi nhánh không đồng đều giữa các loại dịch vụ. Chi nhánh hoạt động chủ yếu với vai trò đại lý, người gom hàng, còn các vai trò khác như người kinh doanh VTĐPT, đặc biệt vai trò người chuyên chở còn rất hạn chế. Một thực tế cho thấy ngày nay để giảm chi phí cũng như thời gian giao nhận thì một phương pháp được coi là hiệu quả nhất đó là VTĐPT.

- Trong ngoại thương các nhà kinh doanh XNK của Việt Nam thường giao nhận theo điều kiện xuất FOB nhập CIF, do đó xí nghiệp của VIệt Nam thường thuộc quyền lựa chọn của nhà kinh doanh xuất nhập khẩu nước ngoài. Họ thường lựa chọn các hãng vận tải của nước họ, nghiệp vụ giao nhận thường được các hãng vận tải đó kiêm thực hiện luôn. Do đó trong hoạt động giao nhận vận tải quốc tế Sotrans Hà Nội thường đóng vai trò là đại lý cho các hãng vận tải, thu hoa hồng và các chi phí phát sinh như: phí giao dịch, phí

kho bãi, phí dịch vụ ở cảng, phí giao nhận nội địa… còn được vận tải hầu hết các công ty giao nhận vận tải nước ngoài thu.

- Thị trường giao nhận vẫn còn mang tính tập trung

Sotrans Hà nội mới chỉ tập trung vào một số thị trường truyền thống như Mỹ, EU, ASEAN…Chi nhánh vẫn chưa khai thác được một số thị trường khác như Châu Phi, các nước Nam Mỹ. Thời kỳ hội nhập đòi hỏi Chi nhánh phải mở rộng hơn nữa mạng lưới kinh doanh của mình. Như thế mới đáp ứng được yêu cầu của hội nhập.

2.2. Nguyên nhân

2.2.1. Nguyên nhân chủ quan

- Vấn đề muôn thuở luôn được nhắc đến từ trước đến nay đó là: Cơ sỡ vật chất luôn trong tình trạng kém chất lượng, mặc dù được nâng cấp trang bị thường xuyên song vẫn không đáp ứng với nhu cầu phát triển của chi nhánh. Phương tiện quản lý, hệ thống thông tin liên lạc khá đầy đủ và hiện đại, song các phương tiện và thiết bị phục vụ trực tiếp cho quá trình nghiệp vụ gần như không có. Chi nhánh không sỡ hữu đội tàu xe hay phương tiện bốc dỡ, khi cần thiết đều sử dụng dịch vụ cho thuê của các công ty khác do đó còn chịu sự phụ thuộc về giá cả, đặc biệt trong thời gian cao điểm thì chi phí thuê mướn thường tăng cao ảnh hưởng đến giá thành dịch vụ của chi nhánh. Sỡ dĩ những điều trên xảy ra bởi lẽ Sotrans Hà nội vẫn chưa huy động vốn đầu tư vào đó, có chăng chỉ là thay đổi cho là có còn không cần biết chất lượng của nó sẽ ra sao.

- Bên cạnh đó hệ thống kho bãi của Sotrans Hà Nội cũng rất hạn chế. Chi nhánh có nhà kho tại hầu hết các ga cảng như kho Gia Lâm, kho Hải Phòng để phục vụ cho lưu kho bãi chờ hoàn tất thủ tục, song diện tích còn hạn hẹp, chất lượng kho còn kém, không bảo quản được những hàng hóa có tính chất đặc biệt đòi hỏi khâu bảo quản cẩn thận. Do đó, mỗi khi có lượng hàng

lớn, hàng có chất lượng cao, thì đều phải thuê kho bên ngoài. Dẫn đến làm tăng chi phí cho quá trình giao nhận.

