I. Mở bài I Thân bà
1. Cơ sở của tình đồng chí (7câu đầu)
- Trước hết bài thơ được bắt đầu bằng giọng điệu thủ thỉ, tâm tình của hai người đồng đội nhớ laị kỉ niệm ngày đầu nhập ngũ. Nhịp điệu thơ tính chất kể chuyện , tâm sự như khơi dậy hoài niệm của người lính về tháng ngày đầu tiên gặp gỡ. Họ là những người xa lạ, từ những miền quê nghèo khác nhau gặp nhau trở thành tri kỉ bởi họ có chung một con đường đến với cuộc kháng chiến, đó chính là cơ sở của tình đồng chí :
« Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày len sỏi đá
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí ! »
- Mặc dù họ ở những vùng miền khác nhau, vùng « đồi núi trung du » hay miền « đồng chua nước mặn » nhưng đó đều là quê hương của đói nghèo lam lũ vất vả. Họ phần lớn đêu là những người nông dân mặc áo lính, từ những miền quê nghèo đến với quân ngũ.
- Hai câu thơ đầu theo cấu trúc sóng đôi , đối ứng ; « Quê anh , làng tôi » đã diễn tả sự tương đồng về cảnh ngộ . Và chính sự tương đồng về cảnh ngộ ấy đã trở thành niềm đồng cảm giai cấp, là cơ sở của tình đồng chí, đồng đội của người lính. Từ những miền quê nghèo, những người dân chất phát , mộc mạc đó đã gặp nhau trong cuộc kháng chi ến vĩ đại của dân tộc.
- Họ cùng chung nhiệm vụ trong chiến đấu : « Súng bên súng đầu sát bên đầu ». « Súng » và « đầu » là hình ảnh đẹp mang ý nghĩa tượng trưng. « Súng » nói lên nhiệm vụ chién đấu, « Đầu » là ý thức là lí tưởng , tình cảm. Hai hình ảnh đó hoà nhập vào nhau diẽn tả người chiến sĩ chung nhiệm vụ , chung chí hướng và lí tưởng cao đẹp. Điệp từ « súng » và « đầu » được nhắc lại hi lần như nhấn mạnh tình cảm gắn bó trong chiến đấu của người đồng chí.
- Họ cùng trải qua những khó khăn gian khổ trong buổi đầu của cuộc kháng chiến gian nan : « Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ » . « Tri kỉ » là người bạn thân thiết hiểu rất rõ về ta. Vất vả nguy nan đã gắn kết những người đồng chí khiến họ trở thành những người bạn tâm giao gắn bó. Hình ảnh thật giản dị nhưng xúc động.
- Với caí chung và cái riêng ấy , họ đã trở thành « đồng chí ». Từ « Đồng chí » được đặt thành cả một dòng thơ tạo hơi thở trầm lắng thiêng liêng. Nó như một nốt nhấn mạnh sự thiêng liêng cao cả trong tình cảm mới mẻ này. Nó đã lí giải ví so những người lính từ bốn phươn g trời lại tụ họp về đây thân thiết gắn bó như máu thịt. Khi họ gọi nhau bằng tiếng đồng chí họ không chỉ còn là người nông dân nghèo đói lam lũ , mà họ trở thành anh em trong cả một cộng đồng với một lí tưởng cao cả vì đất nước quên thân để tạo nên sự hồi sinh cho quê hương cho dân tộc.
=> Đoạn thơ gây ấn tượng với một tình cảm giai cấp mà lên , từ lí tưởng mà có.