Một số câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu đặt ra khi nghiên cứu luận án

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 28)

nghiên cứu luận án

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền và các tài liệu có liên quan đến đề tài trong và ngoài nước, cùng với sự tham vấn các chuyên gia, thu thập thông tin từ các cơ quan quản lý cạnh tranh… Luận án được triển khai với hàng loạt các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu như sau:

(1) Về khía cạnh lý luận:

Câu hỏi nghiên cứu: Nhượng quyền thương mại là gì? Hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại? Các yếu tố làm xuất hiện hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại? Sự cần thiết phải có sự kiểm soát hợp lý đối với hành vi hạn

chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ? Yêu cầu của pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại? Nội dung của pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại?

Giả thuyết nghiên cứu là: Những nền tảng về kinh tế, pháp lý, đặc trưng của hoạt động nhượng quyền thương mại, tính tất yếu khách quan phải có sự điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực này chưa được làm rõ. Hiện nay các vấn đề lý luận về pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và tổng thể, chưa đánh giá được những yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Do đó, kết quả nghiên cứu sẽ xây dựng nền tảng cơ sở lý luận, cơ sở kinh tế, xã hội trong việc thiết lập các quy định pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại.

(2) Về khía cạnh pháp luật thực định

- Câu hỏi nghiên cứu: Những quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam về hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại được quy định ở đâu? Thực trạng và các vướng mắc trong quá trình thực thi các quy định đó ra sao? Những quy định hiện hành liệu đã phù hợp với bản chất đặc thù của hoạt động nhượng quyền thương mại và phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế trong quá trình hội nhập của Việt Nam?

- Giả thuyết nghiên cứu: Các quy định của pháp luật Việt Nam về hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại đã có và được điều chỉnh chung trong luật cạnh tranh, không có ngoại lệ. Tuy nhiên, nhiều quy định chưa thực sự phù hợp với bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại và thông lệ quốc tế, dẫn đến khó khăn trong quá trình

thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại của các thương nhân cũng như định hướng phát triển hoạt động thương mại này.

- Kết quả nghiên cứu: Tìm ra được những hạn chế, bất cập trong chính những quy định của pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại dựa trên những phân tích về bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại, cơ sở pháp sinh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại, thực tiễn thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại và kinh nghiệm điều chỉnh trong pháp luật của một số quốc gia khác trên thế giới mà đại diện là Mỹ và Liên minh Châu Âu.

(3) Đề xuất, kiến nghị:

- Câu hỏi nghiên cứu: Với những tồn tại, bất cập nêu trên cần phải có những phương hướng và giải pháp gì để sửa đổi, bổ sung ?

- Giả thuyết nghiên cứu: Hiện nay, chưa có phương hướng và giải pháp một cách tổng thể, hợp lý để sửa đổi, bổ sung, khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành.

- Kết quả nghiên cứu: Đưa ra được phương hướng, giải pháp đúng đắn và đầy đủ cho việc hoàn thiện pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay sao cho phù hợp với bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại, điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam và thông lệ quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 28)