- Trình độ nghiệp vụ của nhân viên chưa thật chuyên nghiệp. Chi nhánh vẫn luôn có kế hoạch nâng cao và đào tạo trình độ cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên hoạt động này chưa thực hiện một cách triệt để nên Chi nhánh vẫn tốn chi phí mà kết quả mang lại không được như mong đợi. Cán bộ công nhân viên vẫn chưa nắm được các kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, hiểu biết về luật lệ buôn bán, tập quán trong nước và quốc tế còn hạn chế … nến rất dễ gây ra nhầm lẫn sai sót ảnh hưởng đến chất lượng cũng như uy tín của Chi nhánh.

- Chưa tổ chức tốt công tác bán hàng.

Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải như Sotrans Hà Nội thì công tác bán hàng thật sự quan trọng. Không chỉ khách hàng tìm đến với Sotrans mà chính chi nhánh phải tìm kiếm và phát triển nguồn hàng cho mình. Điều này phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhân viên bán hàng. Tuy nhiên theo thống kê hiện nay đội ngũ nhân viên đảm nhận vai trò này của chi nhánh rất mỏng, chỉ khoảng 15% quá ít so với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải nói chung và một doanh nghiệp có quy mô, phạm vi hoạt động rộng như Sotrans Hà Nội nói riêng. Bên cạnh đó, trình độ nghiệp vụ của nhân viên sales- marketing chưa cao, tính nhanh nhậy với công việc chính xác còn kém, chưa có kinh nghiệm, nguồn kinh phí dành cho công tác bán hàng còn hạn hẹp. Mặc dù công tác bán hàng đã được chi nhánh quan tâm song chưa đúng lúc, đúng mức, chưa đạt hiệt quả như mong muốn. Để chiếm lĩnh thị trường, để phát triển được thương hiệu Sotrans, thì cần phải quảng bá sâu rộng hơn nữa, cần nghiên cứu và phân khúc thị trường, tìm hiểu thị hiếu, tâm lý các khách hàng trong và ngoài nước để từ đó có biện pháp nâng cao hoạt động giao nhận.

2.2.2. Nguyên nhân khách quan

- Gặp phải sự cạnh tranh gay gắt

Xu thế hội nhập sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn. Một sân chơi sẽ cạnh tranh gay gắt hơn. Để chiếm lĩnh được thị trường đòi hỏi doanh nghiệp đó phải có chiến lược đúng đắn, cần phải có những đánh giá về đối thủ cạnh tranh trên các phương diện như: Mục đích tương lai, chiến lược hiện tại, tiềm năng của đối thủ cạnh tranh là gì?... đế năm bắt được những điểm mạnh điểm yêú của họ mà đưa ra chiến lược phù hợp.Với đà phát triển này các dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu cũng không ngừng phát triển. Chính vì thế mà ngày càng có nhiều công ty đổ xô vào kinh doanh lĩnh vực này làm cho tính cạnh tranh trên thị trường giao nhận hàng hoá quốc tế của Việt Nam ngày càng khốc liệt hơn. Hiện nay trên thị trường Việt Nam có hơn 300 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Thiếu sự nhất quán trong hệ thống chính sách, pháp luật Nhà nước Bộ luật hàng hải Việt Nam ra đời từ năm 1990, do được xây dựng trong điều kiện cơ chế quản lý đang chuyển từ kế hoạch hoá sang cơ chế thị trường.Do đó còn tồn tại nhiều quan điểm mang nặng tính quản lý tập trung bao cấp, chưa lượng hoá được hết những phạm vi trong lĩnh vực hàng hải và giao nhận hiện nay. Luật hải quan đã có những tác động tích cực song vẫn còn những bất cập như: hệ thống biểu thuế, thủ tục hải quan còn rườm rà, chi phí ngoài hoá đơn còn nhiều…do đó làm tăng chi phí giao nhận, gây tốn thời gian và làm giảm hiệu quả kinh doanh.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ

TẠI SOTRANS HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động giao nhận vận tải quốc tế tại chi nhánh Công ty CP Kho Vận Miền Nam tại Hà Nội (Trang 61)