Luận điểm 3: Đánh giá chung.

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9 ôn thi vào 10 theo khung chuẩn 2015 (Trang 72)

- Về vấn đề: Hình tượng « anh bộ đội cụ Hồ » được ghi lại trong hai bài thơ đã lưu giữ trong

3. Luận điểm 3: Đánh giá chung.

- Hình tượng người lính dù ở thời kì kháng chiến chống Pháp hay kháng chiến chống Mỹ đều mang phẩm chất cao đẹp của « anh bộ đội cụ Hồ » - thời đại đã cung cấp cho các nhà thơ những nguyên mẫu đẹp đẽ để họ tạo nên những hình tượng làm xúc động lòng người.

- Viết về những người lính, các nhà thơ nói về chính mình và những người đồng đội của mình. Vì thế, hình tượng người lính chân thật và sinh động.

***********************************************

Bài 3: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ - HUY CẬN A. Kiến thức cần nhớ.

1. Tác giả:

- Huy Cận bút danh là Cù Huy Cận, sinh năm 1919, quê ở hà Tĩnh. Ông mất năm 2005 tại Hà Nội.

- Huy Cận là một cây bút nổi tiếng của phong trào thơ mới với tập thơ “Lửa thiêng” giàu chất triết lí và thấm thía bao nỗi buồn.

- Ông tham gia cách mạng từ trước năm 1945. Sau cách mạng tháng Tám, ông giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng, đồng thời là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam từ sau năm 1945.

- Thơ Huy cận sau cách mạng tràn đầy niềm vui, niềm tin yêu cuộc sống mới. Thiên nhiên, vũ trụ là nguồn cảm hứng dồi dào trong thơ Huy Cận và nó mang những nét đẹp riêng. Hàng loạt tập thơ nối tiếp ra đời: “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958), “Đất nở hoa” (1960), “bài thơ cuộc đời” (1963), “hai bàn tay em” (1967)…

- Huy Cận mất năm 2005, tại Hà Nội.

2. Tác phẩm.

- Bài thơ được viết vào ngày 1.10, năm 1958, tại vùng biển Hồng Gai, Quảng Ninh, in trong tập thơ : “Trời mỗi ngày lại sáng””.

b. Bố cục: Bài thơ gồm 7 khổ, mỗi khổ gồm bốn câu thơ 7 chữ, được bố cục theo hành trình

của một chuyến ra khơi đánh cá.

+ Đoạn 1: Hai khổ thơ đầu: Cảnh đoàn thuyền ra khơi lúc hoàng hôn và tâm trạng náo nức của người đi biển.

+ Đoạn2 : 4 khổ tiếp: Cảnh lao động của đoàn thuyền đánh bắt cá giữa không gian biển trời ban đêm.

+ Đoạn 3: khổ thơ cuối: Cảnh đoàn thuyền trở về trong cảnh bình minh lên.

- Trong bài thơ có hai nguồn cảm hứng bao trùm và hài hoà với nhau: cảm hứng về lao động và cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ, vốn là một nét nổi bật của hồn thơ Huy Cận. Sự thống nhất của hai nguồn cảm hứng ấy thể hiện qua kết cấu và hệ thống hình ảnh của bài thơ.

+ Về kết cấu: Thời gian của bài thơ là nhịp tuần hoàn của vũ trụ từ lúc hoàng hôn cho đến bình minh, và cũng là thời gian hoạt động của đoàn thuyền đánh cá ra khơi rồi trở về. Không gian của bài thơ là không gian rộng lớn bao la với mặt trời, biển, sóng, mâ, gió, trăng, sao…., cũn là không gian của cảnh lao động.

+ Về hệ thống hình ảnh: Nhiều hình ảnh thơ đã gắn liền với công việc lao động của con người với nhịp sống của thiên nhiên đất trời: “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”, “thuyền ta lái gió với buồm trăng - Lướt giữa mây cao với biển bằng”, “gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”, “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”….Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá qua cái nhìn của nhà thơ trở nên lớn lao, kì vĩ, bay bổng.

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9 ôn thi vào 10 theo khung chuẩn 2015 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(200 trang)
w