KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 83)

Từ những nghiên cứu về bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại dưới khía cạnh pháp luật cạnh tranh, có thể đưa ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, hoạt động nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại được thực hiện bởi các thương nhân, trong đó, thương nhân nhượng

quyền chuyển giao cho bên nhận quyền cách thức kinh doanh hàng hóa/dịch vụ nhất định, theo đó cho phép bên nhận quyền kinh doanh hàng hóa/dịch vụ gắn với việc sử dụng quyền thương mại của bên nhượng quyền (bao gồm các yếu tố liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết kỹ thuật, bí mật kinh doanh…)

Thứ hai, hoạt động nhượng quyền luôn hướng tới đảm bảo tính đồng bộ trong toàn bộ hệ thống nhượng quyền. Mặc dù sự đồng bộ trong hệ thống chỉ là sự đồng bộ tương đối mà không phải là sự đồng bộ tuyệt đối, tuy nhiên, sự đồng bộ trong hệ thống nhượng quyền là yếu tố cần thiết để có thể duy trì sự phát triển của hệ thống nhượng quyền. Thiếu tính đồng bộ, hệ thống nhượng quyền có thể bị sụp đổ hoặc khó có khả năng phát triển.

Thứ ba, xuất phát từ bản chất như trên, xu hướng thiết lập các hành vi hạn chế cạnh tranh hoạt động nhượng quyền thương mại giữa các bên trong quan hệ nhượng quyền là phổ biến, mang tính tất yếu nhằm hướng tới bảo vệ tính đồng bộ trong hệ thống nhượng quyền.

Thứ tư, các hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại chủ yếu tồn tại dưới hình thức (i) thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; (ii) lạm dụng vị thống lĩnh, vị trí độc quyền trên thị trường như: thỏa thuận về giá bán, thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, “ràng buộc bán kèm”, ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho bên nhận quyền…

Thứ tư, pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại, có khả năng làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường. Bao gồm, hệ thống các quy định điều chỉnh hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống

lĩnh, vị trí độc quyền trên thị trường của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại.

Thứ năm, nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của Mỹ và Liên minh Châu Âu trong việc điều tiết hành vi hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại cho thấy nguyên tắc “lập luận hợp lý” được đề cao, các hành vi hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại không bị cấm trong mọi trường hợp, nếu các bên liên quan trong vụ việc chứng minh được hành vi đó là cần thiết để duy trì tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền hoặc mặc dù gây hạn chế cạnh tranh trong hệ thống nhưng lợi ích mang lại từ việc thúc đẩy cạnh tranh giữa các hệ thống nhượng quyền thương mại khác nhau xét về mặt tổng thể cao hơn.

Từ những phân tích khái quát về bản chất của hoạt động nhượng quyền và hành vi hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền, cho thấy rằng, việc nghiên cứu pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại là hết sức cần thiết và tương đối phức tạp, phải nghiên cứu đồng thời để đảm bảo sự tương thích ở các văn bản pháp luật khác nhau (Luật Cạnh tranh, Luật Thương mại) theo hướng vừa phải đảm bảo tồn tại cạnh tranh trong quá trình kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, vừa phù hợp với bản chất đặc thù của hoạt động nhượng quyền thương mại.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)